Chia Sẻ Điểm Check In Sống Ảo Đẹp Sắc Hoa Và Tình Người Ở Hà Giang, Nếu Có Dịp Khám Phá Hà Giang Thì Đừng Bỏ Qua Các Điểm Đến Này Nhé.
Cuối tháng 11, đầu tháng 12 là mùa Hà Giang đẹp nhất với những cánh đồng hoa tam giác mạch nở rộ khắp núi đồi. Bên cạnh những điểm tham quan trong trung tâm thành phố, Hà Giang còn nổi tiếng với nhiều địa danh với các cung đường phượt tuyệt đẹp đang chờ khám phá.
Nhắc đến Hà Giang, người ta nghỉ ngay đến vẻ đẹp vừa hoang dại, vừa nên thơ mà lại rất dịu dàng của vùng đất này. Sự hoang dại của núi rừng kết hợp những cn đèo uốn lượn khiến Hà Giang trở thành điểm đến của nhiều bạn trẻ. Dưới đây là top 20 điểm check in sống ảo cực đẹp ở Hà Giang bạn có thể tham khảo nếu có dịp đến với vùng đất nên thơ này nhé.
Trải dài trên khắp 4 tỉnh Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Phổ cổ Đồng Văn nằm ở địa phận thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tọa lạc ở một nơi tĩnh lặng của vùng núi cao nguyên, phố cổ Đồng Văn Hà Giang là điểm đến được nhiều người muốn khám phá. Là một điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Giang, hội tụ nhiều nét đẹp văn hóa, con người và đặc biệt là nền ẩm thực độc đáo.
Lạc lối trong một không gian núi rừng hoang sơ, phố cổ đến thời điểm hiện tại vẫn giữ được vẻ cổ kính vốn có, trở thành điểm đến yêu thích trong chặng hành trình chinh phục Hà Giang của nhiều bạn trẻ. Tại phố cổ chỉ có 40 căn nhà được xếp ngay ngắn với nhau, và điều đặc biệt hơn nữa là chúng đều có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.
Nếu du lịch Hà Giang mà bạn chưa biết ở núi cao Đông Bắc địa đầu của Tổ Quốc này lại có một thị trấn như bước ra từ câu chuyện cổ tích. Nơi đây rất yên lặng, khiến tâm hồn của kẻ lữ hành mộng mơ như tớ say mê không muốn rời – đó chính là Phó Bảng. Phó Bảng thuộc địa phận huyện Đồng Văn, chỉ cách tuyến đường từ thành phố Hà Giang lên cao nguyên đá Đồng Văn khoảng chừng 4 km rẽ vào.
Tại Phó Bảng, những căn nhà được làm từ đất với màu sắc cổ kính, một chút màu nâu pha đỏ, màu vàng ngà, ngã màu theo năm tháng. Ngoài ra, có những bức tường phủ rêu xanh, với những giàn gác gỗ trước ngõ, những cánh cửa gỗ cũ kỹ, những câu đối đỏ chữ Hán treo hai bên tường. Dạo quanh từng con ngõ nhỏ của Phó Bảng, bạn như chạm vào khoảng không yên lặng, hình ảnh người dân tộc, một vài cụ ông hâm nhi tách trà hay những đứa nhóc chạy quanh.
Bên cạnh thiên nhiên hoang dại, nên thơ và cung đường phượt được giới trẻ yêu thích. Hà Giang cũng có những điểm đến ý nghĩa được con người vất vả xây dựng nhiều năm qua. Nếu có dịp đến Hà Giang bạn nên ghé đến Cột Cờ Lũng Cú, một công trình thiêng liêng với dân tộc cả nước. Từ Cột Cờ Lũng Cú đến cực Bắc của Tổ Quốc còn khoảng 2km tuy nhiên trong tiềm thức của người Việt từ trước đến nay thì đây vẫn là một biểu tượng thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu.
Cột cờ với độ cao 1470m so với mực nước biển thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ thành phố Hà Giang du khách đi 200km qua các cung đường hiểm trở mới đến được đây. Là một trong số những cột cờ quốc gia nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng. Cột cờ xây dựng đầu tiên vào Thời Lý, ban đầu làm từ cây sa mộc cao 10 mét, tuy nhiên vào năm 1887 khi thực dân Pháp đang còn xâm chiếm nước ta thì cột cờ này đã được trùng tu và thay đổi độ cao, kích thước rất nhiều lần.
