"Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 - 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử." - wikipedia
Đoàn đến Ninh Bình vào buổi tối muộn, mọi người nhận phòng tại Homestay Hang Múa. Đây là một homestay khép kín với đầy đủ dịch vụ phòng tập thể, phòng gia đình, ẩm thực và cả một hồ bơi xanh mát để giải nhiệt ngày nắng Ninh Bình.Do nằm ở khu vực chiêm trũng nên hầu hết khu vực Hang Múa, Tam Cốc Bích Động, Tràng An Bái Đính đều nằm trong vùng ngập nước, phù hợp trồng lúa nhiều vụ trong năm.
Nơi đầu tiên chúng mình cùng đi là Hang Múa, hang Múa tương truyền khi xưa vua Đinh Bộ Lĩnh thường đến đây nghe các vũ nữ ca múa giải trí nên có tên gọi như thế. Hiện nay quần thể du lịch Hang Múa nằm trong khu resort dưới chân núi, khách tham quan mua vé giá 100.000vnd/ người để lên đỉnh Hang Múa khám phá vẻ đẹp non nước Ninh Bình từ trên cao.
Đường vào hang Múa rất đẹp và xanh mát, giữa những cụm non bộ khổng lồ này là ruộng lúa, thời điểm nhóm mình đến lúa đã bắt đầu trổ đòng đòng thơm mát cả vùng trời. Thời tiết cuối tháng 3 của khu vực miền bắc trời khá nồm và ẩm, sương mù giăng từ sáng đến chiều nên phong cảnh thật hữu tình như lạc vào đất trời tiên cảnh. Đến đây mới hiểu được lý do Đinh Bộ Lĩnh yêu mến vùng đất này đến nỗi khi đã xưng vua, ông lập chiếu dời đô về Hoa Lư - Ninh Bình. Tuy nhiên, với những bạn yêu thích lưu giữ những bức hình đẹp thì sương mù gây khó khăn khi tác nghiệp nhen :)
Vì đã từng tham quan Ninh Bình khá nhiều lần, thậm chí mình đã từng tự khám phá toàn bộ vùng đầm nước ở khu vực Tam Cốc - Bích Động bằng SUP riêng nên lần này mình chọn ngồi một chỗ để cảm nhận không khí của nơi đây trong ngày sương mờ. Đến với Ninh Bình chỉ cần một chiếc xe đạp hoặc tự do tản bộ trên đôi chân thong thả khám phá mọi ngóc ngách len lỏi trên đường làng để thăm các đền thờ như đền Thái Vi, đền thờ Đinh Tiên Hoàng và tham quan các điểm đến lịch sử như Hoa Lư là một hoạt động chắc chắn phải tham gia.
Một điểm đến khác mà mình rất ấn tượng vì chưa được đặt chân đến là Am Tiên - Tiệt Tình Cốc. Nơi đây, năm xưa thái hậu Dương Vân Nga đã thoát tục quy y ở ẩn, thật là một lựa chọn hoàn hảo cho việc thức thần, bởi với không khí và cảnh vật thật yên bình, hùng vĩ nhưng tinh tế như một hòn non bộ vĩ đại, nơi con người dù xuất thân ra sao cũng bỗng hoá bé nhỏ, nương nép tâm hồn vào những tảng đá vôi khổng lồ, thiên tạo mà như chiều lòng người.
Quả thực sự lựa chọn của bậc Thái - Hoàng hậu vang danh sử sách nhà Đinh và Tiền Lê thật tinh tường, không hổ danh bà hoàng của hai triều đại. Đến đây ôn lại sử sách những ngày đầu non nớt cửa nước Việt qua những giai thoại thật đúng với phong vị thăng trầm của lịch sử. Nếu có dịp quay lại, mình sẽ vẫn mang ván đến Ninh Bình mà khám phá Hạ Long trên cạn này trong vài ngày. Có những trải nghiệm mà tuổi trẻ nếu không thực hiện đi, không biết bao giờ mới có cơ hội biến giấc mơ thành hiện thực đúng không? Thật hạnh phúc nếu tâm hồn hoà nhịp vào mái chèo con nước mà len lỏi khắp mọi nơi trong tiên cảnh nơi này. Đừng bỏ lỡ nhé!
