Nhà thờ Đức Bà Paris dự kiến sẽ mở cửa đón du khách và tổ chức các thánh lễ Công giáo vào cuối năm 2024, sau chưa đầy 6 năm kể từ trận hỏa hoạn kinh hoàng năm 2019.
Quá trình tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris đã bắt đầu vào năm ngoái, sau hơn hai năm thực hiện các việc cần thiết liên quan đến vấn đề kỹ thuật. Người phụ trách dự án - Tướng quân đội Jean-Louis Georgelin cho biết nhà thờ sẽ mở cửa trở lại vào tháng 12 năm 2024, phù hợp với mục tiêu mà Tổng thống Emmanuel Macron đặt ra ngay sau vụ hỏa hoạn — nhưng sẽ không kịp cho Thế vận hội Olympic Paris dự kiến vào mùa hè năm sau.
Hiện nay, khi nhà thờ đóng cửa để phục vụ cho việc tái thiết, du khách vẫn có thể đi dạo quanh quảng trường, cũng như tham quan khu hầm mộ dưới lòng đất của nhà thờ. Một cuộc triển lãm mang tên “Notre-Dame de Paris: At the heart of the construction site” sẽ được diễn ra, mở cửa cho công chúng nhằm giúp “sống lại những gì có thể là trải nghiệm đến thăm Nhà thờ Đức Bà theo một cách hoàn toàn mới”. Du khách có thể ghé tham quan miễn phí, tìm hiểu về lịch sử của nhà thờ, xem những tàn tích còn sót lại từ trận hỏa hoạn năm 2019. Một chương trình thực tế ảo cũng sẽ được ra mắt để phục vụ du khách. Năm 2024, một buổi lễ thánh ca Te Deum dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 4, 5 năm kể từ ngày xảy ra vụ hỏa hoạn.
Tướng Georgelin chia sẻ thêm ngọn tháp mang tính biểu tượng của nhà thờ (đã sụp đổ trong ngọn lửa) sẽ dần dần xuất hiện trở lại trong năm nay. Ông cũng cho biết mỗi ngày ở Paris và trên cả nước có khoảng 1.000 người làm việc để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà. Ông nhấn mạnh: “Thách thức lớn nhất là tuân thủ chính xác từng ngày kế hoạch mà chúng tôi đã thực hiện".
Bộ trưởng Văn hóa Rima Abdul-Malak nói rằng việc mở cửa trở lại nhà thờ không có nghĩa là tất cả việc cải tạo sẽ kết thúc. “Sẽ vẫn có một số công việc tiếp tục được thực hiện vào năm 2025,” bà nhấn mạnh.
Các nhà chức trách đã lựa chọn khôi phục lại nhà thờ đức bà Paris như hiện trạng trước đây với kiểu kiến trúc Gothic đặc trưng, trong đó có việc tái tạo lại ngọn tháp cao 93 mét (315 ft) được xây thêm vào thế kỷ 19 bởi kiến trúc sư Eugene Viollet-le-Duc.
Philippe Jost, giám đốc điều hành của cơ quan chính phủ giám sát việc tái thiết, cho biết “sẽ trung thành với kiến trúc ban đầu", “chúng tôi cũng đang bám sát vào từng vật liệu và phương pháp xây dựng” của thời trung cổ.
“Chúng tôi không làm những hầm bê tông trông giống như đá, chúng tôi xây dựng lại những hầm bằng đá như cách chúng được xây dựng vào thời Trung cổ,” Jost nói và cho biết thêm rằng khung mái cũng sẽ được làm từ gỗ sồi như ban đầu.
Vụ hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà Paris
Nhà thờ Đức Bà Paris, hay còn gọi là Notre-Dame de Paris, là một trong những công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng nhất của Pháp và thế giới. Nằm trên đảo Île de la Cité, giữa lòng Paris, nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ 12 và là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của thành phố ánh sáng này.
Nhà thờ Đức Bà Paris có diện tích lên tới 5.500 mét vuông và có thể chứa được khoảng 10.000 người. Nó được xây dựng theo phong cách Gothic với kiến trúc tinh tế, đặc biệt là kiến trúc của phần cửa sổ với những bức tranh kính nghệ thuật tuyệt đẹp.
Nơi đây cũng là nơi chứa đựng những hiện vật quý giá, bao gồm cả chiếc chuông nặng nhất của Pháp, Emmanuel, nặng tới 13 tấn. Ngoài ra, nhà thờ Đức Bà Paris còn được biết đến với những câu chuyện và truyền thuyết lâu đời, như câu chuyện Quasimodo trong tiểu thuyết "Chùa Notre-Dame" của Victor Hugo.
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2019, một sự cố cháy lớn đã xảy ra tại Nhà thờ Đức Bà Paris, gây thiệt hại nghiêm trọng cho công trình này. Ngọn lửa đã bùng phát từ phần mái che và nhanh chóng lan rộng khắp toàn bộ khu vực đỉnh nhà thờ. Đám cháy đã phá hủy hoàn toàn mái che và gây thiệt hại nghiêm trọng cho cấu trúc và tòa nhà bên trong.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương và lực lượng cứu hỏa đã nhanh chóng hành động để kiểm soát tình hình và dập tắt đám cháy. Rất may, nhờ sự giúp đỡ của các họa sĩ, nhân viên và cư dân địa phương, các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật quý giá đã được di chuyển ra khỏi nhà thờ để bảo vệ chúng khỏi bị thiệt hại.
