Blog Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin visa Schengen - chiếc visa quyền lực nhất để du lịch châu Âu tự túc
cover

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin visa Schengen - chiếc visa quyền lực nhất để du lịch châu Âu tự túc

avatar
Ngọc Anh dot Thứ 4, 22/08/2018
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Nếu là một tín đồ du lịch thì chắc hẳn bạn chẳng lạ gì chiếc visa quyền lực Schengen, chỉ với chiếc visa này thôi là bạn đã có thể vi vu thoải mái giữa 26 nước châu Âu mà không phải xin thêm giấy tờ gì nữa đấy. Tham khảo một số thông tin tổng hợp dưới đây để việc xin visa Schengen đi châu Âu của bạn được dễ dàng hơn nhé.

Visa Schengen là gì?

Schengen khởi đầu là một hiệp ước được kí kết chophép tự do đi lại giữa 26 nước châu Âu, sở hữu visa Schengen nghĩa là bạn được nhập cảnh vào bất kỳ quốc gia nào trong khối 26 nước này, bao gồm: Áo, Bỉ, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Portugal, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Liechtenstein (trong đó 22 nước thuộc khối liên minh châu Âu).

Bạn đừng nhầm lẫn rằng với chiếc visa Châu Âu Schengen này là visa chung của toàn khối liên minh Châu Âu EU nhé, Anh và một vài nước trong bản đồ dưới đây không tham gia chính sách thị thực chung này nên nếu muốn đến đó bạn cần phải xin visa riêng.
hình ảnh
Ảnh: travelpx.net
Nói đơn giản thì dù là công dân Việt Nam hay nước ngoài, chỉ cần được cấp visa Schengen bởi một trong 26 nước trên là có thể tự do đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen (hoặc các nước cho phép sử dụng visa Schengen). Không chỉ thế, có trong tay visa Schengen, bạn sẽ có cơ hội dễ dàng hơn để xin visa của những nước 'khó tánh' khác trên thế giới nữa đấy.

Các loại visa Schengen

Hiện có 3 loại Visa Schengen đó là: A, C, và D. Đối với mục đích du lịch thì bạn sẽ được cấp loại A và C.
- Loại A: đây là loại transit. Loại này áp dụng cho du khách di chuyển giữa 2 quốc gia không thuộc khối Schengen và cần quá cảnh tại quốc gia trong khối Schengen.
- Loại D: visa dành cho người làm việc và du học tại các nước này.
- Loại C: visa du lịch. Bao gồm:
+ Single visa: visa một lần.
+ Double visa: cho phép du khách xuất nhập cảnh 2 trong thời gian còn hạn.
+ Multi visa: được ra vào nhiều lần trong khối.
hình ảnh

Thủ tục xin visa Schengen

Nghe 'quyền lực' là thế nhưng chỉ riêng việc xin được chiếc visa này thôi là đã 'trầy vi tróc vảy' lắm rồi. Tương tự như các visa Nhật, Hàn hay Mỹ, visa Schengen cũng yêu cầu các thông tin chứng minh về tài chính, công việc...Nhưng yếu tố cần quan tâm đầu tiên là bạn sẽ xin visa Schengen này ở đâu? Cụ thể:
- Bạn phải đến lãnh sự quán của nước mà bạn đặt chân lên đầu tiên (ví dụ như bạn bắt đầu hành trình của mình ở Paris thì phải xin visa ở LSQ Pháp).
- Hoặc đó là nước mà bạn dự định ở lại lâu nhất trong hành trình du lịch châu Âu của mình.
Sẽ khó có câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi: xin Visa Schengen nước nào là dễ nhất, chính xác bao lâu thì được, vì điều đó còn tuỳ thuộc vào tình hình từng thời điểm. Theo kinh nghiệm của những người đã xin visa du lịch châu Âu từ trước, 4 nước Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha là dễ cấp visa Schengen hơn cả, các nước còn lại hầu hết là cần phải có bảo lãnh từ người thân, hoặc là không có văn phòng Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam.

Note:Nếu bạn muốn xin Visa tại một nước nhưng lại đến một đất nước khác đầu tiên thì vẫn ok nhé, miễn đất nước bạn xin Visa là nơi bạn lưu trú lâu nhất trong chuyến hành trình. Trường hợp này bạn cần có kế hoạch chi tiết, đưa cho hải quan xem lịch trình, khách sạn đã đặt trước để chứng minh rằng mình lưu trú tại đất nước xin visa là lâu nhất.

