First aboard trip - Chuyến xuất ngoại đầu tiên mang tên Malaysia thương mến. Những TIPS nho nhỏ mình lượm nhặt trong chuyến đi, gói gắm lại trong bài viết này để cho những chuyến đi sau thêm thuận lợi.
Với những ai chưa từng đi du lịch nước ngoài và đây là lần đầu tiên ra nước ngoài du lịch thì bài viết này chính là dành cho các bạn. Sẵn tiện mình cũng xin review nhẹ chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên của mình. Mọi tiêu điểm đều hướng về đất nước Malaysia thương mến. Hy vọng những TIPS này sẽ hữu ích cho những chuyến đi đầu tiên.
1. Đi Malaysia (hay Malay) thì không cần VISA, chắc mọi người đều biết cả rồi, chỉ cần passport vẫn còn hạn tối thiểu 60 ngày. Mỗi lần nhập cảnh sẽ được ở tối đa 30 ngày thôi nè.
Múi giờ ở Malay trước VN 1 giờ, nhưng thực tế thì cũng tương tự như ở VN thôi nên không ảnh hưởng gì cả nhé.
2. Tiền Malay: 1 ringit (RM) = 5.700đ – 5.800đ tùy ngày và nơi đổi nhé. Nên đổi tiền trước ở VN cho chủ động, mình ở TPHCM nên đổi ở khu chợ Bến Thành, 36 – 38 Phan Bội Châu hoặc đường Lê Thánh Tôn phía sau chợ. Đổi khoảng 1000RM là rủng rỉnh tiêu xài, nên đổi thêm USD để hết tiền đổi qua RM cũng tiện chứ ở Malay hông đổi VNĐ qua được. 1USD đổi được khoảng 4RM.
3. Malay đi bên trái, đường xá rất rất rộng, xe oto chiếm đến 96%, lèo tèo vài xe máy và đi bộ. Malay văn minh với văn hóa XẾP HÀNG. Từ sân bay đến mua vé, mua sim, trả tiền, lên xe bus hay đi vệ sinh đều phải xếp hàng.
4. Tháng 3 - 9 là mùa nắng, tháng 10 – 2 là mùa mưa nên mình đi tháng 9 là giao mùa nắng mưa nên không khí rất dịu nhẹ, không nắng gắt, mưa rải rác nhẹ. Malay đón mình bằng 1 cơn mưa, xong lại ưu đãi mình 3 ngày thong dong nắng dịu, gió thoảng mây trôi, chiều lòng người.
5. Ở Malay có người Malay theo đạo Hồi, người Trung Quốc chủ yếu sống thành những khu China Town, người Ấn Độ theo đạo Hindu và khách du lịch tứ xứ. Malay nói không với thịt heo, quần áo màu vàng vì là màu của Hoàng gia tôn nghiêm, rượu bia (cũng có nhưng không bán rộng rãi) và ăn mặc hở hang.
6. Đồ ăn ở Malay đa dạng, Malay, Thái, Ấn Độ, Trung là phổ biến nhất, nên khá cay, nồng sộc lên mũi và thường nấu với cari. Khi gọi món, để ý trong tên món bằng tiếng Anh có chữ “Spicy” hay “Curry”, nếu không ăn cay được thì nhớ dặn họ “less chili” hoặc “no spicy”. Đồ Trung là dễ ăn với mình nhất vì không ăn được cay. Nên thử uống milo ở đây vì ngon hơn ở VN.
Là xứ sở của dừa nên đi đâu cũng thấy dừa trái.
