Được mệnh danh là một trong những công trình đẹp nhất của thời nhà Nguyễn, lăng Tự Đức là nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ Tự Đức. Với kiến trúc mang đậm nét tinh tế, bao bọc bởi một không gian xanh mượt của núi rừng cây cỏ, lăng Tự Đức được xây dựng phù hợp với một tâm hồn thi sĩ lãng mạn, mộng mơ nhưng không kém phần uyên bác, thâm thúy!
Đôi nét về lịch sử hình thành lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức được vua Tự Đức cho xây dựng như một chốn nghỉ ngơi, thoát khỏi việc triều chính. Theo sử sách ghi lạ, Tự Đức là vị vua nổi tiếng của thời nhà Nguyễn, với thời gian tại vị lâu nhất trong 13 vị vua thời này. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Sinh ra là con trai thứ của vua Thiệu Trì, đáng nhẽ ngôi vị ngai vàng phải do người con trai cả là Hồng Bảo đảm nhận nhưng do tài năng không đủ lại không có ý chí, tính cách ham chơi, thất thường nên Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức được vua cha trọng dụng đưa lên ngai vàng, tiếp quản người cha của mình xây dựng non sông đất nước.Nhưng không may mắn thay Tự Đức không phải là một vị vua thạo việc triều chính, tính toán khôn lường mà tính cách đơn thuần, hiền lành, đôi lúc có phần nhu nhược, đúng như tính cách của một người thi sĩ, sống với cỏ cây, hoa lá.
Cuộc đời lên ngôi vua của Tự Đức không mấy suôn sẻ và có màu sắc bi quan khi gặp phải thời thế chiến tranh xâm lược, nội bộ triều đình lại lục đục, anh em lại bất hòa, thống nhất. Tự Đức cũng không có con cái, người hay suy nhược đau ốm nên ông quyết định trốn tránh khỏi những thị phi, trở ngại đó. Ông cho xây một lăng tẩm thứ hai như một nơi để ông nghỉ ngơi, tiêu sầu và phòng trừ lúc đột ngột qua đời.
Vị trí địa lí của lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức tọa lạc ở xã Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khách du lịch đi thăm quan lăng nên thuê taxi hoặc đi xe riêng để có thể đi hết 1 tour các lăng ở quanh khu vực này như lăng Minh Mạng, lăng Khải Định.
Cấu trúc đặc biệt của lăng Tự Đức Huế Quần thể kiến trúc này tọa lạc trên tổng diện tích 12 ha, gồm gần 50 công trình lớn nhỏ trải dài và hầu hết đều có chữ Khiêm trong tên gọi. – Khiêm Cung Môn: công trình hai tầng dạng vọng lâu nằm trên nền cao, thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ. Đây là nơi dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến thăm. Ở chính giữa là điện Hòa Khiêm, khi còn sống là nơi là việc của vua còn nay là nơi dùng để thờ vua Tự Đức và hoàng hậu.
– Điện Lương Khiêm: Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa vốn là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà của vua. Về sau làm nơi thờ linh vong mẹ của vua Tự Đức – bà Từ Dũ. Bên phải là Ôn Khiêm Lương – nơi cất giữ đồ ngự dụng.
– Nhà hát Minh Khiêm: Phía bên trái điện Khiêm Lương có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát. Hầu hết các cột trống đỡ đều chạm khắc tinh xảo với hoa văn nổi bật. Khi nhà hát đóng kín, bên ngoài người ta sẽ thắp nến tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo. Hiện nay, đây là một trong những nhà hát cổ nhất Việt Nam rất đáng ghé thăm.
– Đảo Tịnh Khiêm: Là mảnh đất trồng hoa và nuôi thú, như một trò tiêu khiển của nhà vua mỗi khi cảm thấy mệt mỏi với công việc triều chính. Nhà vưa thường đến thưởng hoa, làm thơ, đọc sách. Đặc biệt, ở khu vực đảo Tịnh Khiêm còn có một con kênh dài với 3 cây cầu bắc ngang qua dẫn đến đồi thông xanh mướt, trong lành. – Khu lăng mộ: Sau khu tẩm điện lăng tự Đức Huế là khu lăng mộ. Đầu tiên là Bái Đính với hai đầu tượng quan văn võ. Tiếp theo là Bi Đình có tấm bia bằng đá nặng 20 tấn có khắc bài Khiêm Cung Ký. Nằm trên Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành bằng gạch, chính giữa là ngôi mộ của Tự Đức. Thêm một khu vực đặc biệt nữa đó là Bổi Lăng, nơi yên nghỉ của vua Kiến Phúc – vị vua thứ 7 của Triều Nguyễn.
Kinh nghiệm khám phá lăng Tự Đức Huế Thời điểm phù hợp để ghé thăm lặng Tự Đức Khí hậu ở Huế thuộc kiểu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đủ 4 mùa trong năm nhưng rõ nhất là hai mùa nắng – mưa. Thường mùa nắng khá nóng còn mùa mưa thì những cơn mưa khá dai dẳng, thậm chí rất lạnh. Vậy nên, theo kinh nghiệm du lịch Huế được biết, muốn khám phá lăng Tự Đức, bạn nên chọn đi vào tầm tháng 1 đến tháng 2. Khoảng thời gian này được cho rất lý tưởng để tham quan các di tích lịch sử, lăng tẩm hay cung đình ở Huế.
Đường đến lăng Tự Đức như thế nào? Nằm ở một vị trí khá trung tâm, chỉ cách trung tâm thành phố chừng 6 km nên việc di chuyển đến lăng tự Tự Đức Huế tương đối dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể chọn đi xe máy, thậm chí là xe đạp hoặc taxi đều được. Bạn chỉ việc chạy theo hướng đường Bùi Thị Xuân, đoạn bắt đầu từ ga Huế, đi thẳng rồi rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa. Đi thêm một đoạn, bạn hỏi người dân để đến lăng.
Giờ mở cửa và giá vé tham quan lăng Tự Đức Giờ mở cửa hoạt động của lăng Tự Đức có sự khác nhau giữa mùa hè và mùa đông. Mùa hè mở từ 6h30 – 17h30, mùa đông trễ hơn 30 phút, từ 7h – 17h. Du khách hãy dựa vào lịch này để phân bổ thời gian ghé thăm trong chuyến du lịch Huế của mình. Điểm du lịch này có bán vé tham quan nhé. Với du khách là người Việt Nam là 100.000 VNĐ/người lớn, 20.000 VNĐ/trẻ em, còn đối với người nước ngoài sẽ là 150.000 VNĐ/người.