Lam NG là một travel writer, travel blogger với hơn 20 năm kinh nghiệm đi du lịch và viết lách. Đã xuất bản 2 ebook du lịch, công tác viết bài cho các báo và tạp chí: Tuổi Trẻ, The Saigon Times, SGTT,...
Châu Âu là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới bởi bề dày lịch sử, văn hóa đa dạng và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Tháng 1 là thời điểm bắt đầu mùa đông ở châu Âu, dù thời tiết có khá lạnh giá nhưng nơi đây vẫn rực rỡ và hấp dẫn khách du lịch bởi những trải nghiệm độc đáo và cảnh quan tuyệt đẹp mà nó mang lại. Bên cạnh đó tháng 1 cũng là thời điểm tuyệt vời để ghé thăm châu Âu nếu du khách đang muốn tránh đám đông và tận hưởng các điểm tham quan với mức giá phải chăng nhất.
Tuyến Metro số 1 Bến Thành đi Suối Tiên sẽ được chạy chính thức vào ngày 22/12, đây là dự án quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị của thành phố, nhằm giảm thiểu tắc nghẻn giao thông và nâng cao hiệu quả giao thông công cộng. Dưới đây là thông tin về tuyến Metro số 1, bao gồm giá vé, tìm tuyến, và lên tàu.
Sân bay Đài Nam là sân bay duy nhất của tỉnh Đài Nam, Đài Loan. Đây là sân bay quốc nội nhộn nhịp thứ 3 sau sân bay Tùng Sơn Đài Bắc và sân bay quốc tế Cao Hùng. Sân bay Đài Nam không chỉ là sân bay dân dụng, mà còn là phục vụ chức năng quân sự, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng của Đài Loan. Và để biết thêm thông tin về sân bay Đài Nam (Tainan Airport) mời các bạn theo dõi nội dung ngay dưới đây.
Sân bay quốc tế Đài Trung (Taichung) là một sân bay thương mại tọa lạc tại huyện Đài Trung, Đài Loan. Sân bay Taichung có diện tích 88.445m2, là sân bay quốc tế lớn thứ ba của Đài Loan. Được coi là cửa ngõ quan trọng của Đài Loan, giúp kết nối với các điểm đến trong nước và ngoài nước. Để biết thêm về thông tin sân bay Đài Trung, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết này.
Sân bay Cao Hùng, được thành lập vào năm 1979, là sân bay lớn thứ hai tại Đài Loan, sau sân bay quốc tế Đào Viên. Nằm cách trung tâm thành phố Cao Hùng khoảng 10 km, sân bay này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thành phố với các điểm đến trong nước và quốc tế.
Sân bay quốc tế Đào Viên hay sân bay Taiwan Taoyuan, được biết đến là biểu tượng của Đài Bắc. Đây cũng là đầu mối quan trọng về văn hóa, kinh tế, giao thông và du lịch. Nếu bạn có kế hoạch chuẩn bị du lịch Đài Loan, vậy hãy tham khảo những thông tin hữu ích về sân bay lớn nhất của Đài Loan ngay trong bài viết dưới đây.
Phú Yên là điểm đến du lịch thu hút khách hàng bởi các địa danh nổi tiếng, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Và sân bay Tuy Hòa chính là nút giao thông chính để đưa du khách đến vùng đất xinh đẹp này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá các danh lam thắng cảnh cũng như trải nghiệm văn hóa đặc sắc của địa phương.
Sân bay Phù Cát hay còn gọi là Sân bay Quy Nhơn, thuộc tỉnh Bình Định, được biết đến là cửa ngõ hàng không dẫn vào thành phố biển Quy Nhơn. Đây là sân bay có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, du lịch và văn hóa của vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích về sân bay này cho chuyến đi đến thành phố biển Quy Nhơn nhé!
Sân bay Pleiku là một cảng hàng không quan trọng tại Tây Nguyên, phục vụ cho cả nhu cầu hàng không quân sự và dân sự tỉnh Gia Lai. Với khả năng tiếp đón hơn 600.000 lượt khách mỗi năm, sân bay Pleiku đóng vai trò thiết yếu trong việc kết nối Gia Lai với các tỉnh thành khác cũng như thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương.
Sân bay Buôn Ma Thuột là một trong những sân bay lớn và hiện đại nhất khu vực Tây Nguyên, phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm. Với vị trí thuận lợi, sân bay này là điểm trung chuyển quan trọng, kết nối Buôn Ma Thuột với các tỉnh thành khác trong cả nước và quốc tế.
Khi đi du lịch Tokyo ở Nhật Bản, việc mua quà về cho gia đình, bạn bè không chỉ là một cách thể hiện sự quan tâm mà còn là cơ hội để bạn chia sẻ những trải nghiệm văn hóa, phong tục, và sự tinh tế của người Nhật. Vậy mua gì làm quà khi đi du lịch Tokyo, và mua ở đâu và bao nhiêu tiền, mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.