Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, trải qua hơn 100 năm lịch sử, Quốc học Huế trở thành niềm hãnh diện trong lòng mỗi người con xứ Huế, mỗi người dân Việt Nam.
Tọa lạc trên trục đường chính Lê Lợi giữa trung tâm thành phố, ngôi trường THPT Chuyên
Quốc học Huế (tên thường gọi là Quốc học) mang trên mình sắc màu đỏ sẫm đầy bắt mắt cùng phong cách kiến trúc cổ kính.
Được xây dựng từ năm 1896 theo chủ dụ của vua Thành Thái Thái, mới đầu trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường với cấp bậc tiểu học chuyên giảng dạy tiếng Pháp, ngoài ra còn có thêm chữ Quốc ngữ, chữ Nho. Trường đã trải qua nhiều lần đổi tên từ trường Quốc học (1896 – 1936), trường Trung học Khải Định (1936 – 1954), trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955 – 1956) sau đó vào năm 1956 – nhân kỉ niệm 60 năm thành lập, trường đã được đổi về tên cũ là trường Quốc học.
Trường Quốc học được đặt móng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân độitriều Nguyễn), ban đầu trường chỉ có ba tòa nhà xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất nhưng đến khoảng những năm đầu của thế kỉ XX trường được xây cất lại bằng gạch ngói kiên cố theo kiểu Pháp. Ngày nay, khi đã trải qua hơn 100 năm, Quốc học đã được tu sửa khá nhiều và xây thêm dãy nhà mới nhưng trường vẫn giữ được nét riêng của mình.
Quốc học là trường Trung học đệ Nhất cấp đầu tiên ở Huế và là một trong ba ngôi trường trung học phổ thông lâu đời nhất ở Việt Nam, sau THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM – 1874) và THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP. Mỹ Tho – 1879). Nơi đây là cái nôi của rất nhiều hiền tài của đất nước, các bậc lãnh đạo chính trị của Việt Nam như chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng thống Ngô Đình Diệm, đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng bí thư Trần Phú, tổng bí thư Hà Huy Tập... Ngay giữa dãy nhà trung tâm, ở vị trí cao nhất, trang trọng nhất, câu nói nổi tiếng của đại học sĩ Thân Nhân Trung; “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” như một lời nhắc nhở cho bao thế hệ học sinh của trường phải cố gắng rèn luyện học tập để tiếp nối truyền thống hiếu học của mái trường Quốc học nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. dấu ấn lịch sử "Quốc học Huế"
Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, trải qua hơn 100 năm lịch sử, Quốc học Huế trở thành niềm hãnh diện trong lòng mỗi người con xứ Huế, mỗi người dân Việt Nam.
Tọa lạc trên trục đường chính Lê Lợi giữa trung tâm thành phố, ngôi trường THPT Chuyên Quốc học Huế (tên thường gọi là Quốc học) mang trên mình sắc màu đỏ sẫm đầy bắt mắt cùng phong cách kiến trúc cổ kính.
Được xây dựng từ năm 1896 theo chủ dụ của vua Thành Thái Thái, mới đầu trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường với cấp bậc tiểu học chuyên giảng dạy tiếng Pháp, ngoài ra còn có thêm chữ Quốc ngữ, chữ Nho. Trường đã trải qua nhiều lần đổi tên từ trường Quốc học (1896 – 1936), trường Trung học Khải Định (1936 – 1954), trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955 – 1956) sau đó vào năm 1956 – nhân kỉ niệm 60 năm thành lập, trường đã được đổi về tên cũ là trường Quốc học.
Trường Quốc học được đặt móng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân độitriều Nguyễn), ban đầu trường chỉ có ba tòa nhà xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất nhưng đến khoảng những năm đầu của thế kỉ XX trường được xây cất lại bằng gạch ngói kiên cố theo kiểu Pháp. Ngày nay, khi đã trải qua hơn 100 năm, Quốc học đã được tu sửa khá nhiều và xây thêm dãy nhà mới nhưng trường vẫn giữ được nét riêng của mình.
Quốc học là trường Trung học đệ Nhất cấp đầu tiên ở Huế và là một trong ba ngôi trường trung học phổ thông lâu đời nhất ở Việt Nam, sau THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM – 1874) và THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP. Mỹ Tho – 1879). Nơi đây là cái nôi của rất nhiều hiền tài của đất nước, các bậc lãnh đạo chính trị của Việt Nam như chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng thống Ngô Đình Diệm, đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng bí thư Trần Phú, tổng bí thư Hà Huy Tập... Ngay giữa dãy nhà trung tâm, ở vị trí cao nhất, trang trọng nhất, câu nói nổi tiếng của đại học sĩ Thân Nhân Trung; “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” như một lời nhắc nhở cho bao thế hệ học sinh của trường phải cố gắng rèn luyện học tập để tiếp nối truyền thống hiếu học của mái trường Quốc học nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.