Hướng dẫn thủ tục tự xin visa Schengen

Theo 'lời đồn' của nhiều người đã xin được chiếc visa quyền lực của châu Âu này, thì xin visa Schengen ở LSQ Pháp là có khả năng đạt được cao hơn cả. Dưới đây là các bước làm thủ tục xin visa Schengen tại LSQ Pháp:
Tham khảo tại website từ DSQ Pháp:https://vn.ambafrance.org/Thong-tin-chung-ve-thi-thuc

Bước 1: Đặt lịch hẹn (bắt buộc)

Để đi nộp hồ sơ xin visa, bạn cần phải đặt lịch hẹn trước, bạn có thể gọi điện đặt lịch hẹn hoặc làm online. Hiện tại LSQ Pháp không tiếp nhận hồ sơ xin visa dạng du lịch hay thăm thân nữa, mọi người sẽ nộp tại agency tiếp nhận hồ sơ của LSQ Pháp là trung tâm TLS:
- Địa chỉ TLScontact ở Hà Nội: Tòa nhà Capital Tower, Tầng 17, Đường Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: + 84 (0) 24 3939 2662
- Địa chỉ TLScontact ở Saigon: Vincom Center, Tầng 12A, 72 Lê Thánh Tôn & 45 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Số điện thoại: + 84 (0) 24 3939 2662
Cách đặt lịch hẹn online:
- Vào link:https://fr.tlscontact.com/vn/, chọn nơi nộp hồ sơ.
- Đăng ký và kích hoạt tài khoản.
- Làm theo hướng dẫn. Lưu ý:
Purpose of Travel: chọn Short Stay -> Tourist
Personal Information: chọn option “I will fill out this information by hand at a later date”, rồi tiếp tục làm theo hướng dẫn.
- Sau khi hoàn tất, in giấy xác nhận lịch hẹn ra giấy và đem theo khi đến nộp hồ sơ.
Đăng ký tài khoản đồng thời bạn cũng có thể theo dõi toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ trên đây, bao gồm 8 bước, bước nào xong sẽ hiện xanh.
Note: Địa điểm nộp hồ sơ xin visa của Pháp phụ thuộc vào địa điểm bạn làm hộ chiếu. Nếu bạn làm hộ chiếu ở Hà Nội mà lại đang sống ở Sài Gòn thì phải bay ra Hà Nội làm hồ sơ đó nhé.
hình ảnh

