Blog Kinh nghiệm sử dụng 3G ở Châu Âu Phần I
cover

Kinh nghiệm sử dụng 3G ở Châu Âu Phần I

avatar
SIM DU LỊCH 3/4G & WIFI dot Thứ 5, 18/10/2018
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Sau bao tháng ngày mơ ước đi du lịch Châu Âu, gắng dành lúa đi khám phá thế giới. đi nước ngoài không hẳn là chuyện dễ với các bạn mới đi lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ và thắc mắc. Thế nên tip này ra đời phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cũng như sống ảo của mọi người.
Khi đi du lịch nước ngoai có quá nhiều thứ không quen thuộc nên bạn luôn cần có internet để tra cứu thông tin, đường xá, up hình khoe facebook hay giữ liên lạc với người thân. Thường ở Châu Âu không có wifi free trừ khi bạn vào nhà hàng hoặc quán café vậy nên hãy luôn có sim 3g hoặc cục phát wifi để chủ động hơn.
Tìm đường qua google map (điều quan trọng nhất), tìm tuyến tàu, xe, phương tiện công cộng.
Dễ dàng liên lạc với người thân, chủ nhà.
Tra cứu thông tin du lịch, sử dụng facebook, instagram ụp hình,…
Dùng các app đặt xe như uber,…
Nói chung có internet bạn sẽ tiết kiệm được rất rất nhiều tiền khi đi du lịch
hình ảnh

Sử dụng sim 3G-4G khi ở châu Âu

Nếu bạn có kế hoạch du lịch châu Âu dưới 1 tuần và du lịch một mình có thể bạn không cần thiết phải mua sim 3G vì chi phí sẽ đắt mà nhu cầu liên lạc không nhiều. Nếu cần lắm bạn có thể chờ đến khi về hostel hoặc chấp nhận 1-2 lần vào quán cafe hoặc một tiệm bánh nhỏ để kết nối nhờ wifi. Nhưng với những bạn có ý định phượt châu Âu với thời gian từ hơn 1 tháng hoặc đi theo nhóm thì các bạn nên mua 1 cái sim 3G ở đây, chi phí sử dụng không lớn nếu bạn biết cách.
Với những điện thoại sử dụng công nghệ GSM(“Global System for Mobiles”) ở Việt Nam thì khi sang châu Âu đều có thể hoạt động tốt vì công nghệ ở đây là như ở Việt Nam. Với những điện thoại sử dụng công nghệ CDMA thì bạn sẽ phải xem lại khả năng tương thích của điện thoại mình, nhưng một tin vui là với hầu hết những điện thoại mới nhất bây giờ thì công nghệ CDMA đều có thể sử dụng tốt ở châu Âu vì nhà mạng ở nước bạn đều hỗ trợ.
Bạn có thể cân nhắc một số cách sử dụng điện thoại sau khi ở châu Âu:

Phương thức Roaming

Đây là cách dễ nhất nhưng bạn sẽ dễ ngất đi khi về nhà và nhìn thấy cái hoá đơn thanh toán tiền điện thoại. Theo mình biết thì cước gọi trong vùng chuyển (nội bộ châu Âu) khi roaming của nhà mạng Viettel là 22k/phút, gọi về Việt Nam là 33k/phút, nhận cuộc gọi là 11k/phút. Ngoài ra phí 3G cũng trên trời luôn, 2.150đ/10kb lưu lượng sử dụng. Cách này thì tất nhiên là không nên dùng. Bạn có thể tìm xem bảng giá cước chuyển vùng Viettel, Mobifone, Vinaphone để rõ hơn. Tốt nhất bạn nên tháo sim ra cất đi trước khi lên máy bay để không bị trừ tiền oan. Bởi khi điện thoại bạn nhận tin nhắn cũng bị tính cước rồi.
hình ảnh

