Bất kỳ mong muốn nào của du khách từ du lịch sinh thái, tìm hiểu nét văn hóa xưa của vùng nông thôn Bắc Bộ đến hành trình xanh lên rừng ‘uống’ sương mù. Từ lênh đênh trên dòng thủy mặc về với di tích hay vui vẻ nghỉ ngơi trong resort hạng sang, Hà Tây đều mỉm cười đáp ứng và làm hài lòng những vị khách khó tính nhất!
Bất chợt gặp Hà Tây - vùng ngoại ô thanh bình của Hà Nội, lòng nao nao dâng tràn những cảm xúc yêu thương. Rất tự nhiên. Hà Tây có hương vị riêng của đụn rơm ven đường, của lúa chín thoang thoảng, của dòng sông cá tôm ‘nhảy nhót’ vui đùa, của màu rêu in lên tường cổ, của giọt mồ hôi rơi trên nụ cười ấm áp như ngọn lửa nhỏ giữa trời đông. Trái tim lại thổn thức, khi những ngày lễ đang đến gần, thèm lắm được về Hà Tây, một lần nữa.
THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐẾN VỚI HÀ TÂY
Bạn có thể đến với Hà Tây bất kì mua nào trong năm, những thời điểm tuyệt vời nhất cho hành trình du lịch của bạn nên chọn khoản thời gian từ tháng 9 -11 và tháng 3 -4 dương lịch.
Thời tiết lúc này khá dễ chịu, trời hanh ráo và ít có mưa.
Để cho cuộc hành trình bạn thêm thú vị, bạn nên lựa chọn vào những dip có lễ hội diễn ra như lễ hội chùa Hương.
PHƯƠNG TIỆN ĐẾN VỚI HÀ TÂY
Hà Tây là một phần của Hà Nội và chỉ mới được sát nhập vào thủ đô này vào năm 2008. Nằm cách trung tâm Hà Nội tầm 10km, một khoảng cách rất gần nên xe máy là phương tiện chuẩn nhất để bạn có một chuyến phượt Hà Tây đúng điệu. Đường Hà Tây rất đẹp và dễ đi, chọn cách đi xe máy vừa nhanh lại vừa tự do điều khiển được lịch trình. Một chiếc xe máy đổ đầy xăng là bạn có thể vi vu đến Hà Tây ngay.
Đôi với các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh cách xa Hà Nội, hãy di chuyển bằng xe khách hoặc may bay tới Hà Nội trước, từ Hà Nội bạn có thể dễ dàng thuê xe máy tham quan Hà Tây.
Hà Tây chỉ cách Hà Nội tầm 10km nên bạn có thể đi về trong ngày. Nhưng nếu muốn ở lại và khám phá Hà Tây trong thời gian lâu hơn, tùy theo điều kiện kinh tế cho phép các bạn có thể kiếm các nhà nghỉ giá rẻ hoặc khách sạn cao cấp hơn.
CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN KHI ĐẾN VỚI HÀ TÂY
Chùa Hương là một địa điểm du lịch tâm linh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Vào mùa xuân năm mới, nơi đây thu hút hàng nghìn du khách phương xa. Lễ hội diễn ra từ đầu tháng giêng kéo dài đến hết tháng 3. Du lịch chùa Hương với mục đich là thưởng thức, ngắm cảnh quan của chùa thì bạn nên tránh những ngày lễ hội.
Đến với Chùa Hương, bạn không thể bỏ qua 3 địa điểm du lịch đẹp nhất, thiêng liêng nhất đó là đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương tích.
.Đây là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 2006.
Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội.
Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích rất rộng lớn. Đến chân núi Ba Vì, dọc theo cổng vào trải dài hai con đường là rừng thông, rừng tùng rộng lớn. Bạn cố thể vào tham quan rừng xương rồng rất phong phú với gần 50 loài xương rồng khách nhau.
Đi tiếp, bạn sẽ thấy động Ngọc Hoa nằm ngay dưới vách đá dựng đứng, những viên đá được sắp xếp rất ngay ngắn, vững chắc. Trên đỉnh là đền thờ Hồ Chí Minh và Tháp Bảo Thiên, nơi đây thể hiện sự yêu mến, kính trọng của người dân Việt Nam đối với Bác.
Núi Tử Trầm có nhiều hang động kỳ thú. Động Long Tiên là một động đẹp, cửa hang không lớn nhưng lòng hang rất rộng và cao. Trên trần và vách hang buông rủ xuống hàng trăm nhũ đá với nhiều hình thù kỳ lạ.
