Đi trọn thế gian, ăn trọn những món ăn ngon của đường phố Châu Á cùng với loạt phim truyền hình Street Food (Ẩm thực đường phố) của Netflix mới được phát vào cuối tháng 4 vừa qua. Bạn đã sẵn sàng chưa?
Xuất hiện từ năm 1990, với mục đích ban đầu chỉ là giới thiệu các địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi dọc đường dành cho khách du lịch. Nhưng giờ đây, không những mang giá trị tôn vinh nền ẩm thực của thế giới, Michelin còn là danh hiệu vô cùng danh giá và giá trị đối với hầu hết tất cả các nhà hàng trên khắp thế giới. Hằng năm, các chuyên gia ẩm thực thế giới sẽ trà trộn vào các quán ăn mà họ đã "nghía" trước để thưởng thức các món ăn như bất kỳ vị khách nào. Sau đó, các món ăn ở đây sẽ được phân tích và đánh giá kỹ lưỡng xem có đạt được các tiêu chuẩn về sao Michelin hay không?!
Và một khi quán ăn hay nhà hàng nào đạt được sao Michelin thì chứng tỏ đây là một trong những quán ăn ngon nhất, tốt nhất trên thế giới. Và đảm bảo, dù là 1, 2 hay 3 sao đi chăng nữa, thì hầu như các nhà hàng cũng đều phất lên như “diều gặp gió”. Người ta thường truyền tai nhau rằng "tất cả các thực khách muốn đến thưởng thức những nhà hàng “đạt chuẩn” này thì không phải là điều dễ dàng gì, đôi khi việc đặt trước và chờ đợi phải kéo dài đến cả năm trời" nữa đấy!
Và hỏi nhỏ nhé! Bạn đã khi nào băn khoăn tự hỏi rằng: “Đến bao giờ thì mình mới góp đủ tiền để đến ăn một bữa” hay chưa?
Sự kì diệu của Street Food đã làm nên kì tích?!
Và nếu như bạn đã xem qua được 3 tập phim Street Food của Netflix vừa qua thì sướng thôi rồi! Bởi hình ảnh xuất hiện trên những thước phim đều là những quán ăn bình dân đúng nghĩa, khi mà thực khách đến đây sẽ không phải quá băn khoăn hay lo lắng về giá tiền, vả lại còn cực kì yên tâm về chất lượng món ăn và thái độ phục vụ nữa cơ! Tuy nhiên, đằng sau ấy là những câu chuyện về cuộc đời của các đầu bếp đường phố và những món ăn đặc trưng của họ mới là thứ đáng xem hơn cả của series này đấy.
Điều làm nên sự khác biệt của Street Food với các series ẩm thực rất nổi tiếng như Chef’s Table, Ugly Delicious hay Salt Fat Acid Heat...?
Khác với phần lớn thời lượng để giới thiệu về những đầu bếp nổi tiếng trên thế giới với nhiều món ăn được chế biến cầu kì, tinh xảo. Và cái cách mà series "ẩm thực đường phố Châu Á" này tái hiện lại gần gũi và thân thuộc đến mức khó ngờ. Ở đây không đơn thuần chỉ là những câu chuyện về ẩm thực, - với những món ăn địa phương dân dã, những quán ăn lề đường tấp nập mà đó còn là những câu chuyện về hương vị của đời người - hình ảnh những vị đầu bếp lao động vất vả chế biến món ăn và giữ gìn di sản truyền thống của gia đình họ.
Gặp gỡ từng "anh hùng" ở từng địa phương
• Chẳng cao cấp và sang trọng như những nhà hàng từng nhận sao Michelin khác. Nhưng Raan Jay Fai lại tận dụng được cho mình 1 phần không gian nhà ở để đặt vài chiếc ghế, vài cái bàn (thậm chí còn tràn ra cả bên vệ đường). Và món ăn nổi tiếng nhất của Raan Jay Fai chính là món trứng cuộn cua huyền thoại (thịt cua ở đây tươi mới và mềm mại lại không ngấm quá nhiều dầu mỡ ngây ngấy được bọc bên trong lớp trứng khá dày rán đủ độ thơm ngon và giòn dai chứ không quá mềm bở). Ngoài món trứng cuộn cua thì quán còn phục vụ đa dạng các món ăn khác nhau nhưng nguyên liệu chính vẫn là hải sản.
