Núi Mắt Thần (núi Thủng) hiện là một trong những điểm đến mê hoặc mọi phượt thủ đến với Cao Bằng. Nơi đây được du khách ưu ái gọi bằng cái tên 'tuyệt tình cốc'.
Núi Mắt Thần ở đâu?
Núi Mắt Thần tọa lạc bên trong thung lũng xóm Bản Danh, thuộc xã Quốc Toản của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Vị trí cách Hồ Thang Hen chừng 2km. Theo đường tỉnh lộ, kháchDu lịch Cao Bằngrẽ phải để vào hồ Thang Hen. Sau đó, hỏi đường đến xóm Bản Danh. Rồi qua con đường mòn phía dưới chân núi sẽ bắt gặp núi Mắt Thần.
Đứng từ trên đỉnh núi, bạn sẽ thu trọn vào tầm mắt cảnh sắc của hồ Nặm Trá đã cạn khô nước. Thay vào đó là sự hiện diện của thảm cỏ xanh bạt ngàn, xung quanh có nhiều ngọn núi bao quanh. Chưa hết, những nương ngô uốn lượn điểm xuyến cho bức tranh thiên nhiên thêm phần cuốn hút.
Tên gọi núi Mắt Thần
Bà con người Tày ở địa phương gọi núi Mắt Thần là “Phja Piót” (núi Thủng). Sở dĩ tên gọi này xuất phát từ đặc điểm ngọn núi hoàn toàn khác biệt.Theo tour du lịch thác Bản Giốcđặt chân đến núi Mắt Thần, bạn sẽ choáng ngợp bởi có một lỗ thủng xuyên hai mặt ngọn núi. Độ cao chừng 50m so với mặt nước biển. Được hình thành bởi sự vận động nâng ở giai đoạn kiến tạo.
Thời điểm du lịch núi Mắt Thần Cao Bằng đẹp nhất
Vẻ đẹp tự nhiên vốn có của núi Mắt Thần được giữ vẹn nguyên quanh năm. Du khách sẽ có được kỳ nghỉ dưỡng lý tưởng khi bố trí thời gian du lịch phù hợp. Dù vậy, tham gia tour núi Mắt Thần mùa cạn (tháng 9 -10) được nhiều người ưu tiên hơn cả. Lúc này, hồ nước Thang Hen huyền thoại thường bị rút cạn trong vài giờ đồng hồ. Mở ra cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, quyến rũ của thác nước Nặm Trá.
Thưởng ngoạn khung cảnhấn tượng của núi Mắt Thần
Núi Mắt Thần Cao Bằng phát triển trong điều kiện địa hình đá vôi dạng tháp, bao gồm hệ thống nhiều khối núi đá hình tháp, nón đan xen. Vào mùa cạn, ngọn núi soi mình xuống các con hồ đang cạn dần. Để lộ ra bình nguyên cỏ mượt mà, tựa thảm lụa mềm mại. Những hồ nước không biến mất, thay vào đó chúng dường như nhỏ đi. Nhường chỗ cho cỏ cây hiện diện. Đến với núi Mắt Thần, khách đitour Cao Bằng dường nhưsẽ chạm tới trời. Sở dĩ ví von như vậy là nhờ vào khoảng cách giữa núi cùng mây trời thật khó phân biệt.