Được đánh giá là một trong 'tứ đại đỉnh đèo' ở vùng núi phía bắc Việt Nam, đèo Mã Pí Lèng là cung đường mà có lẽ ai qua Hà Giang cũng muốn đặt chân đến. Từ đỉnh đèo, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Cao nguyên đá Đồng Văn và con hẻm Tu Sản dưới dòng sông Nho Quế xanh màu ngọc bích. Bạn đang ngắm toàn cảnh đèo Mã Pì Lèng, có thể thấy con đường men theo vách núi từ phía Đồng Văn lên Pải Lủng, qua khỏi hai khúc cua tay áo là đến điểm ngắm hẻm vực Tu Sản (viewpoint Mã Pì Lèng) và con sông Nho Quế có màu xanh ngọc ở dưới chân, điểm check in của nhiều bạn.
Con đường nhỏ ngoằn ngoèo phía trên là con đường có thể lên con đường trekking có vách đá trắng, đi ngược lại phía tượng đài tưởng niệm thanh niên xung phong là địa điểm có tên khá ngầu do nhiều bạn khách du lịch người nước ngoài đặt tên là "Trolltunga Việt Nam".
Trong các con đường gây thương nhớ khi du lịch Hà Giang thì cung đường chữ M là độc đáo và đặc biệt nhất. Hà Giang với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ nên sự độc đáo ở đây cũng rất tự nhiên được tạo bởi cũng đường cheo leo, hiểm trở nằm dài trên mảnh đất cao nguyên đá. Các cung đường không chỉ khó đi, khó chinh phuc5m những cung đường này gây ấn tượng du khách bởi "đường cong hoàn hảo" đến từ những khúc cua tay áo, những đoạn dốc dài đầy hiểm nguy, tạo nên một vẻ đẹp kỳ thú mà mềm mại của vùng đất khó khăn bật nhất cả nước, trong đó phải kể tến đến cung đường chữ M.
Có nhiều khách du lịch đến Hà Giang bởi say mê mùa hoa tma giác mạch quyến rũ lộng lẫy, hay ngẫn ngơ trước những bông cúc cam rực rỡ trên phiến đá tai mèo, hoặc những bông hoa cải vàng tỏa nắng mỗi khi nàng xuân gõ cửa. Những cũng không ít người du lịch đến Hà Giang, đến với mảnh đất cao nguyên hùng vĩ và rợp ngợp này vì mê mải với những cung đường uốn lượn, ngoằn nghèo và khúc khuỷu, kích thích ý chí chinh phục của con người.
Cung đường chữ M là cung đường đặc biệt, trải dài trên đường Yên Minh tới Mèo Vạc. Từ trên cao nhìn xuống, cung đường mềm mại như một dải lụa hờ hững của ai đó vô tình bỏ quên dưới chân núi, tạo nên một cái đẹp "trùng khít" với khung cảnh trùng điệp của núi đồi.
6. Nhà Của Pao
Là một công trình kiến trúc ấn tượng của một gia đình người Mông còn nguyên vẹn, Nhà của Phap với kiến trúc gần trăm tuổi và giờ đây đã trở thành điểm du lịch và phát triển thành làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm với nhiều công trình và hoạt động du lịch như ngày nay. Nguồn gốc của cái tên "nhà của Pao" xuất phát từ bộ phim "chuyện của Pao", sau sự thành công của bộ phim rất đông du khách đã tìm đến ngôi nhà này để tham quan, năm này qua năm khác tiếng tăm ngôi nhà nhỏ trong thôn Lũng Cẩm càng vang xa, báo đài, truyền hình đều quan tâm đến... dần dà ngôi nhà đã được gọi tên không chính thức là "Nhà của Pao".
Vốn thuộc hàng "danh gia vọng tộc" nên nguyên vật liệu làm nên ngôi nhà được lựa chọn rất kỹ càng, toàn bộ khung nhà hoàn toàn bằng gỗ tốt, có thể chịu đựng mưa nắng hàng chục năm. Lối vào nhà của Pao là tường rào đá đặc trưng của đồng bào Mông nơi đây, hoàn toàn dựng từ đá tảng xếp chồng lên nhau mà không cần xi măng, vôi vữa. Và cũng như nhiều ngôi nhà ở cao nguyên đá Đồng Văn, bên hông bờ rào đá được trồng đào, trồng mận.
Dinh thự Vua Mèo (còn gọi là dinh thự họ Vương) do cụ Vương Chính Đức (1865-1947) xây dựng. Cụ Vương Chính Đức được người H'Mông nơi đây suy tôn là Vua Mèo, cai quản 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang vì có công tổ chức đánh đuổi giặc Cờ đen từ Trung Quốc sang cướp phá.
