Đền Hóa Dạ Trạch
Địa chỉ: Thôn Đa Hòa, Xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên
Đền được xây dựng trên nền thành quách xưa, nơi Chử Đồng Tử cùng hai người vợ hóa về trời. Trong đền vẫn còn lưu hiện vật như chiếc gậy và chiếc nón mà Chử Đồng Tử khi xưa dùng để cứu nhân độ thế.
Đền được xây dựng trên nền thành quách xưa, nơi Chử Đồng Tử cùng hai người vợ hóa về trời. Trong đền vẫn còn lưu hiện vật như chiếc gậy và chiếc nón mà Chử Đồng Tử khi xưa dùng để cứu nhân độ thế. Ngoài ra, còn có những pho tượng mang tính biểu trưng như đôi ngựa một đỏ một trắng mà Chử Đồng Tử và hai người vợ cưỡi khi đi giúp dân hay những pho tượng mang tính văn hóa như thần gác cửa Khuyến Thiện, Trừng Ác, cha mẹ của Chử Đồng Tử hay chiếc kiệu sơn son thiếp vàng.
Đền Dạ Trạch khi ấy nằm trên gò đất cao, người dân muốn vào đền phải đi thuyền. Những năm đền mở hội, phải bắc một cầu tre cho người qua lại. Bước lên gò, các cụ phụ lão còn phải leo 19 bậc mới tới sân đền.
Đền Hóa Dạ Trạch hiện nay mới được trùng tu cách đây khoảng 100 năm. Ao, đầm chung quanh được lấp kín, trước đền chỉ còn lại cái hồ bán nguyệt nhỏ. Bước lên đền hôm nay chỉ phải leo 4 bậc.
Đền Hóa Dạ Trạch nhìn thẳng hướng chính Đông, xây theo kiểu chữ I (công) có ba tòa lộng lẫy. Đẹp nhất tòa thứ ba, tức hậu cung, mái vòm cuốn tam cấp, gợi cảm giác như đứng trong khoang thuyền. Gian chính diện, ở giữa là ba pho tượng lớn, tượng Chử Đồng Tử ngồi giữa, mặc hoàng bào. Bên trái là Tiên Dung, bên phải là Nội Trạch Tây Cung.