Sim 3G-4G trả trước của một nhà mạng ở châu Âu

Trước khi nghĩ đến việc mua sim, bạn cần biết chắc chắn chiếc smartphone của bạn hiện tại có bị khoá mạng ở Việt Nam không. Với những chiếc iphone khoá mạng của các nhà mạng như Viettel, Vinaphone bạn đều có thể dễ dàng yêu cầu họ unlock cho bạn với giá khá rẻ là từ 500k -600k vnd. Hoặc nếu lỡ sang rồi bạn mới có nhu cầu thì bạn cũng có thể dễ dàng tìm một cửa hàng và nhờ họ unlock hộ với giá chỉ tầm $20-$30. Sau khi unlock bạn có thể dễ dàng mua một chiếc Sim 3G trả trước ở một nhà mạng nào đó ở châu Âu.
Mỗi quốc gia ở châu Âu đều có rất nhiều các nhà mạng khác nhau với các mức giá, cách thức khác nhau để bạn lựa chọn. Bạn cũng có thể mua sim ở những cửa hàng tạp hoá, siêu thị, hoặc như ở Pháp, bạn phải mua ở cửa hàng điện thoại di động và phải đưa hộ chiếu để mua. Một cách khác mua sim là bạn vào website của nhà mạng đặt mua bằng thẻ tín dụng và họ sẽ gửi về cho bạn theo địa chỉ bạn đăng ký như hostel bạn ở, nhà của một người bạn nào đó sau một vài ngày. Nhưng thường thì khi đi phượt bạn chỉ ở 1-2 ngày ở một thành phố nên cách này cũng không hiệu quả lắm, cứ ra cửa hàng mua trực tiếp cho nhanh.
Thông thường mua giá mua sim cũng không quá cao, tầm giá 10euro/sim thì trong đó sẽ có giá trị tiền sử dụng là 5 euro, cước sử dụng dao động trong khoảng từ $20 đến $50/tháng cho việc nghe gọi nhắn tin và cước 3G. Bạn cũng có thể mua những gói ngắn hơn như trả theo ngày, theo tuần phù cho phù hợp với lịch trình của mình, tuy nhiên cần cẩn trọng khi gói bạn mua hết hạn thì cước phát sinh sẽ rất đắt.

Với những ai đến châu Âu mới mua sim

Hiện tại có một số nhà mạng tung ra loại sim dành riêng cho dân phượt châu Âu ví dụ như nhà mạng LeFrenchMobil của Pháp, gọi nội địa Pháp free, gọi nội địa châu Âu chỉ có 0.15euro/phút. Các bạn có thể tham khảo ở link này: https://www.lefrenchmobile.com/en/sim-cards-for-europe.html.
Ngoài ra bạn có thể mua một thẻ sim từ Orange, một trong những nhà mạng lớn nhất của Pháp, khi dùng sim của nhà mạng này nếu cần xem số dư bạn có thể nhấn gọi #123#. Với giá 25 euro/sim card bạn có những dịch vụ sau:
• Thẻ sim và số di động của Pháp
• 60 phút gọi trong khối EU
• 50 tin nhắn trong khối EU (gửi và nhận)
• 200MB data 3G khi đi trong nội bộ châu Âu
• Có thể nạp tiền thêm khi sử dụng hết các dịch vụ miễn phí trên
Lưu ý là loại sim gọi trong châu Âu của hãng Orange này không có bán ở sân bay CDG mà chỉ ở các điểm bán trong Paris. Mặt khác nếu bạn nào mà xác định dùng nhiều, muốn top-up (nạp tiền) thêm thì nên nạp luôn trên đất Pháp, vì sẽ không nạp được tiền cho sim Orange ở các nước khác ngoài biên giới Pháp.

Với những ai có sự chuẩn bị và đi dài ngày

Nếu bạn có thời gian chuẩn bị kỹ càng ở nhà, chuyến đi của bạn kéo dài khoảng 1 tháng, bạn có thể chọn các loại sim trả trước của các nhà mạng Châu ÂU.

Orange

Với thẻ sim này, du khách có thể sử dụng trong 14 ngày, với 10 GB dung lượng 4G, có thể nghe gọi trên 40 quốc gia trong châu Âu, và 2 giờ gọi đến khắp nơi trên thế giới.
Quy trình kích hoạt không thể đơn giản hơn, chỉ cần thanh toán, mở hộp, lấy thẻ sim và lắp vào máy, sau khi mở khóa mạng tự động, bạn nên khởi động lại điện thoại. Thế là bạn đã có 14 ngày sử dụng dữ liệu 4G rồi.
hình ảnh

