Sau khi rời Tây Bắc và bỏ tuyến thăm Điện Biên, cả đoàn đến với Mộc Châu.
Bắt đầu từ địa phận này, đồi chè hiện hữu khắp nơi, băng ngang qua đồi chè của công ty chè Mộc Châu cả nhóm dừng chân và tham quan. Nơi này chè được cắt bằng máy mỗi tháng/lần để thu hoạch và sấy. Sau đó xuất khẩu. Chè này là loại chè oloong có nguồn gốc từ Đài Loan mang về trồng ở bản địa. Thực ra sau khi đi vào đồi chè trái tim thì mình mới hiểu oloong tiêu chuẩn (không thể so với oloong trồng ở Đài Loan) phải được hái bằng tay, cho mọc chồi tự nhiên chứ không phun xịt thuốc.
Tiêu chuẩn để xuất khẩu thì trà oloong phải được hái bằng tay, 2 lá 1 búp sau đó chủ vườn chè (người Đài Loan đầu tư) cho công nhân đi thu hoạch và sấy theo công nghệ khép kín. Xuất khẩu về Đài Loan 100% chứ không bán ra thị trường nội địa.
May mắn khi ghé nông trường Mộc Châu lần này là mình được tận mắt nhìn thấy các công nhân hái chè làm việc (bởi không phải ngày nào cũng hái). Theo quan sát, người sử dụng lao động rất tạo điều kiện cho bà con dân tộc thiểu số và những người khuyết tật, không khí lao động rất tất bật bởi thời gian là vàng ở đây.
Chè phải được thu hoạch ngay lúc rộ, búp chè phải theo chuẩn 2 lá 1 búp nguyên vẹn, mỗi kg trà công hái là 3 nghìn đồng nên thời gian được tận dụng triệt để bởi đôi tay thoăn thoắt nhanh như máy cắt của các công nhân hái chè. Người thạo việc ở đây có thể thu hoạch lên đến 50-60kg búp trà mỗi ngày.
Đêm ở Mộc Châu se lạnh như Đà Lạt bởi khí hậu ở đây khá tương đồng - một ngày có 4 mùa trong năm. Ngay nơi mình ở là cửa rừng thông Bản Áng. Nơi này đang được thương mại hoá khá mạnh mẽ và có cả sân golf để giải trí. Thật lòng đánh giá thì không mấy đặc sắc lắm trừ khi bạn có ý định vào rừng thông cắm trại, nghe nhạc và đọc sách thì đây có vẻ là một nơi lý tưởng lắm thay.
Trong khuôn viên Rừng Thông Bản Áng, chúng mình có ghé thăm trang trại trồng dâu, dâu ở đây vẫn trồng trên mặt đất phủ bạt chứ chưa tiên tiến trồng thuỷ canh để giữ quả dâu sạch như Đà Lạt. Tuy nhiên, chất lượng dâu rất tuyệt, thịt dâu như tan vào miệng và ngọt thanh trong lành như một thức trái cây ngọt lành hiếm hoi.
Khi đi dạo quanh Bản Áng, mình có xuống nơi canh tác hoa màu ngắn ngày của nông dân tại nông trường. Nơi này khí hậu và thổ nhưỡng vô cùng phù hợp cho các loại rau, củ, quả ưa khí hậu ôn đới và các giống hoa màu năng suất cao. Người dân tộc ở đây sinh sống như người Kinh miền xuôi, trừ nhà ở sẽ là nhà sàn kiểu của dân tộc Thái/Tày. Nông dân ở đây rất nhiệt tình và thân thiện với khách du lịch. Tiếc rằng lần này mình vẫn chưa có cơ hội đi xem Hoa Ban/Đaò/Mận nở rộ dù đã đi xuống tận Vân Hồ - Lóng Luôn, đành hẹn lại với hoa cỏ đất trời Tây Bắc vào một dịp gần nhất để được ngẩn ngơ vậy :)
Trong ngày, cả đoàn sẽ xuôi về vùng đất chiêm trũng Ninh Bình, giã từ cao nguyên phía Bắc hùng vĩ và đầy sắc hoa. Hẹn gặp lại nhé đất trời cao nguyên nơi địa đầu tổ quốc!
Đồi chè Long Cốc (Long Cốc Tea Plantation)Điện biênhà giangmộc châuCao nguyên Mộc Châuxuyên việt cùng godyXuyên Việt
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
"Giang hồ ba bữa buồn một bữa,
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giày, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng, bụi mù tung
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ là giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà..."
Giang Hồ - Phạm Hữu Quang
"Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 - 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử." - wikipedia
"Không để ai bị quên và không để cái gì bị lãng quên"
Sau chuyến đi đặc biệt này, mình mới thấm câu nói bà nội thường trả lời mình mỗi khi nghe một phép so sánh giữa "Ta và Họ":
Đất nước họ làm gì có chiến tranh đâu... mình khổ lắm!