Không phải tự nhiên mà An Giang được xem là điểm đến không thể bỏ qua khi ghé về miền Tây sông nước. Được tổng hợp từ Fb Lang thang An Giang, cùng theo chân những 'thổ địa' ở An Giang đến tận 50 địa điểm check-in cực chất ở vùng đất thú vị này nhé.
Đến An Giang mà không đi rừng tràm Trà Sư thì quả là một thiếu sót rất rất lớn đấy. Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu. Đặc biệt vào mùa nước nổi, rừng tràm phủ một màu xanh mơn mởn của đám bèo non, bóng cây mát rười rượi, đi thuyền giữa vùng sông nước mênh mang là một trải nghiệm bạn không thể bỏ qua ở An Giang.
19. Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn)
Núi Cấm có độ cao 705 m, là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và cả tỉnh An Giang. Núi nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thị xã Châu Đốc không xa. KDL Núi Cấm bao gồm núi Cấm và Khu Lâm Viên.
Có 3 cách để lên Núi Cấm:
- Cáp treo: lên xuống tổng cộng là 150k/người
- Xe ôm: Lên xuống ~100k (đến Phật Lớn) và 140k (đến Điện Bồ Hong)
- Với những bạn thích leo núi vận động thì có thể đi Trekking, chỉ phải mua vé vào tham quan giá 20k/người, thời gian cả lên và xuống mất khoảng 5 giờ.
Bạn có thể tham quan và hành hương ở Chùa Phật Lớn, Chùa Phật Nhỏ, Điện Bồ Hong, ngoài ra cũng có thể qua đêm tại nhà trọ Phượng Hồng (~20k-50k) để đón bình minh hoặc săn mây trên núi vào sáng sớm.
20. Thác Ôtuksa - Núi Cấm
Thác Ôtuksa trên Thiên Cấm Sơn chảy xuống hồ Ôtuksa (Tịnh Biên). Thác có khung cảnh tuyệt đẹp và gần như hoang sơ chưa có dấu chân người. Thác chỉ có nước vào mùa mưa hoặc vào những dịp xả đập ở Hồ Thủy Liêm.
Cách đi: Từ Động Thủy Liêm (Núi Cấm) xuống đây khoảng 500m. Đường khó đi, thích hợp cho đi khám phá hơn là đi sống ảo, bạn nên tìm người địa phương dẫn đường nếu muốn đi đến đây nhé, đừng nên tự đi vì dễ lạc và nguy hiểm (Có thể liên hệ anh Đào Lâm - sđt: 01644 99 33 64).
21. Suối Ôtuksa - Núi Cấm
Suối chảy từ Thủy Liêm Động (trên núi Cấm) qua thác Ôtuksa rồi đổ xuống hồ Ôtuksa (Tịnh Biên), tuy nhiên muốn đi đến đây phải đi hướng khác ngược với hướng đi thác Ôtuksa, đi ngược từ dưới hồ Ôtuksa lên. Cũng như thác Ôtuksa, suối này chỉ có nước chảy mạnh vào mùa mưa và những dịp xả đập hồ Thủy Liêm trên núi Cấm.
Đường hơi khó đi, các bạn nên tìm những ai biết đường dẫn đi (nếu không thì có thể liên hệ anh Đào Lâm - sđt: 016 44 99 33 64).
Đường đi: đến hồ Ôtuksa ở Chi Lăng (Tịnh Biên), cặp mé theo tay phải (đường chạy xe được) ven theo con suối đi lên, đi tầm 2km, có ngã 3 đi theo tay phải, đi hoài theo đường lót đal, tới ngay cống có nước chảy rồi khóa xe, tìm quanh đó có ống dẫn nước màu đen đi theo ống đó 100m là tới.
22. Hồ Ôtưksa - Núi Cấm
Hồ Ôtưksa thuộc khu quản lý của quân đội, trường bắn Chi Lăng. Đây là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất An Giang, sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời nằm dưới chân núi Cấm. Nơi đây cũng đặc biệt đẹp vào mùa mưa, là điểm check-in lý tưởng của nhiều bạn trẻ ở An Giang.
23. Suối Thanh Long - Núi Cấm
Ngoài những thắng cảnh như: Tượng Phật Di Lặc cao nhất trên đỉnh núi ở Châu Á, Chùa Phật Lớn, Chùa Vạn Linh, Hồ Thuỷ Liêm…. thì suối Thanh Long cũng là một điểm đến không thể bỏ qua khi tham quan Núi Cấm. Đến núi Cấm vào khoảng mùa mưa, nhất là vào dịp hè thì không còn gì bằng được hoà mình vào dòng suối mát lạnh, trong veo này.
