Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nước ta. Hải Dương cách Hà Nội 57km về phía đông và cách thành phố Hải Phòng 45km về phía tây. Phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Đông giáp Hải Phòng, phía Tây giáp Bắc Ninh và phía Nam giáp Thái Bình. Hải Dương nổi tiếng với hàng trăm khu di tích văn hóa lịch sử: Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh…
1/ Thời điểm du lịch Hải Dương thích hợp nhất
Khí hậu tại Hải Dương mang đậm nét của khí hậu Bắc Bộ với 4 mùa trong năm. Nếu bạn muốn thưởng thức những trái cây tươi ngon được hái trực tiếp trên cành thì hãy tới đây vào mùa hè, còn không thời tiết mùa thu với nắng nhẹ dịu, không khí không quá oi nóng là thời điểm thích hợp nhất để du lịch Hải Dương.
2/ Phương tiện di chuyển tới Hải Dương
+) Xe khách
Nếu di chuyển bằng xe khách, từ Hà Nội bạn có thể mua vé tại bến xe Gia Lâm – Hải Dương, cứ 15 phút/chuyến xuất bến. Đến bến xe Hải Dương bạn có thể thuê xe ôm, taxi để di chuyển đến các điểm tham quan trong tỉnh.
+) Xe bus
Từ Hà Nội – Hải Dương cứ 15 phút có 1 chuyến xe bus xuất bến. Thời gian hoạt động là từ: 5h00 – 19h00.
+) Xe máy
Với vị trí địa lý rất thuận lợi và cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện bạn có thể dễ dàng di chuyển tới Hải Dương bằng xe máy.
Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội thì các bạn đi theo đường Quốc lộ 5.
3/ Địa điểm tham quan và vui chơi tại Hải Dương
A) Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc là một thung lũng ở giữa được vây quanh 3 phía bởi dãy núi Rồng. Phía trước đền có cổng lớn, cửa vào nguy nga đồ sộ. Trên cổng có đề chữ “Hưng thiên vô cực”, dưới có 5 chữ “Trần Hưng Đạo Vương từ”.
Vào năm 2006 tại đền Kiếp Bạc chính quyền tỉnh Hải Dương chính thức công nhận hình thức sinh hoạt tín ngưỡng lên đồng. Những người theo tín ngưỡng này thờ Thánh Trần còn được còn được gọi là Thanh đồng. Và ngày nay tại nơi đây hoạt động tín ngưỡng này được diễn ra thường xuyên và phổ biến rộng rãi hơn.
b) Khu danh thắng Côn Sơn
Khu danh thắng Côn Sơn nằm ở giữa hai dãy núi nổi tiếng thuộc tỉnh Hải Dương là Phượng Hoàng và Kỳ Lân. Tại đây có đầy đủ núi non, chùa triền, tháp, rừng thông bao phủ quanh. Ngày xưa dưới thời nhà Trần Côn Sơn đã là một trong 3 trung tâm của thiền phái Trúc Lâm. Danh thắng nổi tiếng Hải Dương này gắn bó với biết bao tên tuổi danh dân văn hóa, danh nhân lịch sử của đất nước ta như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Huyền Quang. Khi còn sống bác Hồ cũng đã từng ghé thăm nơi đây và đọc bia đá về Nguyễn Trãi. Côn Sơn còn là nơi lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa thời Trần như: Chùa Côn Sơn, bàn cờ tiên, giếng ngọc, thạch bàn…
c) Đảo cò Chi Lăng Nam
Khu sinh thái đảo cò Chi Lăng Nam với tổng diện tích lên tới gần 32ha, đây cũng là ngôi nhà chung của rất nhiều loại cò, vạc và chim nước quý. Trong đảo có hồ An Dương là nơi sinh sống của nhiều loại cá quý hiếm như nheo, vược, chạch,…. Ngày nay ở đảo cò có khoảng 16.000 con cò và khoảng trên 6.000 con vạc sinh sống. Cứ tới khoảng tháng 9 hàng năm là chúng lại tụ hội về đây đẻ trứng và kiếm ăn. Theo nhịp thời gian đây trở thành khu du lịch sinh thái nổi tiếng ở Hải Dương.
d) Văn miếu Mao Điền
Văn miếu Mao Điền thờ Khổng tử và tôn vinh các bậc nho học đại diện cho truyền thống hiếu học của tỉnh Hải Dương. Văn miếu được xây dựng dưới thời Lê Sơ tức là khoảng thế kỷ XV, tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng nay thuộc xã Vĩnh Tuy, Bình Giang. Toàn bộ khu văn miếu gồm có 5 gian bái đường, 3 gian chính tẩm đặt trên một gò đất cao.
Trong giai đoạn từ 1947 – 1948 giặc Pháp chiếm đóng và lập quận Mao Điền. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nơi đây được dùng để làm kho chứa lương thực và vật tư của nhà nước. Do chiến tranh tàn phá nên từ những năm 1980 – 1990 văn miếu bị xuống cấp trầm trọng, hầu hết đồ thờ tự bị thất lạc hoặc phá hủy. Năm 1991 nhân dân trong vùng đã quyên góp và tu bổ lại văn miếu. Năm 1992 Văn miếu Mao Điền được cấp chứng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
*** Đặc sản Hải Dương
+) Bánh đậu xanh
+) Bánh gai
+) Vải Thiều