Lễ hội chợ tình Xuân Dương

1 reviews
Viết review
Chợ tình Xuân Dương - nét văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn còn làm say lòng biết bao thế hệ đồng bào nơi đây và thu hút sự viếng thăm của nhiều du khách trên khắp mọi miền đất nước mỗi lần “đến hẹn lại lên” vào ngày 25 tháng 03 âm lịch…
Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn phí

  • Địa chỉ: Na Rì Bắc Kạn Việt Nam

Các địa điểm tham quan gần đó

Không nổi tiếng như chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang hay chợ tình Sa Pa của Lào Cai, nhưng chợ tình Xuân Dương lại mang trong mình những nét văn hóa hết sức đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng huyện Na Rì, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) và các huyện lân cận của tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên.

Chợ tình Xuân Dương bắt nguồn từ câu chuyện cảm động của đôi vợ chồng trẻ người dân tộc Tày yêu thương nhau hết mực, ở thôn Pác Sen, xã Xuân Dương, huyện Na Rì. Họ nên duyên vợ chồng từ những câu sli, câu lượn tại các lễ hội lồng tồng được tổ chức ở địa phương. Một ngày nọ, để chuẩn bị cho vụ mùa sắp tới, hai vợ chồng cùng nhau đi làm đồng, chồng thì cuốc đất ở đầu ruộng, còn vợ phát cỏ nơi cuối đồng. Đến trưa, mặt trời đứng bóng, người chồng đã thấm mệt, gọi vợ về nghỉ thì chỉ nghe tiếng núi rừng vọng lại. Chạy mãi mới tới đầu ruộng nơi vợ làm việc, người chồng chỉ thấy cán dao gẫy, cỏ cây nát trơ, là chứng tích của một cuộc vật lộn, xô đẩy còn sót lại. Mãi sau, chàng mới hay người vợ của mình đã bị đám người xấu bắt đi, chàng hiểu rằng nàng đã chống trả quyết liệt, kêu cứu trong sự vô vọng, bởi thửa ruộng quá dài, khoảng cách giữa hai người quá xa, nên chàng không thể nghe thấy để đến cứu vợ mình.

Biết chuyện, dân bản ai cũng tỏ lòng thương xót cho đôi vợ chồng trẻ. Từ đó, thửa ruộng ấy được người dân trong bản đặt tên là Nà Rỳ (ruộng dài) để nhớ về câu chuyện đầy cảm động của đôi vợ chồng trẻ ngoan hiền (Địa danh Nà Rỳ cũng được đặt làm tên của huyện, trải qua nhiều thế hệ người dân trong huyện dần đọc chệch đi thành huyện Na Rì như ngày nay). Sau này, gặp lại chồng cũ tại một phiên chợ, nàng mừng mừng, tủi tủi, nhưng cũng chỉ biết ôm nhau mà khóc chứ không thể hàn gắn lại tình xưa, vì mỗi người đều đã có gia đình riêng. Dân bản cảm động trước tình cảm ấy, nên để hai vợ chồng nọ có một ngày ôn lại chuyện xưa (đó là ngày 25/3 Âm lịch). Từ đó, ngày 25/3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày hội của những đôi nam và nữ trong vùng, để những người lỡ duyên trước đó được gặp nhau, ôn lại chuyện cũ.















Đã cập nhật vào ngày 14/03/2020
5
dựa trên 1 đánh giá
5
100%
1
4
0%
0
3
0%
0
2
0%
0
1
0%
0
avatar