24. Đập Thanh Long - Núi Cấm
Khi lên núi Cấm bằng cáp treo, chắn chắn bạn sẽ thấy đập Thanh Long, địa điểm vô cùng 'ảo diệu' để chụp ảnh 'sống ảo', check-in khi du lịch bụi An Giang.
Đường đi:
- Nếu đi trekking thì lên gần tới khu vực hồ Thủy Liêm, chùa Phật Lớn... chắc chắn bạn sẽ thấy đập Thanh Long.
- Nếu đi bằng cáp treo hoặc xe ôm, thì lên tới khu vực hồ Thủy Liêm trên núi Cấm, bạn đi ngược xuống lại đường lớn dành cho xe lữ hành khoảng 3km, sẽ thấy đường bộ xuống núi, qua chỗ ban trị sự PGHH một chút sẽ thấy đập Thanh Long bên tay phải.
25. Núi Két (Anh Vũ Sơn)
Núi Két có hình khối tròn, cao 225m. Núi ở phía đông thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 70 km về hướng tây theo Quốc lộ 91 rồi rẽ qua tỉnh lộ 948. Sở dĩ có tên gọi này vì một bên vách phía tây gần trên đỉnh có 1 tảng đá khổng lồ nhô ra, hình dáng khá giống mỏ chim Két.
Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 mét, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Trên đường đi lên núi có nhiều điểm tham quan và tiêu biểu nhất là "mỏ ông Két" trong truyền thuyết.
26. Chùa Kim Tiên
Bên cạnh những ngôi chùa quen thuộc trên núi Sam và núi Cấm, nhiều người còn tìm đến chùa Kim Tiên, tuy bề ngoài khá khiêm tốn nhưng khuôn viên bên trong chùa cũng khá rộng rãi, trang nghiêm.
Đường đi: Từ trung tâm Nhà Bàng có thể đến chùa bằng 2 ngả: theo lộ Cây Mít đi 1 km gặp ngả tư, quẹo trái vào 2 km hoặc theo quốc lộ 91 ra biên giới, đến chỗ rẻ vào chùa Mai Sơn, qua khỏi chùa Mai Sơn 3 km cũng đến chùa Kim Tiên.
27. Thiền Viện Đông Lai
Chùa Bánh Xèo tên chữ là Thiền viện Đông Lai hay còn gọi là chùa Phật Nằm vì bên phải chùa có một bức tượng Phật nằm dài 6m. Cái tên Chùa Bánh Xèo xuất phát từ khi xây chùa, khoảng năm 1999, các phật tử về chùa cúng bái rất đông. Sau đó, có một số phật tử ở Châu Đốc nảy sinh ý tưởng chiên món bánh xèo – một đặc sản của miền Tây và ở An Giang nói riêng để phục vụ những du khách tới viếng chùa. Thầy trụ trì chùa lúc đó thấy bánh xèo rất ngon và dễ làm nên đã nhờ các Phật tử công quả tới chế biến món này đãi khách trong chùa.
Chùa Bánh Xèo nằm dưới chân núi Cậu, thuộc khóm Xuân Phú, tt. Tịnh Biên. Du lịch bụi An Giang đừng quên ghé viếng chùa và thưởng thức món bánh xèo miền Tây giòn rụm độc nhất vô nhị ở đây.
28. Hàng thốt nốt huyền thoại
Cây thốt nốt là nét đặc trưng của vùng Bảy Núi An Giang, rất nhiều nhiếp ảnh gia đến đây 'săn' ảnh cũng như các bạn trẻ ghé check-in liền tay khi du lịch bụi An Giang. Phía sau ngôi chùa Khmer gọi là "Sà-Đách-Tót", có một hàng thốt nốt sừng sững được mệnh danh là "Hàng Thốt Nốt huyền thoại". Lưu ngay tọa độ Google map: 7P27H25C+96 và đến đây săn ảnh nhé.
Ngoài ra, gần đó là cây "thốt nốt sinh đôi" cũng độc đáo không kém, đây là điểm check-in mà bạn không nên bỏ qua khi đến Tịnh Biên, An Giang. Tọa độ google map: 7P27H2C6+63
Chợ Tịnh Biên chỉ cách cửa khẩu hải quan hai nước khoảng 2km. Khu chợ này được biết đến là một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới Tây Nam. Hàng hóa ở đây rất đa dạng, giá cả hợp lý, một số còn được miễn thuế nhập khẩu. Đặc biệt đây cũng là khu chợ duy nhất miền Tây chuyên bán các loại côn trùng, đặc biệt là các loài cực độc, dạo quanh một vòng chợ bạn sẽ bắt gặp rất nhiều thứ 'hàng' lạ mắt.
