Holi là một lễ hội mùa xuân của người theo đạo Hindu ở Ấn độ và Nepal, còn được gọi là lễ hội màu sắc hay lễ hội chia sẻ tình yêu. Holi là một lễ hội kéo dài trong hai ngày thường là vào những ngày cuối của tháng 2 và giữa của tháng 3 theo lịch Gregorian. Năm nay, lễ hội Holi được tổ chức từ ngày 09/03 đến 10/03/2021.
Với mong muốn được khám phá tìm hiểu thêm về văn hoá, truyền thống cũng như cuộc sống của con người Ấn độ, đoàn chúng tôi gồm 14 thành viên xuất phát từ Việt nam ngày 06/03/2021.
Với 05 ngày khám phá Ấn độ trài dài từ New Delhi - Japur - Mathura - Agra - New Delhi, đặc biệt là được tham dự lễ hội Holi, lễ hội truyền thống sắc màu lớn nhất tại Ấn độ được tổ chức tại Đền thiêng thiêng Shri Bankey Bihari ở Virdavan - Mathura.
Một vài thông tin về lễ hội Holi Ấn độ và hình ảnh được thực hiện tại lễ hội Holi 2021.
Nguồn gốc lễ hội
Có nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc của lễ hội ném bột màu, lễ hội Holi nổi tiếng Ấn Độ mà trong số đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện về nữ quỷ có tên Holika và Prahlad. Prahlad là con trai của Hiranyakashipu - vua của muôn loài ma quỷ.
Con trai vua quỷ tên là Prahalad là người thờ phụng cuồng nhiệt thần Vishnu. Vua quỷ tức giận, quyết định giết con để ra uy nhưng mọi nỗ lực của hắn đều thất bại. Vua quỷ bèn nhờ em gái là Holika là người vốn có sự miễn nhiễm với lửa để trừng phạt con trai. Hắn ta đốt một đống lửa lớn, bảo Holika ngồi lên đống lửa, tay ôm chặt Prahalad. Thần Vishnu bèn hiện hình để cứu Prahalad và quỷ Holika đã bị trừng phạt. Ngọn lửa được đốt trong đêm Choti Holi được người Ấn Độ tin rằng là biểu tượng của sự tiêu diệt ma quỉ và bóng tối.
Ngoài ra còn có những câu chuyện khác liên quan tới Holi, giống như chuyện của Krishna và Radha. Krishna có làn da là màu xanh, đem lòng yêu Radha. Nhưng vì xấu hổ bởi màu da khác nhau của mình, Krishna làm theo lời khuyên của mẹ và bôi sơn lên mặt mình để hai người có làn da giống nhau.
Biểu tượng của màu sắc
Màu sắc có ý nghĩa khác nhau trong suốt Holi, xanh lá cây là một biểu tượng cho sự tinh khiết ở Ấn Độ, trong khi màu đỏ đại diện cho lễ hội. Màu đỏ tươi được cho là biểu tượng cho sự thay đổi, trong khi màu da cam được xem là màu sắc của hạnh phúc. Màu sắc khác nhau thường được làm bằng các vật liệu khác nhau, bao gồm các loại thảo mộc và gia vị, hoa và bột. Nhiều tuần chuẩn bị cho Holi, để có được màu sắc vừa phải.
Team Việt nam giao lưu tại lễ hội.
Các nghi lễ truyền thống
Vào đêm trước của lễ hội, thường đúng lúc hoặc sau khi mặt trời lặn, mọi người lại cùng nhau tụ tập và châm lửa các giàn thiêu. Nghi lễ này được gọi là Holika Dahan. Nghi lễ tượng trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Mọi người cùng hát hò và nhảy múa vui vẻ quanh đống lửa.
Lễ hội Holi chính thức được bắt đầu vào buổi sáng hôm sau và mọi người chơi đùa với màu sắc. Ai ai cũng nắm trong tay bột màu khô hoặc các quả bóng có chứa dung dịch màu để ném và phun màu vào những người khác.
Theo truyền thống, những loại màu sắc này được pha trộn từ các loại thực vật tự nhiên, do đó có thể dễ dàng tẩy sạch như nghệ tây, gỗ đàn hương và hoa hồng. Mọi người cùng nhau đổ ra đường để tham gia vào trò chơi thú vị này. Đến cuối buổi sáng, ai ai trông cũng giống như một bức tranh đầy màu sắc. Và đây chính là lý do mà lễ hội Holi còn có tên gọi là “Lễ hội Sắc màu “.