Tuy nhiên, 1 điều đáng trân quý mà bạn không nên bỏ qua ở đây đó là cô chủ quán Raan Jay Fai đã ở ngưỡng 70 tuổi nhưng mỗi ngày vẫn xuống bếp để trực tiếp nấu từng món ăn phục vụ các vị khách hàng, đảm bảo rằng món nào cũng có hương vị đúng chuẩn nhất.
Bangkok, Thailand
Jay Fai (crab omelet, tom yum soup, drunken noodles)
Khun Suthep (hand-pulled BBQ pork noodles)
Jek Pui (curries)
• "Với hơn 1 triệu người kiếm sống bằng nghề bán thức ăn đường phố". Ở TP.HCM (Việt Nam) đông đúc và náo nhiệt mỗi ngày, ta sẽ gặp chị Trước với quán ốc lề đường của chị. Từ cách chế biến món ăn và cho đến việc tận tâm lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi sống trong những phiên chợ nửa đêm về sáng, mà chị đã xem đó như là “món quà” lớn nhất mà món ăn đường phố tặng cho mình.
Ho Chi Minh City, Vietnam
Truoc (snails)
Anh Manh (pho)
• "Making people laugh is more important than making money" - là câu nói mà chú Toya đầu trọc ở Osaka (Japan) đã nói. Không chỉ là một người đầu bếp, mà khi nấu chú còn thường xuyên diễn trò, chọc cười thực khách của mình khiến cho ai cũng gọi chú là ông hề ...
Osaka, Japan
Toyo (tuna cooked with a blowtorch)
Mr. Kita (takoyaki)
Goshi (okonomiyaki)
• Ở thành phố Yogyakarta, thủ phủ đảo Java (Indonesia), ta gặp gỡ một bà cụ 100 tuổi, Mbad Lindu, người làm món mít hầm và bán hơn 86 năm qua trong một khu chợ địa phương.
Yogyakarta, Indonesia
Mbah Satinem (jajan pasar)
Leonarda Tjahjono (jajan pasar)
Mbah Lindu (gudeg)
Yasir Ferry Ismatrada (mie lethek)
• Ở New Dehli, Seoul, Singapore, Indonesia ... ta cũng gặp nhiều “chiến binh ẩm thực đường phố Châu Á” như vậy, những người hầu như dành cả cuộc đời mình bên bếp lửa bốc khói, nấu những món ăn bằng cả trái tim mình.
Delhi, India
Dalchand Kashyap (chaat)
Mohamed Rehan (nihari)
Karim’s (seekh kebabs)
Dharmender Makkan (chole bhature)
Chiayi, Taiwan
Grace Chia Hui Lin (fish head soup)
Uncle Goat (goat stew)
Li-Hua and Liu-Zhu (turkey rice)
Tsui-Eh (tofu pudding)
Seoul, South Korea
Cho Yonsoon (knife-cut noodles)
Gunsook Jung (soy-marinated crab)
Gumsoon Park and Sangmi Chu (mung bean pancakes)
Jo Jungja (rice fried in a waffle maker)
Singapore
Aisha Hashim (putu piring)
Master Tang (wanton noodles)
KEK Seafood (chili crab)
Niven Long (chicken rice)
Cebu City, Philippines
Florencio “Entoy” Escabas (reef eel stew)
Leslie Enjambre (lechon cebu)
Ian Secong (tuslob-buwa)
Rubilyn Diko Manayon (lumpia)
Có thể thấy, hầu hết các "anh hùng" ẩm thực đường phố Châu Á trong series Street Food của Netflix đều là phụ nữ, và phần lớn trong số họ đều lớn tuổi, và gắn bó gần như cả cuộc đời với cái tên Street Food ... Thế nhưng không phủ nhận, những câu chuyện của các đầu bếp "anh hùng đường phố" này đang và vẫn sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều người, bởi trong sự thành công của họ, đâu đó chúng ta vẫn cảm nhận được rất nhiều hương vị cuộc đời hòa quyện trong từng món ăn mà họ chế biến đấy nhỉ?