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ cần thiết

Lưu ý cho bạn là tất cả hồ sơ này đều phải được chuẩn bị bằng tiếng Anh nhé.
I. Giấy tờ về thông tin cá nhân
1. Visa application form – Download từtrang chủ của LSQ Pháp tại Việt Namvà điền vào đó.
2. Ảnh thẻ (3.5×4.5) phông trắng (phông nền có màu không được chấp nhận), tốt nhất là hình mới chụp.
3. Passport (bản gốc + bản sao) còn thời hạn ít nhất 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản photocopy tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).
4. Chứng minh thư nhân dân (bản sao)
5. Sổ hộ khẩu (dịch thuật và công chứng tiếng Anh)
II. Giấy tờ chứng minh tài chính
6. Xác nhận ngân hàng về tiền gửi tiết kiệm. Bạn nên có một sổ tiết kiệm giá trị tầm 100-200tr, và đã gửi được từ 3 tháng trở lên.
7. Sao kê thẻ tín dụng trong vòng 3 tháng (xác nhận của ngân hàng, hoặc bạn có thể in các mail báo nợ hàng tháng cũng được).
8. Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng (đây là tài khoản trả lương để chứng minh thu nhập từ lương hàng tháng của bạn), có xác nhận từ ngân hàng.
III. Giấy tờ chứng minh công việc
9. Hợp đồng lao động (bản chính và bản sao), đơn xin nghỉ phép có ghi rõ thời gian nghỉ và được chấp nhận bởi công ty đang làm việc (nếu là sinh viên bạn cần có xác nhận của trường đang học), và phiếu lương 3 tháng gần nhất (có xác nhận của công ty).
Nếu bạn có công ty riêng, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty mình và các tờ kê khai thuế của công ty hàng tháng.
IV. Giấy tờ cho chuyến đi
10. Chứng nhận bảo hiểm du lịch: Thường thì phí bảo hiểm cho 1 chuyến du lịch châu Âu trong vòng 1 tháng là khoảng 500.000đ, và bạn sẽ được hoàn khoảng 90% số tiền phí này nếu bạn trượt visa, bạn nên hỏi trước nhân viên tư vấn bảo hiểm.
11. Bản in vé máy bay điện tử, xác nhận đặt phòng cho toàn bộ nơi ở trong suốt cuộc hành trình. Các website đặt phòng đều có các loại phòng có thể cancel miễn phí nếu bạn không chắc chắn về khả năng đậu visa.
12. Chứng minh mục đích của chuyến đi:
- Nếu đi thăm bạn bè, bà con thì nên có thêm thư mời trong trường hợp lưu trú tại nhà của người đó.
- Giấy xác nhận đăng kí trong trường hợp tham gia du lịch theo nhóm (tour) hoặc một giấy tờ khác phù hợp có thông tin về chương trình du lịch dự kiến.
- Nếu đi du lịch tự túc thì bạn cần có kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi, liệt kê các khoảng thời gian làm gì, ở đâu, di chuyển như thế nào, phân bổ chi phí ra sao...càng chi tiết thì càng tăng thêm độ tin cậy nhé. Lưu ý: nếu bạn xin visa ở nước bạn sẽ lưu trú dài nhất trong chuyến đi thì cũng cần phải ghi rõ trong lịch trình.
13. Thư bày tỏ (letter of expression): bạn nên viết một bức thư bằng tiếng Anh để bày tỏ mong muốn được đi du lịch châu Âu và cam kết sẽ tuân thủ mọi quy định của nước sở tại.

Bước 3: Nộp hồ sơ

- Đến nộp hồ sơ đúng giờ hẹn như trong lịch hẹn.
- Đem theo toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị đúng theo yêu cầu của phía LSQ, kể cả giấy xác nhận lịch hẹn. Bạn nên mang hết cả bản chính đi để nhân viên LSQ đối chiếu, sau đó họ sẽ trả lại bản chính cho bạn, chỉ giữ passport và sẽ trả lại bạn khi cấp visa.
- Khi đi nộp hồ sơ, hình trên visa sẽ được chụp trực tiếp tại TLS, nên hãy ăn mặc đẹp, chỉn chu để hình được long lanh nhé.
- Nếu hồ sơ được nhận, chi phí làm visa sẽ là 60 Euro phí thị thực + 29 Euro phí dịch vụ của TLS. Trả bằng tiền Việt, tỉ giá theo ngày hôm nộp hồ sơ.

Bước 4: Chờ để nhận lại passport

- Hồ sơ của mọi người sẽ được Lãnh sự Pháp xét duyệt. Nếu có nghi vấn hoặc cần thêm thông tin, Lãnh sự quán có thể yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ hoặc tham dự phỏng vấn. Trong trường hợp này, bạn yên tâm vì sẽ được email đầy đủ thông tin hướng dẫn.
- Nếu được yêu cầu phỏng vấn, bạn cũng đừng quá lo lắng, thường sẽ có 1 người Việt và 1 người Pháp hỏi để xác minh thông tin thôi, bạn chỉ cần trả lời tự tin, thể hiện được mong muốn đi du lịch của mình và đảm bảo không làm gì hại đến lợi ích của đất nước họ, thì sẽ dễ dàng qua thôi.
- Thời gian cấp visa là sau khi nộp từ 7-15 ngày, phía dịch vụ TLS sẽ gọi điện hoặc gửi mail thông báo bạn đến nhận lại passport. Từ sau khi nộp 3-7 ngày, bạn cũng có thể chủ động gọi điện cho LSQ về kết quả visa của mình.
- Tùy vào nước mình nộp hồ sơ xin Visa Schengen mà thời hạn hiệu lực visa và thời gian lưu trú sẽ khác nhau. Ví dụ như Pháp, xin đi 15 ngày họ có thể cấp cho mình đến 20 ngày hoặc 1 tháng (thời gian hiệu lực và lưu trú trùng nhau). Nhưng khi xin visa Ý thì họ cấp đúng số ngày lưu trú mình đề nghị, thời gian hiệu lực trước và sau thời gian lưu trú 1-2 ngày. Visa single entry chỉ có giá trị 3 tháng nên bạn nào có ý định du lịch châu Âu thì nên lưu ý thời gian xin visa Schengen nhé.
hình ảnh
Nếu may mắn nhận được visa thì xin chúc mừng, hãy xách balo lên và đến châu Âu ngay nào! Còn nếu không được, thì chúc bạn may mắn lần sau nè. LSQ sẽ trả lại passport kèm theo 1 thư từ chối, thường họ sẽ nêu lí do tại sao họ từ chối cấp visa Schengen cho bạn, bạn có thể khắc phục và nộp lại một bộ hồ sơ mới nhé.

