10 cử chỉ tay thông dụng này bạn cần phải nắm rõ trước khi đi du lịch ngoài nếu không muốn gặp rắc rối. Cùng là một cử chỉ tay nhưng ở nước khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau đấy nhé.
Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đi du lịch ngoài, khi mà ngôn ngữ lời nói trở thành rào cản thì ngôn ngữ cơ thể lại là cứu tinh để diễn đạt ý bạn muốn. Nhưng nếu không biết rõ về văn hóa và ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ tay của nước sở tại thì bạn rất dễ làm mích lòng người dân địa phương, cùng một cử chỉ nhưng ở tùy nước sẽ có ý nghĩa khác nhau, nhiều khi chỉ là vô tình do không biết nhưng cũng có thể khiến bạn gặp rắc rối với những cử chỉ tay tưởng chừng như vô hại.
Lời khuyên là bạn nên tìm hiểu rõ văn hóa, ngôn ngữ hình thể, cử chỉ tay của nước bạn sắp đi du lịch, một là để giúp bạn diễn đạt ý bạn muốn khi bí ngôn từ nói, hai là để tránh những rắc rối không đáng có chỉ vì dùng sai chúng.
Dưới đây là 10 cử chỉ tay thông dụng mà bạn có thể dùng sai khi du lịch nước ngoài. Cùng note lại để tránh dùng sai lúc, sai chỗ nhé.
1. Dấu hiệu "ma quỷ"
Bạn có biết đến cử chỉ tay mà các fan nhạc rock hay dùng không? Với bàn tay giơ lên, ngón giữa và ngón áp út gập lại, còn lại ngón trỏ và ngón út giơ lên, đây được xem là cử chỉ tay của những fan nhạc rock, nhưng cũng được xem là biểu tượng của "ma quỷ" khi bàn tay mô phỏng cặp sừng của quỷ.
Tuy nhiên bạn không nên sử dụng dấu hiệu này tại các nước Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brazil và Colombia. Tại đây họ quan niệm dấu hiệu này cho rằng vợ của họ đã không chung thủy, và tất nhiên họ cũng chẳng mấy vui vẻ khi nhìn thấy nó rồi.
2. Dấu hiệu "OK"
Dấu hiệu này ở Việt Nam dùng khá phổ biến với nghĩa đơn giản, mang ý nghĩa là đồng ý, tán thành một việc gì đó, hoặc ra hiệu cho việc mọi thứ đã sẵn sàng.
Dấu hiệu này tại Pháp lại có nghĩa là “không” hay “vô nghĩa”.
Tại Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, nó lại có nghĩa là bạn đang làm một hành đồng xúc phạm tới họ. Hãy cẩn thận nếu như không muốn làm họ tức giận.
3. Dấu hiệu "gọi đến gần"
Kể cả ở Việt Nam thì dấu hiệu này cũng không được lịch sự cho lắm, nó mang tính khiêu khích khá cao, dù là dùng với người nhỏ tuổi hơn.
Bạn không nên sử dụng dấu hiệu này tại Philippines. Người dân ở đây quan niệm rằng dấu hiệu này dùng để gọi những chú chó, nó mang một ý nghĩa hết sức thô lỗ.
Tại Nhật và Singapore cử chỉ này lại đồng nghĩa với cái chết. Vô tình bạn đã trở thành kẻ đem lại điều không may mắn đến với họ. Tóm lại là không nên sử dụng cử chỉ tay này chút nào.
4. Dấu hiệu chữ "V"
Cử chỉ tay "thần thánh" của Việt Nam khi chụp hình đây mà. Nhưng đi nước ngoài thì hạn chế tạo dáng với cử chỉ tay này nhé, vì bạn không biết được ở nước họ dấu hiệu chữ V mang ý nghĩa gì đâu.
Tại các nước thuộc liên hiệp Anh, Ireland, Australia hay New Zealand khi bạn ra hiệu tay hình chữ V thì hãy nhớ đưa lòng bàn tay ra phía trước mặt. Tại các nước này việc ra dấu hình chữ V mà hướng lòng bàn tay về phía sau có ý nghĩa xúc phạm đối phương.
5. Bàn tay trái
Tại các nước Trung Đông, Ấn Độ, Sri Lanka và châu Phi bạn cần phải học cách dùng bữa ăn bằng tay phải. Theo truyền thống tại các nước này bàn tay trái được coi là ô uế vì chúng dùng để đi vệ sinh.
Nếu bạn là người thuận tay trái, cần phải nắm rõ điều này nếu như không muốn làm mất lòng người dân tại đây.
6. Ngón tay giữa
Người dân Việt Nam cho rằng dấu hiệu này tượng trưng cho một phần cơ thể nhạy cảm của phụ nữ, nó được coi là rất thô lỗ nếu như bạn làm điệu bộ đó trước mặt họ.
