Popa Taung Kalat là một tu viện Phật giáo được dát vàng nếu nhìn những bức hình chụp có lẽ tuyệt đẹp như tranh vẽ nằm lơ lững giữa trời mây tại Miến Điện. Nằm trên đỉnh ngọn núi cao 737 mét, cách 50 km phía Đông Nam thành phố Bagan.
Phương tiện di chuyển: Mình thuê xe theo ngày từ Bagan đi, giá khoảng 40,000 kyats.
Khoảng cách: Cách trung tâm Bagan tầm 40km.
Ăn uống: Nhà hàng Yagon, cách đền Popa Taung Kalat tầm 5phút ( sau khi khám phá xong mình mới vào ăn )
Vé vào cổng: Miễn phí ( Đã bao gồm vé tham quan Bagan 25,000 kyats mua trước đó cho 4 ngày )
Lưu ý: Bạn sẽ phải gửi giày, vớ tại bên dưới với mức phí 1,000kyats ( tầm 16k VND ) và đi chân không lên đền ( sẽ lý giải ở phần sau )
Popa theo tiếng Phạn có nghĩa là “hoa”, bởi vì tro bụi của núi lửa đã biến vùng đất khô cằn nơi đây thành một mảnh đất màu mỡ, nơi lý tưởng cho nhiều hệ thực vật và động vật phát triển, nhiều nhất vẫn là các đàn khỉ hoang. Khác với các vùng đất nghèo nàn hệ sinh thái xung quanh khu vực, vùng đất dưới chân ngọn Poca xanh tươi với hơn 200 con suối và sông.
Popa Taung Kalat là một tu viện Phật giáo được dát vàng nếu nhìn những bức hình chụp có lẽ tuyệt đẹp như tranh vẽ nằm lơ lững giữa trời mây tại Miến Điện. Nằm trên đỉnh ngọn núi cao 737 mét, cách 50 km phía Đông Nam thành phố Bagan. Poca là một ngọn núi lửa đã ngủ yên hàng thế kỷ, nó có thể được nhìn thấy từ dòng sông Ayearwady cách đó khoảng 60 km vào những ngày quang đãng.
Và thật sự, để lên được đến tu viện Popa Taung Kalat, bạn phải leo tổng cộng 777 bậc thang ( đi hết tầm 30 phút ), đường đi lên khá chật hẹp do các shop bán hàng lưu niệm. Và khá ngạc nhiên, là khá dơ do người đi lại nhiều, cộng với sự sinh sống của các lũ khỉ, đồ ăn do con người cho khỉ ăn và thậm chí cả phân, nước tiểu khỉ vương vãi khắp các bậc cầu thang. Một vài vị trí, bạn đi không khéo sẽ dẫm lên các "ổ mìn" của các chú khỉ để lại. Khỉ ở đây hoàn toàn khác ở Cần giờ, có phần ngoan hơn do chúng chỉ giật đồ ăn chứ không lấy cắp các vật dụng khác như: điện thoại, bóp, mắt kính ...như tại Cần giờ.
Trên đỉnh núi là tu viện Popa Taung Kalat, nơi tôn thờ Phật tổ cùng 37 vị Bồ tát. Tương tự như Lào, Campuchia và Thái Lan, ở Miến Điện nhà sư và Phật giáo chiếm một vai trò quan trọng trong cộng đồng và xã hội. Tại Miến Điện các ngọn núi lửa được xem là nơi linh thiêng. Điều này có thể lý giải, núi lửa là thứ mang đến cả hai điều đối nghịch sự sống và cái chết.
Có lẽ do thiếu sự quan tâm nên tu viện này khá cũ cũ và nghèo nàn, đặc biệt khá nhỏ so với vị trí mà nó toạ lạc. Các kết cầu chủ yếu giống các phòng của ngôi nhà, bên trong thờ phụng các vị bồ tát nên nhìn sẽ thiếu đi sự trang trọng, đẹp đẽ như các bức hình khi chụp bên ngoài.
Vì được coi là tu viện, nơi thờ phụng 37 vị bồ tát nên số lượng người đến đây chủ yếu là các tăng ni, phật tử với mong muốn được hành hương về nguồn. Khách du lịch chiếm tỉ lệ khá nhỏ so với các đền, chùa khác tại Bagan, Myanmar.
Tương truyền U Khandi, một nhà sư đã viên tịch năm 1949, là người có công lớn nhất trong việc tôn tạo và bảo quản tu viện. Hàng chục năm qua, dưới chế độ độc tài quân sự, tu viện gần như không được sự quan tâm của chính phủ, nơi đây vốn là nơi hoang vắng thậm chí từng là nơi cưỡng bức lao động của chính quyền quân đội. Ngày nay, sau công cuộc đổi mới thể chế, cùng với sự ổn định của đất nước , Tayung Kalat được xem là một điểm đến dành cho khách hành hương và du lịch muốn khám phá và tìm hiểu về văn hoá địa phương.
Ps:
Một ngạc nhiên nữa là trên đường vào tu viện Popa Taung Kalat, bạn có thể nhìn thấy hàng trăm người ăn xin đứng ven đường vẫy tay xin tiền ( giống cảnh nạn đói Việt nam năm 1945 ), nhìn khá sợ, cảm giác nạn đói ùa về. Vì đa số khách đến tu viện Popa Taung Kalat là khách hành hương nên trong suốt quãng đường đi lại, họ luôn rải tiền dọc đường đó là lý do suốt 2km số lượng người ăn xin rất lớn và thỉnh thoảng có những cuộc tranh giành giữa đường ô tô chỉ để tranh chủ chụp lấy những đồng tiền do khách hành hương để lại.