Kiến trúc của dinh thự là sự pha trộn độc đáo của 3 phong cách kiến trúc: Pháp, Trung Hoa và kiểu nhà của người H'Mông. Toàn dinh thự 2 tầng có 3 cung: tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với 64 phòng dành cho 100 người ở. Xung quanh được bao bọc bởi lớp tường dày 60-70cm, cao 2m, có nhiều lỗ châu mai. Phía sau dinh thự có hai lô cốt kiên cố làm kho vũ khí và kho thuốc phiện. Vật liệu xây dựng đều bằng đá xanh, đá cẩm thạch và gỗ thông đá (gỗ Sa mộc) có độ bền hàng trăm năm, tất cả đều đc đục đẽo bằng tay với hàng ngìn thợ giỏi từ Nam Định, Vân Nam. Tổng kinh phí xây dựng là 15 vạn bạc trắng tương đương 150 tỷ đồng. Chỉ tính công đánh bóng một chân cột bằng đá để có màu nâu giống quả thuốc phiện đã mất tới 900 đồng bạc trắng (gần 1 tỷ đồng).
Yên Minh có hai đường đi nhé, một đường 22.6km ( cho mọi người check in mỏm đá, cây cô đơn), đường 41km ( cho mọi người check in Rừng thông Yên Minh). Dọc theo đường từ Quản Bạ đến Yên Minh có rất nhiều cây thông rất đẹp. Dáng thẳng và gọn giống như được tỉa cành, rất khác với thông ở Đà Lạt.
Băng qua những cung đường quanh co, uốn lượn đầy hiểm trở, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của núi rừng Đông Bắc và từ những tán thông vươn rộng như đang vẫy tay chào thân ái. Đặc biệt, khi thức dậy giữa vùng đất Yên Minh huyền bí là một cảm giác vô cùng thú vị. Màn sương giăng kín khắp cánh rừng, đồi thông, giọt sương động lại trên cành cây kết hợp cái nắng ban mai tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo.
Đến với rừng thông Yên Minh, bạn sẽ lạc vào không gian bình yên, cách xa cuộc sống xô bồ, bon chen chốn đô thị phồn hoa, khỏi tiếng còi xe ầm ĩ hay nhịp sống hối hả chốn công sở. Tại đây, thảm thực vật xanh mơn mởn, cùng những nhành hoa dại tạo nên một hương thơm dịu nhẹ, hòa cùng vị thông ngai ngái khiến người ta hít hà mãi không thôi.
Một lần nữa lại đặt chân tới Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch, lại được gặp lại các em nhỏ ở Dốc Thẩm Mã. Thời tiết ở Hà Giang đang trở lạnh nhưng nhìn nụ cười trong trẻo, hồn nhiên của các em như đã xóa tan cái lạnh nơi đây. Hà Giang có rất nhiều cảnh đẹp hùng vĩ nhưng bên cạnh đó vẻ đẹp con người nơi này cũng đã góp phần tạo cho mảnh đất miền cực bắc thêm rực rỡ sắc màu của hoa lá, của trang phục và nụ cười tỏa nắng ấm áp của các em.
Dốc Thẩm Mã là một trong những cung đường huyền thoại của nhiều phượt thủ muốn chinh phục mỗi khi đến Hà Giang. Dốc Thẩm Mã không chỉ thẩm định sức ngựa mà còn thử cả lòng người. Khi chinh phục được Dốc Thẩm Mã bạn sẽ thấy được khung cảnh tuyệt đẹp và cuốn hút bên dưới. Bởi vậy, con dốc này là nơi được rất nhiều bạn trẻ, những người ưa mạo hiểm, ưa khám phá, chinh phục check – in để lưu giữ những kỉ niệm của tuổi trẻ.
Chạy dọc theo đường cánh cung, Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạt, không khí ở đây thoáng đãng, mát mẻ, và tràn đầy sức sống. Những cơn gió lạnh thổi lùa qua từng dãy ruộng bậc thang, đèo Mã Pì Lèng hùng vĩ phóng ánh nhìn xuống hẻm Tu Sản, dòng Nho Quế khảm màu ngọc bích nên thơ,... tất cả tạo nên một cảnh sắc ít nơi nào có được.