Và hầu hết ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Châu Mỹ, ngón tay giữa giơ lên hướng vào mặt người đối diện mang ý nghĩa cực kỳ phản cảm và xúc phạm. Bạn có thể sẽ phải nhập viện nếu giơ ngón tay giữa lung tung đấy nhé.
7. Dấu hiệu "vẫy xe"
Tại Hàn Quốc, các bạn phải chắc chắn rằng không nên dùng lòng bàn tay hướng ra ngoài để gọi một chiếc taxi. Người Hàn Quốc cho rằng cử chỉ đó dùng để gọi những chú chó của họ. Thay vì để lòng bàn tay hướng ra phía trước, bạn nên úp lòng bàn tay xuống và di chuyển chúng lên xuống theo chiều dọc.
8. Dấu hiệu "Like"
Bạn hẳn đã quá quen thuộc với cử chỉ tay này, với bàn tay nắm lại, ngón cái giơ lên. Tại hầu hết các nước thì dấu hiệu này có nghĩa là hưởng ứng hay đồng thuận với một ý kiến nào đó, hoặc là lời khen khi ai đó làm tốt việc gì đấy.
Tuy nhiên tại các quốc gia như: Afghanistan, Iran, một phần nhỏ của Italy và Hy Lạp thì cử chỉ này tương đương với dấu hiệu “ngón tay thối”. Hãu thận trọng khi giơ bất cứ ngón tay nào lên nhé.
9. Cử chỉ xoa đầu
Tại Thái Lan, đầu là bộ phận thiêng liêng nhất trên cở thể. Trong Phật giáo đó là nơi linh hồn trú ngụ. Thậm chí vuốt ve đầu của một đứa trẻ tại Thái Lan cũng là điều cần tránh, họ cho rằng bạn đã xâm phạm tới phần thiêng liêng nhất của họ.
Vậy nên bạn từng tự tiện đụng vào phần đầu của ai nhé, dù đó chỉ là vuốt ve hoặc xoa để thể hiện sự quý mến.
10. Dấu hiệu "Dừng lại"
Bạn tuyệt đối không nên dùng dấu hiệu này tại Hy Lạp. Cử chỉ này là một sự xúc phạm đối với người dân tại đây.
Quan niệm này bắt nguồn từ việc những tội phạm thời đế quốc Byzantine khi bị đem đi diễu trên đường phố bị người dân tại đây dùng lòng bàn tay có than hoặc phân bôi lên mặt.
Hy vọng một số lưu trên có thể giúp bạn phần nào hiểu được ý nghĩa của các cử chỉ tay ở các nước khác nhau. Nên tìm hiểu trước và cẩn trọng khi dùng ngôn ngữ tay khi du lịch nước ngoài bạn nhé.
Min tổng hợp
Hình: Internet
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Là một trong những thành phố lớn và hiện đại nhất cả nước, cứ vào mỗi dịp Tết Âm lịch ở TP Hồ Chí Minh không thiếu được những màn bắn pháo hoa đặc sắc đón chào năm mới. Dưới đây là danh sách những địa điểm bắn pháo hoa ở thành phố Tết Nguyên Đán 2020
Nếu bạn dự định chụp một bộ hình du xuân thì đây là thời điểm thích hợp nhất, trước khi các chỗ chụp hình đông nghẹt người. Cùng điểm qua Những địa điểm chụp hình Tết đẹp miễn phí ở Sài Gòn ngay nhé!
Bắc Thái nổi tiếng với những ngôi chùa mang kiến trúc và màu sắc độc đáo nhất Thái Lan. Cùng khám phá 4 ngôi chùa lên hình "ảo diệu" nhất bắc Thái Lan nhé.
Bạn sắp đi Hàn Quốc và vẫn lăn tăn mình cần phải lưu ý những gì? Đọc bài viết của mình nhé, những gì mình viết là những gì mình đã trải nghiệm và đọc được.
Vừa rồi mình vừa có chuyến thăm thú trung tâm Sài Gòn "bất đắc dĩ" trong 6 tiếng, dù 2 mấy nồi bánh chưng ở đây nhưng chưa khi nào thăm thú Sài Gòn một cách trọn vẹn cả.
Thôi thì sẵn đây viết vài dòng cho bạn nào đang muốn dạo Sài Gòn mà có ít thời gian.
10 kỹ năng tồn tại dưới đây cùng sự chuẩn bị ban đầu sẽ giúp bạn tồn tại và nhanh chóng tìm được sự trợ giúp, nếu không may lạc vào rừng sâu. Bạn nào chuẩn bị trekking thì lưu lại ngay các kinh nghiệm này nhé!