Blog Cao Bằng vùng đất có 1 trong 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới
cover

Cao Bằng vùng đất có 1 trong 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới

avatar
Nguyễn Thành Công dot Thứ 4, 13/02/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây, đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
1. Thời điểm thích hợp để đi du lịch Cao Bằng
Khí hậu Cao Bằng chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô khéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
*** Theo mình thì nên đi vào mùa mưa thì sẽ là đẹp nhất vì thác bản giốc sẽ mang vẻ đẹp dữ dội!
2.Những địa điểm nên đi ở Cao Bằng
a) Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh số một của Việt Nam và là thác lớn thứ 4 thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia, sau Niagra (Canada - Hoa Kỳ), Victoria (Zambia – Zimbabwe) và Iguazu (Brazil – Argentina).
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn (歸春河, âm Hán Việt là “Quy Xuân hà”). Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, cách trung tâm huyện khoảng 20 km.
hình ảnh
hình ảnh
Tuy Việt Nam mình chỉ có phần nhỏ của thác với phần lớn thuộc về Trung Quốc nhưng cảnh quan thật là say đắm lòng người.
b) Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc
Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt trên diện tích 3 ha do UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt. Được khởi công từ tháng 6/2013, chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc gồm các hạng mục chính: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ.
Tại đây còn có đền thờ vị anh hùng Nùng Trí Cao – một nhân vật, biểu tượng Văn hoá thế kỷ XI tại Cao Bằng.
hình ảnh
hình ảnh
c) Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen hay còn gọi là hồ Đuôi Ong là một hồ nước tự nhiên được hình thành bởi các dòng sông ngầm và hang cacxtơ, Hồ Thang Hen nằm lọt thỏm giữa thung lũng bao quanh là các dãy núi đá vôi tại xã Quốc Toản huyện Trà Lĩnh. Hồ có độ cao so với mực nước biển trên 1000m và có chiều rộng 100-200m chiều dài 500-1000m tùy theo mực nước mùa khô và mùa mưa. Vào mùa mưa nước hồ không đổi màu vẫn trong xanh như thường lệ.
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
d) Sông Quây Sơn
Dòng sông Quây Sơn bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc chảy qua lãnh thổ Việt Nam gần bên cửa khẩu Pò Peo, huyện Trùng Khánh. Đoạn sông bắt qua Việt Nam dài 49 km.Tại Trung Quốc, dòng sông được ví như một đứa con không nỡ rời xa mẹ Trung Quốc của mình và được ca ngợi là một "sông yêu nước".
hình ảnh
e) Động Ngườm Ngao
Cách thác Bản Giốc không xa, Động Ngườm Ngao với hệ thống thạch nhũ và măng đá kỳ thú. Đây là hang động đã được xếp vào hàng đẹp nhất Việt Nam.
Đường tham quan trong Ngườm Ngao dài khoảng 2 km, vào bằng cửa Ngườm Lồm và ra bằng cửa Ngườm Ngao. Lối đi này trải bê tông, có đèn sáng. Tuy nhiên, đường đi này bị đứt quãng ở đoạn giữa hang - nơi trần hang cao nhất.
hình ảnh
hình ảnh
f) Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
Cách TP Cao Bằng 55 km về phía bắc, di tích Pắc Bó nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Đây là một di tích cách mạng nổi tiếng ở địa đầu tổ quốc, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và trực tiếp lãnh đạo cuộc mạng của dân tộc.
hình ảnh
hình ảnh
g) Suối Lê Nin, núi Các Mác
Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 52 km về phía Bắc, là một cái tên không còn xa lạ, là nơi nổi tiếng gắn liền với các câu chuyện về Bác Hồ. Không chỉ là quần thể di tích cách mạng nổi tiếng, nơi đây sở hữu một vẻ đẹp như chốn “bồng lai tiên cảnh”.
Tuy nhiên vào mùa mưa dường như nơi đây khoác lên mình một chiếc áo khác, một vẻ đẹp dữ dội của một con rồng thức giấc.
hình ảnh
hình ảnh
h) Hang Cốc Bó
Hang Cốc Bó (trong tiếng Nùng, Cốc Bó có nghĩa là “đầu nguồn”) là một hang đá nằm bên sườn núi Các Mác, ở gần chỗ dòng nước chảy ngầm ra từ trong núi thành suối Lê Nin địa thế hiểm trở. Trong lòng hang tối tăm, ẩm tấp, nhỏ hẹp và lạnh, nằm sâu trong khe núi, thời đó không mấy ai để ý tới.
Trong hang còn lại chiếc giường Bác nằm nghỉ và cũng là chỗ làm việc của Bác. Đó là tấm ván cũ, đã nức nẻ. Sâu bên trong là tượng Các Mác bằng thạch nhũ mà năm xưa Bác Hồ đã đặt tên.
hình ảnh
i) Đèo Mã Phục
Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường QL3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km. Thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh.
Đèo Mã Phục cao khoảng 620 m (để lên tới đỉnh phải vượt qua bảy vòng dốc). Đường đèo không rộng và cũng không quá nguy hiểm lắm, phía Nam con đèo đường vòng vèo lên dốc tới 4 tầng, nhưng khi lên tới đỉnh đèo thì phía Bắc chỉ có 2 cái dốc với một khúc cua, đổ dốc phía Bắc là vào địa phận huyện Trùng Khánh.
hình ảnh
j) Làng rèn Phúc Sen
Người Nùng An ở Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có nghề rèn. Nghề rèn đã xuất hiện ở Xã Phúc Sen cách đây rất lâu (chưa biết cụ thể là bao lâu, nhưng chắc chắn trên 200 năm). Có thể nói đây là một trong những làng nghề độc đáo nhất ở tỉnh Cao Bằng cũng như ở cả Việt Nam. Cũng chính vì có nghề rèn độc đáo này mà hàng năm lượng khách du lịch đến với xã Phúc Sen tương đối lớn, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
hình ảnh
k) Di tích mộ anh hùng liệt sỹ Kim Đồng
Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1929. Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Thuỷ, Thuỷ Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng.
5 giờ sáng ngày 15/2/1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của ban Việt Minh, khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng, Kim Đồng bị trúng đạn và đã hy sinh, khi đó vừa tròn 14 tuổi.
hình ảnh


