Blog Tri Tôn | An Giang
cover

Tri Tôn | An Giang

avatar
Nguyễn Khánh Vũ Khoa dot Thứ 4, 04/05/2022
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Chuyến đi khá ngắn ngủi, gần như lần đầu chơi cho biết, không nặng về yếu tố du lịch và check in. Tập trung nhiều về tìm hiểu văn hóa Khmer nên chưa đi đủ nhiều để chụp đủ hình về các danh lam thắng cảnh, kể cả ẩm thực và đời sống con người địa phương.
Hy vọng chuyến sau sẽ cập nhật thêm
Tri Tôn là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh An Giang, Việt Nam.
Tri Tôn là huyện có diện tích lớn nhất và dân cư thưa thớt nhất tỉnh An Giang, cách tỉnh lỵ - thành phố Long Xuyên 52 km về phía tây, cách thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 83 km về phía đông, cách thành phố Châu Đốc 44 km về phía tây nam và cách Lâm Viên - Núi Cấm 7 km. Huyện lỵ là thị trấn Tri Tôn.
Huyện có các di tích lịch sử như đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc..., có các núi Cô Tô, núi Dài, núi Tượng, núi Nước thuộc hệ thống Bảy Núi (Thất Sơn). Ngoài ra còn có núi Nam Qui, núi Tà Pạ (còn gọi là đồi Tà Pạ).
Tuy dân cư có phần thưa thớt hơn các vùng khác, nhưng trầm tích di sản văn hóa của vùng đất này hình thành từ sự đan xen văn hóa giữa 2 dân tộc Kinh và Khmer với đầy đủ các yếu tố dân tộc, tôn giáo, biên giới, với nhiều núi non hùng vĩ, hệ động, thực vật phong phú; hệ thống các đền, chùa và các khu du lịch, khu di tích lịch sử. Chính vì vậy, Tri Tôn được định danh là vùng núi thiêng, huyền bí mà ai cũng mong muốn được một lần đặt chân đến.
Tri Tôn có tổng cộng 37 ngôi chùa Khmer Phật giáo Nam tông, di sản kiến trúc đặc sắc có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân.
Chuyến đi trong dịp 30/4-1/5/2022 nên lượng dân đổ về miền Tây khá đông. Di chuyển bằng đường bộ rất nan giải.
Chặng di chuyển từ Sài Gòn đi Tri Tôn từ 4h30 chiều ngày 30/4 đến 11h đêm mới tới nới. Bến xe miền Tây gần như quá tải vì xe về không kịp.
Khí hậu tháng 05 tại Tri Tôn rất oi bức, hanh khô và gần như ít gió, mưa rải rác trong ngày.
Chúng tôi tham quan tổng số 4 chùa:
Chùa Soài So:
- Thăm hỏi Sư cả Chau Ty – Người viết kinh lá buông cuối cùng với các câu chuyện xoay quanh kinh lá buông huyền thoại
Chùa Xà tón (Xvayton)
- Chùa Xà Tón còn gọi là chùa Xvayton nằm ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn được xây dựng cách đây hơn 300 năm. Tương truyền, từ thời Bảy Núi vẫn còn là vùng rừng rậm, hoang vu, ít người lui tới. Trên những ngọn cây, từng đàn khỉ nối đuôi nhau chuyền cành, chúng dạn dĩ chọc ghẹo, níu kéo người qua đường. Thuở ấy, lũ khỉ hoang thường xuyên vào chùa, nhà dân, thân thiện như khỉ nhà. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh khỉ truyền cành đã trở nên quá thân thuộc nên chùa mới có tên là Xvayton (trong tiếng Khmer, “xvay” là khỉ, còn “ton” là đeo, níu kéo). Về sau, nhiều người đọc chạy là Xà Tón. Đến nay, chùa Xà Tón còn tồn tại nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ đến cả trăm năm, nơi gắn với hình ảnh lũ khỉ truyền cành.
- Đây là ngôi chùa tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của người Khmer ở Nam Bộ, là ngôi chùa Khmer xưa nhất tỉnh, và là nơi lưu giữ nhiều nhất về sách kinh lá có tại Việt Nam
Chùa Chikaeng Krom វត្តជីក្អេងក្រោម
(Chùa Chi-Cà-Ênh dưới)
- Chưa có nhiều thông tin về chùa, nhưng đây là ngôi chùa cổ và thường tổ chức các dịp lễ của người Khmer như múa các điệu nhảy truyền thống khmer như romvong, saravan, madozon, lam lieu... Chùa trang trí đẹp và có đông người tham gia vui tết Chol Chnam Thmay
Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num វត្តភ្នំតាបា
theo tiếng Khmer)
- Thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ An Giang. Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất, được bao quanh bởi rừng cây nên bầu không khí rất trong lành, thoáng đãng khiến cho du khách đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến vô cùng. Nếu bạn nào đang tìm cho mình một chốn vừa yên tĩnh vừa có cảnh đẹp thì chùa Tà Pạ là điểm đến lý tưởng.
Chùa Kon Kas (hay chùa Koh Kas, chùa Tual Prasat, chùa Tual Pra Sat)
- Là một ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thủy (Phật giáo Nam tông, Phật giáo tiểu thừa). Ngôi chùa Khmer này đặc biệt thu hút sự chú ý của du khách bởi chiếc cổng chùa nằm trên con đường xung quanh chỉ có đồng ruộng mênh mông, còn ngôi chùa thì thụt lùi bên trong ngay giữa cánh đồng, xa xa là những hàng cây thốt nốt đặc trưng của vùng An Giang.
- Cánh cổng tuyệt đẹp ấy được thiết kế theo phong cách thường thấy của những ngôi chùa Khmer với bốn trụ lớn, trên là ba chóp tháp, xung quanh được đắp nổi các hoa văn và phù điêu trang trí mang đậm văn hóa Khmer. Hai bên cổng là tượng thần rắn Naga quen thuộc. Với vị trí “đắc địa” của chiếc cổng chùa mà các bạn yêu du lịch đã gọi đây là “cổng trời”, hay “cổng thiên đàng”, “cổng thiên đường”. Rất nhiều bạn trẻ đến đây chỉ để chụp ảnh “check-in” với chiếc “cổng trời” này. Riêng người dân địa phương nơi đây thì quen gọi đây là “cổng thời gian” bởi bề ngoài xưa cũ của chiếc cổng.
Và một số thắng cảnh trong Tri Tôn:
- Cánh đồng thốt nốt
- Hồ Đá Đồi Tà Pạ
Chuyến đi khá ngắn ngủi, gần như lần đầu chơi cho biết, không nặng về yếu tố du lịch và check in. Tập trung nhiều về tìm hiểu văn hóa Khmer nên chưa đi đủ nhiều để chụp đủ hình về các danh lam thắng cảnh, kể cả ẩm thực và đời sống con người địa phương.
Hy vọng chuyến sau sẽ cập nhật thêm


tri tôn Homestay An Giang an giang

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 25/12/2022
Love
1 Bình luận
avatar
Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Hãy đi đến nơi bạn muốn khi còn có thể...

4 Quốc gia
42 Tỉnh thành
3 Người theo dõi
0 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Cục Sạc Đẹp quá ạ
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Đây không phải bài review, đây là nhật ký hành trình về một chuyến đi biển trên tàu gỗ tại xã Đông Hải, Trà Vinh. Một chuyến đi kỷ niệm....ngắm xem và nghe ngư dân kể về nghề đáy và nhìn ngắm cảnh lao động thường nhật của họ...
Tham gia Hội yến Diêu trì Cung và đêm lễ hội của Cao Đài tại Tây Ninh