Tồn tại gần 100 năm nay giữa lòng Sài Gòn, tòa biệt thự bề thế của gia tộc họ Hứa vẫn luôn ẩn chứa những điều bí ẩn khiến không ít người tò mò lẫn sợ hãi mỗi khi nhắc đến những giai thoại gắn với nơi này.
Tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính (quận 1, TP HCM), tòa biệt thự nguy nga, cổ kính của ông Hứa Bổn Hòa (1845-1901) nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, từ hơn 100 năm qua xuất hiện lời đồn thổi có ma, liên quan tới cô con gái duy nhất của đại phú hào họ Hứa.
Không chỉ là lời đồn thổi, bộ phim “Con ma nhà họ Hứa”chiếu các rạp tại TP HCM, thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người, suốt nhiều năm. Cho đến nay, câu chuyện này vẫn còn là một điều bí ẩn.
Chú Hỏa (1845-1901) nổi lên như một thương gia tài giỏi và giàu có bậc nhất đất Sài Gòn, ông được dân gian tôn vinh là một trong tứ đại hào phú: "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa" (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và Chú Hỏa - Hui Bon Hoa).
Có rất nhiều giai thoại xung quanh gia đình của vị thương gia gốc Hoa này, thế nhưng có lẽ giai thoại nổi tiếng nhất và khiến người Sài Gòn luôn hoài nghi mỗi khi nhắc đến đó chính là: con ma nhà họ Hứa - tấn bi kịch của cô tiểu thư xinh đẹp Hứa Tiểu Lan.
Chú Hỏa có 3 người con trai và một cô con gái út xinh đẹp tên là Hứa Tiểu Lan. Vốn rất yêu thương cô con gái út, nên khi vị tiểu thư này mắc phải căn bệnh phong cùi, chú Hỏa đã tốn không biết bao nhiêu tiền của để chữa chạy cho con. Thế nhưng y học thời bấy giờ chưa phát triển, căn bệnh của Tiểu Lan xem như vô phương cứu chữa.
Nhằm không muốn để lộ việc con gái mình bị bệnh phong cùi, ông Hứa đã giam lỏng tiểu thư trong một căn phòng tối trên tầng cao nhất của tòa biệt thự. Hàng ngày, kẻ ăn người ở trong nhà luân phiên nhau đem cơm nước, quần áo cho tiểu thư thông qua một khe cửa. Và đặc biệt tất cả đầy tớ đều phải đi lùi và không được nhìn tiểu thư.
Chẳng ai biết căn nhà của cô gái trẻ nằm ở đâu trong 3 ngôi nhà này
Vốn là một tiểu thư đài các, bỗng nhiên biến thành một quái nhân ghẻ lở khắp người, bị đẩy vào một căn phòng tách biệt với xã hội, tiểu thư họ Hứa không ngừng gào khóc trong vô vọng. Người Sài Gòn thời đó mỗi lần đi ngang qua tòa biệt thự thường cố đi thật nhanh và không dám nhìn lên căn phòng tối ấy vì sợ gặp phải ánh mắt ghê rợn của tiểu thư.
Thời gian trôi đi, cô tiểu thư cũng qua đời. Vì thương nhớ con gái, muốn tạo cảm giác như đứa con yêu thương vẫn còn sống bên mình, Chú Hỏa không khâm liệm, mà đặt thi hài tiểu thư trong một quan tài bằng đá, nắp đậy là một tấm kính dày 5cm. Hàng ngày vẫn có một bà vú mang thức ăn lên phòng như khi Tiểu Lan còn sống.
Vào ngày giỗ đầu của tiểu thư, Chú Hỏa đặt may một bộ áo đầm trắng, mua con búp bê biết nháy mắt và một dĩa cơm gà để cúng. Sau khi khách ra về, bà vú lên phòng dọn dẹp như thường lệ, thì bỗng nhiên bà hét lớn rồi chạy như ma đuổi xuống dưới, miệng liên tục nói: "Cô chủ về! Cô chủ về!".
