Blog HÀ GIANG MẢNH ĐẤT KHÔNG THỂ KHÔNG QUAY LẠI
cover

HÀ GIANG MẢNH ĐẤT KHÔNG THỂ KHÔNG QUAY LẠI

avatar
Nguyễn Thành Công dot Thứ 5, 31/01/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía Bắc, Hà Giang giáp Vân Nam và Quảng Tây.
Hà Giang là điểm đến mang sắc thái của miền sơn cước núi rừng trùng điệp như một bức tranh thủy mặc
1.Phố cổ Đồng Văn: Phố cổ Đồng Văn nằm lọt thỏm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao bọc xung quanh. Khu phố cổ vẻn vẹn 40 nóc nhà nằm xếp vào nhau dưới núi đá là điểm nhấn của miền đất địa đầu Tổ quốc này.
Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang và có lịch sử phát triển về kiến trúc, văn hóa hàng trăm năm. Những năm 1880, khi chiếm đóng khu vực này, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn (cũ), xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.
2.Dinh thự vua Mèo: Hay còn có tên gọi khác là dinh thự họ Vương, nằm trên đỉnh một quả đồi nhỏ thuộc xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Đây là một gia tộc giàu có nhất vùng thời trước. Dinh thự mang kiến trúc độc đáo, ảnh hưởng của ba nền kiến trúc: Trung Quốc, Pháp và của người dân tộc H'Mông. Khu dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993.
Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2, được khởi công vào năm 1919 và hoàn thành vào 9 năm sau đó tức 1928. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.
3.Thị trấn Phó Bảng: nằm sâu bên trong thung lũng cao nguyên đá, nơi bốn bề là núi. Con đường cứ vòng vèo mãi từ dãy núi này sang dãy núi khác, nắng cứ nhảy nhót nơi lưng chừng trời và thung lũng thăm thẳm không một bóng người cho mãi đến khi bất ngờ Phó Bảng hiện ra bằng một thung lũng hoa hồng. Giữa cao nguyên đá trơ trụi, những bông hoa hồng tỏa hương thơm dìu dịu khiến bạn thấy bất ngờ.
4.Rừng thông Yên Minh: Chạy qua xã Cán Tỷ, đi qua núi đôi Quảng Bạ khoảng 40 km, qua những cung đường ngoằn ngoèo sẽ tới rừng thông Yên Minh, nơi được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam. Nơi đây, những cây thông vươn cao vút giữa núi đồi rì rào sẽ khiến xao lòng lữ khách.
5.Cột cờ Lũng Cú: biểu tượng đánh dấu lãnh thổ Tổ quốc nơi cực Bắc. Nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
6.Đèo Mã Pí Lèng: Từ Đồng văn đi Mèo Vạc khoảng 20 km, đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc. Đây được biết đến là cung đường đẹp nhất vùng cao nguyên đá.
Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một “Tượng đài Địa chất”. Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ mà muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn một ngày đường.
Nếu tới Hà Giang một lần thử được cầm lái chạy xe chênh vênh giữa một bên là núi đá cao ngút trời, một bên là vực sâu thăm thẳm và ngắm nhìn dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải sẽ khiến bạn trải qua những cung bậc cảm xúc tuyệt vời.
7.Lũng Cẩm - Sủng Là: Làng văn hóa Lũng Cẩm thuộc xã Sủng Là huyện Đồng Văn. Ở Sủng Là, nơi nổi tiếng với nhiều cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ, có những ngôi nhà trình tường, lợp ngói âm dương nằm sát nhau, là nơi ở của 36 hộ dân tộc Mông, dân tộc Hán. Lũng Cẩm được lấy làm bối cảnh chính cho bộ phim "Chuyện của Pao", ngôi làng mang đậm nét văn hóa của dân tộc Mông.
8.Nhà của Pao: Chính là ngôi nhà của ông Mua Súa Páo. Ngôi nhà vốn thuộc tầng lớp quý tộc xưa của đồng bào người Mông ở cực Bắc của Tổ quốc. Ngôi nhà trình tường vững chãi gồm hai tầng, có một gian chính, và được chia thành nhiều phòng khác nhau: phòng khách, phòng ở, nhà kho, bếp, và một chuồng dùng để nuôi gia súc, gia cầm.
9.Cao nguyên đá Đồng Văn: Cao nguyên đá Đồng Văn là địa danh không còn xa lạ chút nào đối với ai biết đến Hà Giang. Đây là một trong những công viên địa chất mang những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của Trái Đất. cao nguyên đá Đồng Văn còn là nơi có cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo và lưu dấu nền văn hóa hết sức độc đáo của các dân tộc H'Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao.
10.Dốc Thẩm Mã: Dốc Thẩm Mã là con đường đèo uốn lượn nằm trên quốc lộ 4C chạy từ Hà Giang đến huyện Mèo Vạc. Đây là một cung đường quen thuộc cho những người trẻ yêu thích khám phá, thích chinh phục khi đến với mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Con dốc này đưa du khách đến được với cửa ngõ đầu tiên trên mảnh đất Đồng Văn- xã Phố Cáo cũng là một địa danh du lịch nổi tiếng trên khu vực cao nguyên đá.

Đồng văn Thung lũng Sủng Là Đèo Mã Pí Lèng Cột cờ Lũng Cú Rừng thông Yên Minh Thị trấn Phó Bảng Phố cổ Đồng Văn hà giang

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 8/01/2023
Love
11 Bình luận
avatar
Nguyễn Thành Công

Không quan trọng là đi với ai mà quan trọng là đi đâu!

0 Quốc gia
23 Tỉnh thành
6 Người theo dõi
4 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Nguyễn Thành Công HG theo mình là đẹp nhất miền bắc rồi ấy! mình đã đi 2 lần và đang tính mỗi năm đến đó 1 lần.:))
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Tam Đảo hay gọi theo cách dân phượt là 3D: nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 80km, nơi đây được người Pháp phát hiện và tiến hành cải tạo từ những năm cuối thế kỷ XIX.Thị trấn Tam Đảo được bao bọc bởi rừng nguyên sinh Quốc gia Tam Đảo, có khí hậu trong sạch, mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 18°C.
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nước ta. Hải Dương cách Hà Nội 57km về phía đông và cách thành phố Hải Phòng 45km về phía tây. Phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Đông giáp Hải Phòng, phía Tây giáp Bắc Ninh và phía Nam giáp Thái Bình. Hải Dương nổi tiếng với hàng trăm khu di tích văn hóa lịch sử: Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh…
Ninh Bình đang là một điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc chỉ cách Hà Nội tầm 100km. Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 – 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Hiện nay, Ninh Bình sở hữu 2 khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây, đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Mù Cang Chải là một thị trấn miền núi nhỏ thuộc phía Tây, tỉnh Yên Bái cách Hà Nội khoảng 300km. Đến Mù Cang Chải bạn sẽ được đắm chìm trong cảnh sắc vàng của nắng và lúa. Ngắm nhìn “biển vàng” của cánh đồng lúa đang cuồn cuộn tỏa hương giữa đất trời bao la.