Three sim

Thẻ Three sim cũng là một tiện ích đáng lưu ý khi bạn có ý định ghé qua nước Anh, với gói cước này bạn sở hữu 300 phút gọi đi Anh, nhắn 3000 tin nhắn, 12GB mạng cho 30 ngày sử dụng. Cũng rất hấp dẫn phải không nào?
hình ảnh

Travel Wifi sim

Thẻ sim của Travel Wifi không giới hạn dung lượng sử dụng, thời gian nghe gọi và nhắn tin, bạn có thể chia sẻ mạng với những thiết bị khác. Ngoài châu Âu, thẻ SIM còn có thể dùng được ở Canada và Mỹ

Bouygues telecom

Với Bouygues bạn có nhiều lựa chọn hơn cho thẻ sim trả trước nhưng dung lượng dữ liệu gói khá thấp, hãy lựa chọn thẻ sim phù hợp với chuyến đi của mình

SFR

SFR hiện tại cung cấp gói cước 120 phút đàm thoại + 1000 tin nhắn với 20 GB dữ liệu gói 4G từ Pháp tới các nước khác trên thế giới và đặc biệt là cho phép chia sẻ Hotspot

FREE

Và cuối cùng là nhà mạng FREE, với FREE bạn sẽ được cung cấp:
• 2 €: 1 tháng sử dụng với 2 giờ đàm thoại (trong nước Pháp), SMS + MMS miễn phí, 50MB dung lượng dữ liệu gói
• 19.99 €: 1 tháng sử dụng không gới hạn thời gian đàm thoại (trong nước Pháp), SMS + MMS, 20 GB dung lượng dữ liệu gói.
Ngoài ra còn có khoản phí mua thẻ sim tính riêng: 10 €
Việc có một chiếc smartphone đồng hành cùng bạn trong chuyến du lịch – phượt châu Âu là vô cùng cần thiết vì nó giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Còn việc mua thêm Sim 3G thì bạn có thể cân nhắc khi đi dài ngày và đi với nhóm đông cần liên lạc tránh lạc mất nhau, còn không thì không cần mua Sim làm gì cứ tận dụng wifi free cũng được. Tuy vậy mình vẫn đề xuất là không nên phụ thuộc vào smartphone quá mà hãy cố gắng chỉ dùng nó khi cần thiết, hãy nói chuyện giao tiếp với người bản xứ nhiều hơn. Nên cố gắng giảm thời gian truy cập mạng xã hội thay vào đó tận dụng thời gian tìm hiểu, giao lưu văn hoá và khám phá vùng đất mình đi phượt nhiều hơn nữa.
Nguồn tổng hợp

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 10/01/2023
Love
0 Bình luận
avatar
SIM DU LỊCH 3/4G & WIFI travel blogger

Chuyên trang Sim card du lịch 4&5G, thiết bị phát wifi

36 Quốc gia
0 Tỉnh thành
4,718 Người theo dõi
2 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Chi tiết bảng giá Sim du lịch quốc tế 4G, 5G mới nhất tháng 2019
Tha hồ vi vu - kết nối - dùng thả ga với mức giá ưu đãi đặc biệt lên đến tận 50% cho tất cả các loại sim du lịch thần thánh!!
Bảng giá sim du lịch mới nhất 2018
Một chiếc sim du lịch thần thánh có thể giúp các bạn dễ dành liên lạc với nhau trong suốt quá trình du lịch, lưu trú tại nước ngoài. Ngoài ra một chiếc sim du lịch có kết nối 3g,4g sẽ hỗ trợ bạn cực đắc lực trong việc tìm kiếm thông tin hay đường xá trong quá trình du lịch. Vậy sim du lịch là gì và bạn có thể mua sin du lịch ở đâu tại TP.HCM.
Khi đi du lịch nước ngoài, nhiều người thường băn khoăn về vấn đề liên lạc và internet. Bài viết này xin chia sẻ một số KINH NGHIỆM MUA SIM KHI ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI để giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt hơn trước chuyến đi của mình.
Bảng giá Sim du lịch 4G mới nhất năm 2018
Tiếp nối với phần 1 giới thiệu với các bạn một số cách sử dụng 3G, phần 2 Gody sẽ chia sẻ một số tip sử dụng sim tiết kiệm ở Châu Âu.