Để chào tạm biệt Ninh Bình, chúng mình ghé thăm điểm đến cuối cùng là nhà thờ Phát Diệm. Đây là nhà thờ mà người Pháp lập nên đầu tiên để thực hiện việc truyền giáo ở Việt Nam. Dù trong lịch sử đó không phải là một điểm nhấn chói loá nhưng đây chính là nơi ghi dấu chân và ảnh hưởng của người Pháp trong hơn 100 năm dưới chính quyền thực dân sau đó.
Ngươì Pháp tài ba nổi danh với những tinh hoa kiến trúc và văn hoá sâu đậm thì đây đúng là minh chứng cho sự tài hoa của nghệ thuật kiến trúc Pháp! Họ mang nét Pháp quốc về những thuộc địa lân bang và hoà trộn với phong cách bản sắc riêng của từng vùng, cuối cùng cho ra trường phái kiến trúc thuộc địa vang danh toàn cõi Đông Dương khiến bao người phải mê mệt trầm trồ bởi tính thực tiễn cao, nét mỹ thuật nho nhã phóng khoáng phù hợp với vùng Đông Dương nóng ẩm. Thế nhưng chúng ta thấy ở Phát Diệm là một công trình tôn giáo có một không hai như một món quà người Pháp công giáo tặng riêng cho người Việt mộ đạo : Tinh hoa kiến trúc Việt hoà hợp nho nhã với trường phái Ba rốc ấn tượng của tây phương thời bấy giờ. Công trình hoàn mỹ tuy không quá to lớn nhưng đáp ứng mọi mặt phong thuỷ trong thuật phong thuỷ của người Á đông : sau có núi, trước có nước có sông.
Chính toà là một kiệt tác bằng gỗ mít cùng 5 nhà nguyện xung quanh trong đó có nhà nguyện trái tim của đức Jesus là được trang hoàng hoàn toàn bằng gỗ lim. Tất cả đều được chạm khắc tinh xảo, nước gỗ qua nhiều năm tháng bể dâu vẫn ánh lên sáng bóng, như tấm lòng người công giáo dành cho đức Jesus toàn năng.
Không những chỉ nhà thờ Phát Diệm mà cả những nhà thờ sau này được thành lập trong khu vực xung quanh cũng mang nét kiến trúc vô cùng tây phương : tinh xảo - cầu kỳ - chi tiết đến ngỡ ngàng.
Hãy một lần nữa trở lại với Ninh Bình vào một ngày đẹp trời, thả mình trong những vòng xe ngập mùi lúa chín, tự tay khua mái chèo bởi chính vòng tay của mình và mở trang lịch sử ôn lại câu chuyện khai quốc hào hùng của Đinh Tiên Hoàng. Cùng nhau đến Phát Diệm để chiêm ngưỡng viên ngọc kết tinh từ sự giao thoa của văn hoá con người Việt Nam trong giai đoạn du nhập tôn giáo mới từ phương Tây với sự thành kính, tôn sùng đấng thiên chúa vĩ đại trong giờ nguyện cầu của các giáo dân đạo dòng.
Động Am Tiênhoa lưCố đô Hoa Lư (Hoa Lu monument)Tam Cốc - Bích ĐộngTràng Anninh bìnhxuyên việt cùng godyXuyên Việt
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
"Giang hồ ba bữa buồn một bữa,
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giày, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng, bụi mù tung
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ là giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà..."
Giang Hồ - Phạm Hữu Quang
"Không để ai bị quên và không để cái gì bị lãng quên"
Sau chuyến đi đặc biệt này, mình mới thấm câu nói bà nội thường trả lời mình mỗi khi nghe một phép so sánh giữa "Ta và Họ":
Đất nước họ làm gì có chiến tranh đâu... mình khổ lắm!