Người dân tập trung thành từng nhóm hát hò và nhảy múa trong khi tiếng trống và dholak. Cứ vào mỗi lúc “cuộc chiến” với sắc màu được tạm dừng, mọi người lại cùng ăn các món gujiya, mathri, malpuas và nhiều món ăn truyền thống khác. Bhang, một loại đồ uống chế biến từ các loại thảo mộc địa phương cũng là một phần không thể thiếu của lễ hội Holi.
Sau một ngày chơi đùa với màu sắc, mọi người đi tắm rửa sạch sẽ và mặc những bộ trang phục mới để chào đón bạn bè và người thân ghé chơi. Holi cũng là một lễ hội của sự tha thứ và bắt đầu một khởi đầu mới, với mục đích tạo ra sự hài hòa trong xã hội, bỏ lại đằng sau mọi thù hận.
Địa điểm tổ chức
Vì lễ hội Holi được coi là lễ hội truyền thống và được tổ chức tại các đền thiêng được người Ấn thờ phụng như: Đền Shri Bankey Bihari ở Virdavan - Mathura, hoặc một vài đền thiêng khác.
Một vài địa điểm tổ chức nổi tiếng như:
- Shigmostav ở Goa.
- Mathura & Vrindavan (đền Dwarkadheesh ở Mathura hoặc đền Bihari ở Vrindavan )
- Barsana ở Utta Pradesh.
...
Các lưu ý khi đi lễ hội:
- Vì được tổ chức tại các đền thiêng, nên ăn mặc kín đáo.
- Lưu ý tránh các em bé, người dân .... bưng bát bột màu và đóng dấu lên trán, má .... -> Họ sẽ vòi tiền sau khi đóng.
- Máy chụp ảnh cần được bảo vệ cẩn thận do một số người dùng nước pha màu bắn.
- Tránh chen lấn vào khu quá đông, dễ bị ngộp thở và chèn ép lên nhau.
- Bột màu thiên nhiên nên chỉ cần tắm gội là sạch.
- Nên mặc quần áo bình thường, không cần mặc đồ trắng vì đa số người Ấn sẽ mặc đồ hàng ngày tham gia.
- Khi bị tạt bột màu hoặc đổ bột màu lên đầu vui vẻ đón nhận, vì đó là lời chúc và cầu mọi điều tốt lành.
Hình ảnh tại lễ hội Holi 2021
Pháo Đài Agra ( The Agra Fort )Pháo đài Agra (Agra fort)agraNew DelhiIndia
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
La Ngâu, địa điểm cắm trại mới tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Nói đến Tánh Linh, rất nhiều người hình dung đến một địa điểm du lịch nổi tiếng, Đức Mẹ Tà Pao, Khu du lịch Sinh thái Thác Bà ....
Ồn ào, lấy dao dĩa bàn khác, yêu cầu đòi hỏi quá mức, mang đồ ăn, thức uống từ bên ngoài vào, hút thuốc, ko giữ vệ sinh nơi công cộng ... là những thói quen khiến rât nhiều người Việt bị kỳ thị khi đi du lịch nước ngoài.
Mấy hôm nay, cộng đồng mạng đang râm ran vụ chị hành khách đi máy bay Vietjet bị thu tiền hành lý xách tay quá cân, khách đi Jetstar chửi thấu trời vì cái cân đặt trước quầy ra máy bay ‘tố’ khách gian lận.
May mắn có khá nhiều dịp đi Camp, Farm tại Mỹ nên chia sẻ với mọi người 01 chuyến đi Farm. Xin phép giữ nguyên tiếng Anh vì dịch ra tiếng Việt ko sát thực tế lắm.
Popa Taung Kalat là một tu viện Phật giáo được dát vàng nếu nhìn những bức hình chụp có lẽ tuyệt đẹp như tranh vẽ nằm lơ lững giữa trời mây tại Miến Điện. Nằm trên đỉnh ngọn núi cao 737 mét, cách 50 km phía Đông Nam thành phố Bagan.
Khu đền tháp Mỹ Sơn là một Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1999. Tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, nơi đây thu hút đông đảo du khách tìm đến bởi vẻ đẹp thâm nghiêm, cảnh sắc núi non hùng vĩ. Thánh địa Mỹ Sơn được xem là công trình kiến trúc kết tinh những giá trị văn hóa tinh thần của nền văn minh Chăm Pa