Trong động có nhiều di vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật, đặc biệt là pho tượng A Di Đà ngồi thiền trên tòa sen với vẻ mặt đôn hậu, trầm mặc suy tư, miệng thoáng cười cảm thông cứu độ. Tượng được trau chuốt tinh xảo đến từng chi tiết nên trông rất sinh động. Trên trần và vách đá gần cửa hang có nhiều bút tích của danh tài nho sĩ từ cuối thời Lê đến đầu thời Nguyễn với gần 20 bài văn, thơ ca ngợi cảnh đẹp của núi Tử Trầm.
Suối Yến nằm trong khu di tích chùa Hương, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Để đến được chùa Hương thì bạn buộc phải di chuyển bằng thuyền qua dòng suối Yến. Dòng suối nhỏ, bé xinh nhưng độ tình và thơ của nó thì chẳng ai có thể đếm được.
Nước trong xanh nên ngồi trên thuyền có thể nhìn thấy dược đáy của suối Yến. Cứ vào tháng 10 hằng năm, những bông hoa súng dọc hai bên sông bắt đầu bung nở, sắc hồng của hoa bao phủ khắp nơi khiến bao du khách phải trầm trồ khen ngợi. Đi thuyền ngắm hoa, thưởng ngoạn cảnh yên bình của sông nước, còn gì tình hơn thế nữa đâu.
Đến với làng cổ đường Lâm, Sơn Tây, bạn đừng quên thưởng thức hương vị đậm đà của món thịt quay đòn nơi đây. Món thịt quay đòn Sơn Tây có hương vị rất đặc biệt với cách chế biến cầu kỳ và độc đáo. Công đoạn đầu tiên là chọn thịt, thịt phải là thịt ba chỉ tươi, lớp bì dày, không nạc quá, không mỡ quá.
Thịt được tẩm ướt với mắm muối, hạt tiêu,…nhưng làm nên sự hấp dẫn của món thịt quay là những chiếc lá ổi. Những chiếc lá ổi non được băm nhỏ rồi đem ướp cùng với thịt, những chiếc lá bánh tẻ lót vào miếng thịt rồi mới đem đi quay. Thịt được cuốn gọn gàng vào chiếc đòn bằng tre to, lá chuối lót bên trong.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, mềm, béo ngậy của miếng thịt, lớp bì giòn tan, thơm lừng của lá ổi. Đây là món ăn đặc sản của làng cổ Đường Lâm, là món ăn người dân dùng để tiếp đã khách.
Bánh tẻ Phú Nhi món ăn dân dã, mộc mạc làm từ những hạt gạo nhũng rất kỳ công trong cách chế biến, chứa đựng nhiều tinh hoa ẩm thực. Những ai đã được ăn bánh tẻ Phú Nhi một lần sẽ khó lòng mà quên được.
Nguồn gốc của món bánh này là gắn liền với chuyện tình cảm của chàng trai Nguyễn Phú và cố gái Hoàng Nhi được lưu truyền đến ngày nay. Chiếc bánh tẻ có hương vị đặc trưng thơm ngon, nó đã làm nên thương hiệu của bánh tẻ Phú Nhi. Chiếc bánh tẻ còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân Phú Nhi
Bánh chè lam giản dị mà gần gũi, là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ tết của người dân miền Bắc. Bánh chè Lam là món ăn đăc sản được làm theo công thức gia truyền của người dân làng Thạch Xá. Bánh chè lam có mùi thơm của mật mía, của gạo nếp cái hoa vàng pha chút mùi vị của gừng, ăn ngọt thanh vừa thoáng chút cay, vị bùi bùi của lạc, thơm ngon.
Nguyên liệu làm nên món ăn đều là từ các nông sản gần gũi nhưng mỗi nơi đều có cách chế biến khách nhau mà có hương vị đặc trưng riêng.
Vào mỗi dịp tết, bà con trong làng Thạch Xá cùng nhau làm món chè lam để phục vụ gia đình và để làm quà.
Chè củ mài là món ăn thanh mát, giải khát rất tốt cho sức khỏe. Du khách phương xa đến với Chùa Hương dường như đều không thể bỏ qua món ăn này, mua về thưởng thức và làm quà mang về. Củ mài mọc ở vùng núi Hương Sơn, củ mọc sâu dưới lòng đất vậy nên để làm ra món chè củ mài không hề đơn giản, người dân phải lên núi đào, rất khó đào và vất vả.
Chè củ mài là sự kết hợp của củ mài với mật ong (có thể thay mật mong bằng đường trắng). Những củ mài được chọn rất kỹ lưỡng để nấu lên những bát chè trắng tinh, thơm ngon rất tốt cho sức khỏe. Chè củ mài không chỉ là món ăn giải khát dành cho du khách mà còn là món đặc sản dâng lễ trong những dịp lễ Phật Đản.
Nguồn: Tổng hợp
Ảnh: Tổng hợp