Trên những con đường men theo sườn núi lên cao nguyên đá, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, du khách luôn bị thu hút bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Không những vậy, họ còn bị lôi cuốn bởi cảnh đẹp của những bản làng đồng bào các dân tộc mang lối kiến trúc độc đáo, trong đó nổi bật nhất là những ngôi nhà trình tường của đồng bào Mông. Các ngôi nhà đều có màu nâu vàng của tường đất, nổi bật giữa những hàng rào đá màu xám tạo nên một bức tranh hoang sơ, kỳ bí, khiến bất cứ ai khi đi ngang qua cũng muốn dừng lại ngắm nhìn.
Việt Nam ta trải dài hàng ngàn cây số và có nhiều ki-lô-met số 0 nhưng không hiểu sao, giới trẻ đặc biệt thích và quan tâm đến cột mốc số 0 ở tình Hà Giang. Bởi vì cột mốc số 0 ở Hà Giang nằm ngay trung tâm thành phố Hà Giang, bên bờ sông Lô, trong công viên cây xanh và đối diện với quảng trường trung tâm mang tên quảng trường 26-3.
Thường ngày người dân ở đây rất ít quan tâm đến sự hiện diện cột mốc số 0, nhưng cột mốc lại thu hút lượng lớn khách du lịch đặc biệt là dân phượt tìm đến để check in chụp hình làm kỷ niệm. Sát cột mốc giáp bờ sông là những chòi cà phê hình bát giác nổi trên sông Lô. Từ quán cà phê nhìn xuyên ra quảng trường 26-3 đây
12. Hẻm Tu Sản
Đến Hà Giang không thể bỏ qua đó là hẻm vực Tu Sản - nơi được xem là một trong những hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á. Tuyến đường mòn lên vách đá trắng hẻm Tu Sản - Hà Giang. Con đường nằm ở ngã 3 đoạn tượng đài chiến thắng đầu đèo Mã Pì Lèng rẽ ngược lên. Đường mòn trước đây được khá nhiều khách nước ngoài đi bộ lên để ngắm hẻm vực Tu Sản từ trên cao nhưng chạy xe máy ở đây cũng là một trải nghiệm hết sức đặc biệt.
Đến hẻm Tu Sản, hãy thử một lần ngồi trên thuyền ngước nhìn lên những vách núi dựng đứng cao hun hút tưởng như chạm tới tận đỉnh trời. Nhiều tay chèo bạo dạn, chèo ngược dòng giữa dòng nước chảy xiết, nước tung bọt trắng xóa. Một cảm giác chinh phục chưa bao giờ dâng lên lớn đến thế. Vậy mà có lúc, dòng sông lại chảy hiền hòa, lững lờ bâng khuâng như cho du khách từ từ thưởng thức. Thuê thuyền Kayak hoặc Sup ngay dưới chân hẻm khu nhà thuyền với giá 100k/thuyền.
Dốc Bắc sum, con dốc đầu tiên của hành trình chinh phục đường đèo rừng núi hùng vĩ của Hà Giang. Cảm giác đầu tiên khi đến đây bạn sẽ thấy thật sự đường đèo của Hà Giang rất hùng vĩ, nhưng đây chỉ là mới bắt đầu chinh phục các con đèo ở Hà Giang. Dốc Bắc Sum Hà Giang là một con đèo, kéo dài từ xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên cho đến cuối xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ. Con đường ngoằn ngoèo này như một con rắn uốn lượn ngay dưới chân “Núi Đôi”, đưa bạn đến với một miền đất khác biệt – vùng đá với khí hậu khác biệt, lạnh hơn nhưng dù chỉ cách nhau vài cây số.
Nhìn từ xa, dốc Bắc Sum Hà Giang hiện lên như một tấm lụa mềm vắt ngang qua đỉnh núi, ẩn hiện trong làn sương mờ ảo, giữa những ngọn núi tai mèo cheo leo. Men theo những khúc cua, bạn sẽ thấy phiêu lưu, và thích thú khi được ngắm nhìn vẻ đẹp hoàn mỹ của con dốc này.
Thung lũng Sủng Là tại thị trấn Đồng Văn, dọc theo quốc lộ 4C, du khách biết đến đây như một thiên đường của hoa cỏ vùng cao, người ta gọi Thung Lũng Sủng Là là nơi đá nở Hoa, thời gian trước đây thung lũng chủ yếu trồng hoa anh túc, giờ đây thung lũng Sủng Là nổi tiếng rất nhiều loài hoa đẹp.