Đường đi: Từ thành phố Long Xuyên, bạn có thể đi theo quốc lộ 91 gần 60km sẽ đến Châu Đốc. Từ Châu Đốc đi xe khoảng 30 phút thì đến thị trấn Nhà Bàng, rẽ về Xuân Tô chừng 10km sẽ đến chợ Tịnh Biên.
Thành phố Châu Đốc
30. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng của tỉnh và của khu vực., cũng là một trong những điểm phải-đi khi du lịch bụi An Giang.
31. Đỉnh Núi Sam
Đường lên đỉnh núi Sam khá dễ đi, có thể chạy xe lên thoải mái, cũng phù hợp để trekking với những bạn thích vận động View trên Núi Sam nhìn xuống rất đẹp, có thể nhìn thấy toàn cảnh của thành phố Châu Đốc. Trên đường lên đỉnh núi bạn có thể ghé check-in nhiều điểm như:
- Victoria Núi Sam Lodge.
- Chùa Long Sơn, phía sau chùa có mỏm đá view rất đẹp và 1 pháo đài cổ, chụp ảnh check in sống ảo tuyệt vời.
- Nhà nghỉ Bác sĩ Nu.
- Bệ đá nơi đặt tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam khi xưa.
32. Chùa Hang Châu Đốc
Chùa Hang nằm trên triền núi Sam là một trong những địa danh nổi tiếng của tỉnh An Giang và là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam. Không chỉ tọa lạc ở một nơi thanh tịnh, cảnh sắc hữu tình, chùa Hang còn gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác và là nơi nổi tiếng linh thiêng.
33. Chùa Tây An
Chùa nổi bật với nét kiến trúc Ấn Độ kết hợp với kiểu kiến trúc truyền thống của dân tộc. Điểm đặc biệt là chùa có rất nhiều tượng Phật bằng gỗ rất giống chùa Giác Lâm (Sài Gòn). Các bạn đừng nhầm lẫn chùa Tây An ở Núi Sam, Châu Đốc với Tây An Cổ Tự ở huyện Chợ Mới nhé.
34. Chùa Huỳnh Đạo
Chùa Huỳnh Đạo tọa lạc tại phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa, trong một khuôn viên khá rộng rãi và thoáng mát. Đến Châu Đốc bạn có thể ghé qua chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của chùa.
35. Làng nổi cá bè Châu Đốc
Người ta thường nói, đến Châu Đốc mà không ghé thăm Làng nổi cá bè một lần thì coi như mất nửa ý nghĩa chuyến đi! Đây là một điểm du lịch khá đặc biệt, dọc dòng sông Hậu là những căn nhà nổi với cả chục bè cá nép gần nhau, đến đây bạn có thể tìm hiểu về nghề nuôi cá basa của người dân địa phương cũng như trải nghiệm những khoảnh khắc vô cùng đời thường ở vùng sông nước Cửu Long này.
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Bên dưới là những thông tin cập nhật mới nhất tại Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản … để các bạn tiện theo dõi và sắp xếp lịch trình phù hợp trong mùa dịch Covid-19
Chủ động tìm hiểu cách phòng chống dịch bệnh và vẫn thực hiện các chuyến xuất ngoại đầu năm theo lịch trình đã lên sẵn của mình với những điểm đến dưới đây bạn nhé
Trải dài từ Bắc chí Nam, không có nơi nào ở đất nước này là không đẹp. Mỗi nơi một vẻ, dưới đây, là tổng hợp những điểm đến ở Việt Nam được check-in nhiều nhất trong năm 2019.
Chẳng khác chi lâu đài trong những câu chuyện cổ, thế nhưng như này có đủ khiến bạn "kích thích" không? Book ngay phòng tại Solar Palace Đà Lạt để trải nghiệm cảm giác "ông hoàng", "bà chúa" đi nhỉ?
Cẩm nang du lịch Nha Trang cách di chuyển, ăn gì, ở đâu, chơi gì, tham quan dành cho người lần đầu đến Nha Trang có một kế hoạch vui chơi an toàn, vui vẻ và không lo ngại.
Ẩm thực là điều quan trọng không thể thiếu trong mọi chuyến đi du lịch. Và khi đến Chiang Mai, Thái Lan cũng vậy, khi du lịch Chiang Mai bạn không nên bỏ qua những món ngon đặc sản mang đậm nét văn hoa vùng đó.