Trường hợp xin visa Schengen tại các LSQ khác ngoài Pháp

- Nếu bạn muốn xin visa Schengen tại Pháp, Thụy Sĩ, Estonia thì nộp hồ sơ tại trung tâm TLS như trên:https://fr.tlscontact.com/vn/
- Còn đối với các nước Hà Lan, Ý, Đan Mạch, Áo, Bỉ, Croatia, Phần Lan, Iceland, Lithuania, Na Uy, các bạn xin visa tại trung tâm VFS:https://www.vfsglobal.com
+ Địa chỉ VFS tại Hà Nội: tầng 3, Tòa nhà Gelex, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
+ Địa chỉ VFS tại TP Hồ Chí Minh: tầng 4, Tòa nhà Resco, 94-96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM.
Thời gian nhận hồ sơ từ 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00 giờ
Thời gian trả hồ sơ từ 13:00 -16:00 giờ
- Riêng Slovenia và Luxembourg, bạn có thể nộp hồ sơ xin visa ở trung tâm VFS tại TP HCM (tại Hà Nội, hồ sơ xin thị thực đến Slovenia nộp tại Đại sứ quán Hungary, và hồ sơ xin thị thực đến Luxembourg nộp tại Đại sứ quán Bỉ).
- Tương tự khi nộp hồ sơ xin visa tại trung tâm VFS bạn cũng phải đặt lịch hẹn trước qua SĐT hoặc điền đơn online trên trang web tùy vào quốc gia mà bạn xin visa.
- Đối với hồ sơ xin visa Schengen của Ý nộp tại trung tâm VFS:
+ Nếu bạn hiện đang cư trú tại một trong 22 tỉnh thành từ Thừa Thiên Huế trở vào (CĂN CỨ VÀO SỔ HỘ KHẨU) thì phải nộp hồ sơ tại Trung tâm VFS ở Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nếu bạn hiện không cư trú nhưng đang làm việc tại các tỉnh thành đó thì vẫn được chấp nhận nộp tại Trung tâm VFS ở TP HCM căn cứ vào hợp đồng lao động và sổ tạm trú.
+ Nếu bạn cư trú ở các tỉnh thành còn lại từ Huế trở ra thì phải nộp hồ sơ tại Trung tâm VFS ở Hà Nội.
- Đối với hồ sơ xin visa Schengen của các nước còn lại ngoài Ý vẫn có thể nộp tại trung tâm VFS Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh tùy vào nơi bạn sinh sống và làm việc.
hình ảnh