Những cánh đồng và sườn núi, sườn đồi ở nơi đây trồng rất nhiều hoa như: Tam Giác Mạch, Cải Vàng, Hoa Hồng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là hoa Tam Giác Mạch, tại đây bạn có thể bắt gặp những cánh đồng hoa tam giác mạch đẹp nhất nhì Hà Giang, rộng bao la, phủ sắc tím cả một vùng.
Ngoài ra đến với Sủng Là bạn đừng quên ghé thăm "ngôi nhà của Pao" một địa điểm rất nổi tiếng được chọn làm bối cảnh trong phim nhà của Pao. Ngôi nhà rất độc đáo, mang nét đặc trưng của những ngôi nhà Đồng Văn, ngôi nhà có tường bao bằng đá, kiến trúc cổ kính, xung quanh nhà là rất nhiều hoa đào, hoa tam giác mạch...
Đi Hà Giang, người ta mơ về đèo Mã Pì Lèng và dòng sông Nho Quế, nhưng bạn đừng quên những thửa ruộng bậc thang vàng óng tuyệt đẹp ở Hoàng Su Phì. Nhiều người háo hức tìm đến một bản Phùng thơ mộng, nhưng một số người chọn cho mình một bản Luốc vừa hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi an yên.
Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì nói chung, Bản Phùng nói riêng không giống với những địa danh có ruộng bậc thang khác ở Tây Bắc. Ruộng bậc thang ở đây nhìn hùng vĩ hơn bởi nằm trên những ngọn núi cao xen lẫn giữa những ngôi nhà sàn độc đáo của người dân. Mùa lúa chín ở Bản Phùng rơi vào khoảng cuối tuần tháng 9, sang tháng 10.
Đây một địa điểm khá ít người đi khi tới HG. Cách thành phố chỉ hơn 10km. Hồ Noong là hồ nước nằm trong bản Noong. Nơi đây đúng là tiên cảnh, bốn bề hồ bao quanh bởi chiền núi và nhà cửa, Người dân ở đây rất đôn hậu, sáng họ rủ nhau bơi ra đánh cá bằng thuyền gỗ, bọn trẻ thì đi tắm hồ, bắt tôm. May mắn, bạn sẽ gặp vài bạn trẻ đi tắm và được chúng rủ bơi thuyền ra giữa hồ. Bọn trẻ rất quý người, khi đi chuẩn bị ít đồ ăn nhẹ, đồ chơi tặng chúng làm ký niệm. ở đây, yên bình như một thế giới khác vậy.
Hồ Noong, bên cạnh phong cảnh thơ mộng, xung quanh còn có sự quần cư của các dân tộc thiểu số như Tày, H'mong, Dao với văn hóa phong phú. Là một hồ nước ngọt lâu đời, và diện tích trải rộng trên khắp bản Noong 1 và bản Noong 2. Hồ có diện tích mặt nước rộng khoảng 80ha (vào mùa mưa) và 20ha (vào mùa cạn). Tại đây có khu rừng nguyên sinh rộng lớn bao trùm tới trên 700ha, nằm “bồng bềnh” giữa hồ Noong với cảnh sắc hoang sơ kỳ thú.
17. Chợ Đồng Văn
Trong những nỗi nhớ về miền Đá, niềm nhớ về phiên chợ Đồng Văn cũ có lẽ sẽ còn day dứt mãi trong lòng những kẻ đã được ngồi một lần nơi góc chợ xưa... Phiên chợ cũ chẳng bao giờ còn họp lại như xưa, những mái ngói nâu sẫm vì nhuốm màu thời gian cũng đã được thay mới, viên đá có tuổi đời hàng trăm năm cũng bị cạy lên và thay bằng bê-tông vôi vữa, người ta xây thêm một gian chợ bằng cái ấu trĩ văn hóa thấp lùn để cả thế hệ sau mất đi một kho báu.
Cả cái chợ mới cũng được quây kín bằng tôn xanh tôn đỏ… Chút góp nhặt trong những tháng ngày rong ruổi suốt hơn chục năm qua về một phiên chợ miền Đá, kẻ sẽ khắc khoải vì nhớ, cũng có người ngơ ngác chẳng biết đó là gì… Bởi vậy, niềm nhớ về phiên chợ Đồng Văn cũ có lẽ sẽ còn day dứt mãi trong lòng những kẻ đã được ngồi một lần nơi góc chợ xưa... Phiên chợ mang tên là Thương nhớ...
Hà Giang là vậy, không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vỉ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người. Ở trên là 17 địa điểm check in sống ảo cực đẹp tại Hà Giang, nếu có cơ hội khám phá Hà Giang thì hãy đi cho bằng hết những điểm đến ở trên nhé.