Trong căn phòng âm u, nắp hòm bằng kính bị mở ra, con búp bê đứng hẳn trên lồng kính, đôi mắt nháy lia lịa, còn dĩa cơm thì đã vơi đi phân nửa, dù các cửa phòng vẫn khóa chặt từ lúc sáng. Biết có điềm không lành, gia đình họ Hứa đã bí mật đem thi hài tiểu thư chôn ở một nơi cách xa thành phố. Và kể từ đó, mỗi khi đêm về người ta lại nghe thấy những tiếng khóc than ghê rợn phát ra từ phía căn phòng tối của cô tiểu thư xấu số.
Trải qua thời gian gia tộc họ Hứa di tản sang Pháp để sinh sống. Ngôi dinh thự này được quân Giải phóng vào tiếp quản, đến năm 1987 thì dùng làm nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
Tất cả các căn phòng trong biệt thự được tận dụng làm phòng triển lãm, tuy nhiên vẫn có một số căn phòng được đóng kín không sử dụng và dán niêm phong cẩn thận. Và giờ hoạt động của Bảo tàng khá ngắn, từ 9h đến 17h mỗi ngày.
Đến đây ngoài ngắm tranh, thực sự các bạn có thể sống ảo cháy máy.
Ở đây có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật từ tranh vẽ, điêu khắc, đồ gốm đều là tuyệt tác.
Ta dễ dàng nhận ra phòng trưng bày dành cho Họa sĩ Nguyễn Gia Trí, không khỏi đau lòng trước hiện trạng bức tranh "Ngày xuân Trung Nam Bắc" không biết đến khi nào các cơ quan chức năng mới thôi thờ ơ trước những tuyệt tác về thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử... của nước mình?!
Nghĩ nó cũng buồn các bác ạ!
Sài Gòn
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Cứ nghe mọi người kể mãi về Đà Lạt, kể bằng tất cả tình yêu, kể về sự mê mẩn của nó với “Thành phố buồn” ấy. Và những ngày se lạnh cuối tháng 12, mình rời Hà Nội để tận mắt chứng kiến thành phố nọ, xem nó có giống như “truyền thuyết” hay không. Có lẽ những dòng review của mình sẽ phù hợp cho những ai cũng lần đầu đến khám phá Thành phố này.
Đây là 1 trong những quá cafe mình ngồi từ rất lâu rồi, dạo gần đây vì làm gần nên thi thoảng cũng qua ngồi.
1 phong cách khá là hay ho, quán được mở trong 1 căn nhà cổ ở Hà Nội.
Ngôi trường cấp 3 yêu dấu kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, và lớp K23 Văn của tôi cũng tròn 10 năm. Vào những ngày này, ai không thể về thì thật đáng tiếc.
Bài viết này hơi mang tính cá nhân chút, nhưng thôi kệ, suy cho cùng đây cũng là nơi để chúng ta chia sẻ những chuyến đi của mình mà.
Và tôi đã có chuyến đi-đi để trở về!
Lúc đầu chỉ xác định vào Sài Gòn thôi, chứ chưa xác định sẽ đi thêm đâu nữa nên đặt vé cả đi cả về ở Sài Gòn.
Sau các bạn có đi mà có ý định từ Hà Nội vào Cần Thơ thì nhớ mua vé bay thẳng luôn đỡ phải mệt mỏi và mất thời gian như bọn mình nhé! hiu hiu
Khi đi dọc cung đường ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận đã may mắn được ngắm nhà máy phong điện Tuy Phong.
Sau đó mới biết Bạc Liêu cũng có 1 nhà máy phong điện nằm ven biển rất đẹp. Và chuyến đi miền Nam vừa rồi không quên cho nó vào những địa điểm "phải đến".
Đây là lần đầu mình đi ra nước ngoài, khá là lo lắng và nhiều bỡ ngỡ.
Nhưng sau chuyến đi thì mình cảm nhận là Bangkok cực kỳ thân thiện và dễ dàng cho khách du lịch.
Có cảm giác như kiểu người bản xứ rồi vậy :))
Trong lần tới Đà Nẵng mình đã quyết định dành thời gian tham quan đảo Cù Lao Chàm vì nghe mọi người nói nơi đó rất đẹp. Và quả thật mọi thứ đúng như mình kỳ vọng.