Một số lưu ý khi xin visa Schengen

- Hồ sơ của bạn phải minh bạch. Trường hợp các bạn thiếu giấy tờ, làm hồ sơ giả (như khai gian nghề nghiệp, làm hợp đồng lao động giả hoặc giấy phép giả), khi nhân viên LSQ xác minh thấy gian dối thì sẽ loại hồ sơ của bạn.
- Tài chính của bạn phải đảm bảo đủ cho chuyến đi và bạn phải chứng minh là mình đủ 'giàu' để không ở lại nước người ta. Vậy thì bạn có bao nhiêu tiền thì cứ đưa vào sổ tiết kiệm càng nhiều càng tốt nha.
- Không có bảo hiểm du lịch cũng là một trong những lí do khiến hồ sơ của bạn bị từ chối. Đi du lịch châu Âu bạn bắt buộc phải có bảo hiểm du lịch cho cả chuyến đi, vừa là để xin visa vừa có lợi cho bản thân nhé.
- Hiện nay tình trạng nhập cư trái phép ở các nước châu Âu đang rất nóng, do vậy các bạn phải chứng minh được mình chỉ có ý định sang châu Âu du lịch thôi và tuyệt đối không ở lại. Một số lí do làm hồ sơ của bạn không đủ tin tưởng như: thu nhập không cao, công việc hiện tại không đủ ràng buộc, lịch sử đi du lịch chưa nhiều, không có tài sản ràng buộc tại Việt Nam...Trường hợp người độc thân hoặc đi du lịch tự túc một mình họ sẽ rất để ý đấy, bạn phải chuẩn bị hồ sơ kỹ càng và viết thư bày tỏ thể hiện rõ khát khao du lịch đến châu Âu của mình.
- Trường hợp bạn nào muốn đi thêm Anh thì xin visa Schengen trước (2 cái độc lập với nhau nhé) rồi sau khi có visa Schengen thì xin visa đi Anh sẽ có khả năng đậu cao hơn.
hình ảnh
Vì cácthủ tục để xin visa Schengenkhông hề dễ tí nào nên có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ làm visa này mà bạn có thể nhờ cậy, tuy nhiên kết quả cuối cùng vẫn nằm ở hồ sơ của bạn. Với những bạn có ý địnhdu lịchchâu Âu tự túc thì càng khó hơn nữa, nhưng vẫn hoàn toàn có thể xin được nhé. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp dù hồ sơ đạt tiêu chuẩn nhưng không được cấp visa với lí do chung chung là không đủ điều kiện cấp visa, nên kết quả còn phụ thuộc vào một phần 'may mắn' của bạn nữa đó.
Nguồn: tổng hợp

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 12/01/2023
Love
0 Bình luận
avatar
Ngọc Anh
0 Quốc gia
0 Tỉnh thành
4,573 Người theo dõi
0 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Những điểm check in siêu hot tại Đảo Cô Tô sẽ không làm bạn thất vọng.
Đèo Hải Vân hùng vĩ với nhiều danh thắng, một bên là biển, một bên là núi, là một trong những điểm đến được check-in nhiều nhất Việt Nam.
Những địa điểm bên dưới hẳn sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ đấy vì toàn những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội mà vốn dĩ đã rất quen thuộc rồi thôi. Dù quen thuộc nhưng chất nghệ trong ảnh thì đảm bảo cuốn hút.
Hành động bắt sao biển để chụp ảnh "check-in" là huỷ hoại nên sinh thái biển, tuy nhiên nhiều du khách tới Phú Quốc vẫn vô tư làm điều này.
Phú Yên bây giờ đâu chỉ có Ghềnh đá đĩa hay Phim trường Hoa vàng trên cỏ anh. Bạn đã biết 2 điểm check-in mới nhất tại Phú Yên chưa? Cùng khám phá xem 2 địa điểm đang "hot" rần rần với giới trẻ ở đây là gì nhé.
Lấy cảm hứng từ những chiếc bàn xoay của người thợ thủ công làng nghề gốm xứ Bát Tràng, công trình độc đáo này chắc chắn sẽ trở thành địa điểm check-in cực hot trong thời gian sắp tới.
Đón Giáng Sinh tại những quán cafe trang trí Noel ở Sài Gòn đẹp lung linh, ngàn góc sống ảo cho hội anh em bạn dì nè!
Vì mô hình homestay ở Quy Nhơn hầu như vẫn còn khá mới mẻ. Và bạn thì đang phân vân khá nhiều với việc lựa chọn trước điểm đến lưu trú cho chuyến đi sắp tới của mình?
Nối với thủ đô Tokyo thông qua cây cầu Rainbow. Nếu như có dịp du lịch Nhật Bản, thì Odaiba - hòn đảo nhân tạo lớn ở vịnh Tokyo là một điểm đến mà bạn nhất định không được bỏ qua
Ở TP.HCM, thật ra cũng không quá khó để bạn có thể cho ra những tấm hình chất lừ đâu nhỉ? Người ta thường nói chỉ cần sở hữu một máy ảnh chuyên dụng cùng một người bạn đồng hành lý tưởng là mọi thứ sẽ đâu vào đó