Khu di tích lịch sử Pác Bó Động Ngườm Ngao Hồ Thang Hen Chùa Phật Tích Thác Bản Giốc cao bằng

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 8/01/2023
Love
13 Bình luận
avatar
Nguyễn Thành Công

Không quan trọng là đi với ai mà quan trọng là đi đâu!

0 Quốc gia
23 Tỉnh thành
6 Người theo dõi
4 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Nguyễn Thành Công thác bản giốc quả danh bất hư truyền
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Tam Đảo hay gọi theo cách dân phượt là 3D: nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 80km, nơi đây được người Pháp phát hiện và tiến hành cải tạo từ những năm cuối thế kỷ XIX.Thị trấn Tam Đảo được bao bọc bởi rừng nguyên sinh Quốc gia Tam Đảo, có khí hậu trong sạch, mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 18°C.
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nước ta. Hải Dương cách Hà Nội 57km về phía đông và cách thành phố Hải Phòng 45km về phía tây. Phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Đông giáp Hải Phòng, phía Tây giáp Bắc Ninh và phía Nam giáp Thái Bình. Hải Dương nổi tiếng với hàng trăm khu di tích văn hóa lịch sử: Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh…
Ninh Bình đang là một điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc chỉ cách Hà Nội tầm 100km. Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 – 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Hiện nay, Ninh Bình sở hữu 2 khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Mù Cang Chải là một thị trấn miền núi nhỏ thuộc phía Tây, tỉnh Yên Bái cách Hà Nội khoảng 300km. Đến Mù Cang Chải bạn sẽ được đắm chìm trong cảnh sắc vàng của nắng và lúa. Ngắm nhìn “biển vàng” của cánh đồng lúa đang cuồn cuộn tỏa hương giữa đất trời bao la.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía Bắc, Hà Giang giáp Vân Nam và Quảng Tây. Hà Giang là điểm đến mang sắc thái của miền sơn cước núi rừng trùng điệp như một bức tranh thủy mặc