Cùng khám phá Những ngôi chùa cầu Tài linh thiêng nhất cho năm 2020 là những ngôi chùa nào nhé!
1. Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc (An Giang)
Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.
Địa chỉ: Chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
Giờ mở cửa: 6h00 – 20h00 hàng ngày
2. Chùa Hương (Hà Nội)
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương nhưng vô cùng linh thiêng. Hằng năm có rất nhiều du khách đến tham quan, cầu lộc, cầu may.
Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy
3. Chùa Ông (Sài Gòn)
Ngôi chùa không quá bề thế, nhưng không gian tâm linh uy nghiêm, thoát tục, cộng với những câu chuyện linh thiêng thường xuyên xảy ra, khiến chùa lúc nào cũng như khoác lên mình chiếc áo bí ẩn và đầy lôi cuốn.
Chùa Minh Hương còn được gọi là chùa Ông hay chùa Quan Đế Thánh quân, tức theo tục thờ Quan Vân Trường thuở trước đã in vào lối sống của người Hoa và cả người Việt hiện nay. Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần.
Địa chỉ: 678 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa: 08:30 - 18:00
4. Chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính được biết đến như một nơi cầu tài lộc năm yêu thích của nhiều người. Khi đi làm lễ cầu may đầu năm tại ngôi chùa này nhiều doanh nhân thường kết hợp với việc đi du lịch tại khu danh thắng Tràng An.
Chùa Bái Đính hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục: tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam
Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Giờ mở cửa: 7:00 - 18:00
5. Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)
Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.
Địa chỉ: Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
Giờ mở cửa: 17:00 - 21:00
6. Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)
Chùa Bà Thiên Hậu là một ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc ở Bình Dương. Dù tỉnh này không có nhiều lễ hội văn hóa rầm rộ, hàng năm, chùa Bà Thiên Hậu tổ chức lễ hội rước kiệu Bà vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch vẫn thu hút hàng trăm ngàn lượt khách trong tỉnh và từ các tỉnh thành lân cận đến hành hương. Đây được xem là lễ hội lớn nhất ở Bình Dương.
Người ta tin rằng, chùa Bà rất linh thiêng và đến đây nếu thật sự thành tâm sẽ được phù hộ. Đó là lí do hàng năm luôn có hàng trăm ngàn lượt người hành hương đến đây.
Địa chỉ: 4 Nguyễn Du, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Tổng hợp