"Không để ai bị quên và không để cái gì bị lãng quên"
Sau chuyến đi đặc biệt này, mình mới thấm câu nói bà nội thường trả lời mình mỗi khi nghe một phép so sánh giữa "Ta và Họ":
Đất nước họ làm gì có chiến tranh đâu... mình khổ lắm!
Ngày thứ 4 trong cuộc hành trình của mình vòng quanh Hà Giang - Tây Bắc cùng team xuyên Việt Gody sẽ là buổi học lịch sử đáng nhớ nhất trong đời mình... Do chuyến đi được quyết định bởi tất cả các thành viên, sáng 30/3 cả đoàn rời Homestay tại trung tâm Hà Giang sau một đêm nghỉ lại thẳng tiến Thác Số 6 do nhân viên ở homestay gợi ý, đây là một điểm suối - thác khá được ưa chuộng bởi người dân địaphương nơi đây cũng như khách du lịch nước ngoài.
Thác số 6 nằm ở huyện Phương Độ - Hà Giang nhưng chúng mình lại đi nhầm đường lên Thanh Thuỷ, Vị Xuyên Hà Giang. Tức chúng mình đã đi hướng thẳng về phía biên giới Việt - Trung. Con đường ngút ngàn màu xanh, đoàn Gody băng qua những con đường xuyên bảng xuyên làng dân tộc Tày, những tán cọ trên đồi, ruộng bậc thang đã bắt đầu lên đòng đòng đều tắp, xanh mướt, nhà sàn với ao cá và vườn tược thể hiện nếp sống đặc sắc và no đủ của đồng bào Tày nơi đây. Tất cả hài hoà trong nét đẹp của bản sắc dân tộc và sắc màu của từ cuộc sống hiện đại miền xuôi như điện - đường - trường - trạm cũng được trang bị đầy đủ. Bản làng ở đây thật trù phú và giàu đẹp, do mải chạy theo chỉ dẫn của dân địa phương nhưng không rõ vị trí của Thác Số 6 nên đoàn chạy lên đến nơi tập kết hàng chờ xuất khẩu ở địa phận biên giới.
Cả đoàn quyết định ngừng chân để dùng cơm trưa và chuyển hướng sang thăm hang Làng Lò. Vô tình đi về hướng hang Làng Lò mà cả nhóm chạy lên được tới Cao Điểm 468 -một trong những cao điểm đổ máu khủng khiếp nhất trong triến tranh biên giới Việt Trung đau thương những năm 74-89 tại xã Thanh Thuỷ. Nơi này trong lịch sử chiến đấu, nhân dân Việt Nam không thể nào quên những chiến trường khốc liệt như "đồi thịt băm", "lò vôi thế kỷ" hay "thung lũng gọi hồn"v.v... Tại đây để tưởng niệm những người lính ở độ tuổi còn rất trẻ, chiến đấu anh dũng đẩy lùi quân xâm lược Trung Quốc giành lại những ngọn núi thuộc về đất mẹ một đài tưởng niệm đã được thành lập rất trang trọng ngay trên đỉnh đồi nhìn về chiến trường xưa, phía xa xa trong tầm mắt là biên giới bằng tường thành vững chãi của Trung Quốc, xưa kia chúng nã súng ngày đêm không cây cối nào mọc nổi nên có nơi trắng xoá mịt mù như "lò vôi". Tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ đồng bào dân tộc ngoan cường thể hiện qua câu khẩu hiệu "sống bám đá - chết hoá đá - thành bất tử" khắc trên báng súng, ngay dưới thung lũng nơi đài tưởng niệm nhìn xuống, là nơi hơn 1200 con người đã để lại máu thịt hoà thành vòng biên giới máu giữ gìn bờ cõi non sông, 10 năm chiến đấu đập tan âm mưu xâm lược của Trung Quốc nhằm thôn tính Việt Nam qua nơi biên giới hiểm trở Hà Giang.
Được gặp và tiếp xúc với một đoàn các chú các bác chiến sĩ về thăm chiến trường xưa, tận mắt thấy, tận tai nghe bởi chính những con người sống cùng những năm tháng hào hùng bi tráng ấy cảm giác như giây phút hào hùng và ác liệt năm xưa chảy vào mọi giác quan của mình...
Phía trên cao ngọn đồi 468, năm xưa quân Trung Quốc chiếm đóng, từ trên chỏm núi cao quân Trung Quốc tràn qua như biển người, xả súng điên cuồng xuống thung lũng, hơn 100 trận đánh ác liệt và 2500 huân chương được ghi nhận. Tất cả mọi thứ theo lời kể như một đoạn phim lịch sử chân thật trần trụi... tiết học lịch sử này thật sự là một bài học về tinh thần yêu nước quá lớn và quá bất ngờ đối với mình trong chuyến đi này! Những con người này chưa bao giờ bị lãng quên, họ luôn sống mãi trong lòng mọi thế hệ người Việt về sau!
Hang Làng Lò
Do nằm ngoài dự tính của chuyến đi nên cả nhóm không có nhiều thông tin về hang Làng Lò cho lắm, đường vào không thể hiện rõ trên maps nên cả nhóm loay hoay hỏi người dân địa phương mất một lúc thì mới vào được hang. Khi vào trong rồi mình mới nhận ra đây là một di tích lịch sử hơn là là một thắng cảnh! Hẳn nhiên các anh các chú trong suốt những năm bắn phá quá ác liệt đã hi sinh rất nhiều hoặc trú ẩn trong hang này. Sau này mình mới biết rằng đây cũng là một trong những cao điểm bắn phá ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cảm thấy quá nể phục tinh thần yêu nước bám đất mẹ của đồng bào người dân tộc thiểu số, không có họ ai sẽ bám đất bám biên giữ cho nước non vững bền. Hi vọng những thắng cảnh tâm linh - lịch sử này sẽ được chú ý nhiều hơn, bởi những nơi mình đã được ghé thăm ngày hôm nay cho mình thấy một trong những thứ đẹp nhất: lòng yêu nước.
Tìm hiểu thêm về chiến tranh biên giới Vị Xuyên và các cao điểm : https://m.danviet.vn/que-nha/nhung-cao-diem-ghe-ron-o-chien-truong-vi-xuyen-nam-xua-673848.html
Thác số 6
Là điểm dã ngoại ưa thích của ng dân Hà Giang và các tỉnh lân cận. Nơi này không có khách du lịch nhiều, chủ yếu là các bạn tây đến phơi nắng và dân địa phương đến ăn đặc sản.
Suối dưới thác nước trong và mát, thường các đoàn đi thăm di tích chiến tranh và chiến trường xưa hay đến thác để dùng cơm.
Ở đây có cơm gà thả đồi rất ngon, ngày đoàn đến quá đông cả team chỉ ăn cơm đơn giản với món gà luộc mà khó quên không tưởng, thác khá sâu và nước lạnh nên có thể gây nguy hiểm khi bơi. Các bạn có dịp đến đây và ghé ngang khi bơi lội nhớ trang bị áo phao cẩn thận nhé. Bật mí thêm nếu bạn đi dọc ven suối lên phía ngọn đồi bên tay phải, ngọn đồi này cấu tạo từ một loại đá khá lạ mắt với mình vì đá lấp lánh như phấn trang đánh mắt của phụ nữ, tay rờ vào sẽ dây màu lấp lánh như một lớp kim tuyến mịn lấp lánh trên làn da.
hà giangvị xuyênhà giangxuyên việt cùng godyXuyên Việt
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
"Giang hồ ba bữa buồn một bữa,
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giày, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng, bụi mù tung
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ là giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà..."
Giang Hồ - Phạm Hữu Quang
"Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 - 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử." - wikipedia