7. Đi nước ngoài thì ai cũng đều biết là cần nói được tiếng Anh. NHƯNG KHÔNG, SAI RỒI. Vì nhất định bạn phải tự tin nghe và nói RÀNH mới được, tức phải giao tiếp được tầm trung trở lên thì hẵn đi nhé, tớ khuyên thật lòng ý. Hầu như người dân Malay đều nói ít nhiều tiếng Anh nhưng đây là tiếng Anh ở Malay hay Đông Nam Á chứ không phải ở nước Anh hay Mỹ, họ phát âm không chuẩn như mình vậy, chưa kể họ bồi thêm tiếng Malay, tiếng Trung và tiếng Ấn Độ vào nữa nên hơi khó nghe. Chưa kể, ngay khi nhập cảnh, hải quan hỏi mà không trả lời được thì sẽ bị bác ngay chứ không chần chừ. Bữa mình nhập cảnh có 1 trường hợp như vậy nên cũng hãi lắm.
8. Bạn thắc mắc hải quan thường hỏi những câu gì? Họ hỏi bạn đến làm gì, ở bao lâu, ở lâu thì ở làm gì, làm ở đâu, khi nào về, đi bao nhiêu người, bạn bè làm nghề gì, ở đâu ở Malay và một số câu phát sinh nếu có, nhưng chủ yếu chỉ hỏi như vậy.
9. Sân bay Malay rộng lắm luôn, gấp 4 5 lần TSN và free wifi chạy phà phà, có KLIA và KLIA2, nên check trước hãng hàng không bạn đi đáp xuống sb nào nhé. Mình bay VietjetAir nên đáp KLIA, xuống mb đi theo dòng người cùng chuyến bay hoặc đi theo bảng hướng dẫn có chữ “BAGGAGE RECLAIM” để di chuyển đến chỗ có tàu điện, ở đấy nhìn xung quanh tìm màng hình TV có ghi chuyến bay của mình xem line nào trả hành lý, lên tàu điện đi qua khu nhập cảnh, tiếp tục đi theo bảng hướng dẫn xuống thang máy tới khu nhập cảnh, làm thủ tục nhập cảnh xong ra tìm line vừa nảy để lấy hành lý ký gửi. Xong rồi thì đi theo bảng hướng dẫn để về thành phố. Còn bạn mình bay AirAsia nên đáp KLIA2, đi theo bảng hướng dẫn đến khu nhập cảnh luôn chứ không phải di chuyển tàu điện như mình, nên nhập cảnh khá nhanh.
10. Ở sb có hầu như tất cả các mặt hàng, thương hiệu nổi tiếng, từ rẻ đến mắc tiền, từ local brand đến world brand, duty free nhiều nên ra đây mua sắm rồi về cũng được, giá không mắc hơn trong thành phố bao nhiêu cả.
11. Hãy mua sim ở sb luôn cho tiện sử dụng mạng để truy cập. Ở sb có nhiều quầy bán sim lắm, bạn mua ở quầy nào cũng được, giá tương đương nhau thôi.
Có sim còn book Grab chứ ngoài sảnh wifi yếu lắm không load được.
12. Di chuyển ở Malay có tàu điện MRT, xe bus BTS như xe khách ở mình, taxi, Grab, Kuala Lumpur còn có xe buýt GOKL miễn phí ở nội thành (mình chưa thử nên không rõ). Grab thì rẻ và thông dụng nhất để di chuyển. Taxi ở đây giá KHÔNG đo bằng đồng hồ mà do tài xế “HÉT” nên nếu đi taxi phải trả giá và chọn tài xế người Malay, người Hoa lớn tuổi.
13. Đi Grab cần lưu ý: Phải luôn bật định vị GPS và nhắn tin với tài xế để hướng dẫn chỗ đứng cụ thể. Vì KẸT XE, TẮT ĐƯỜNG KINH KHỦNG nên đợi xe rất lâu, nhiều khi đợi cả 30’ xong bị hủy phải book lại, rồi tiếp tục đợi, mình đã lường trước vụ kẹt xe nhưng không nghĩ là kẹt đến vậy đâu. Giá book là giá chưa bao gồm phí qua các trạm thu phí nếu có nhé. Sử dụng điểm tích lũy để mua mã giảm giá khi book xe nhé.
14. Đến Kuala Lumpur chắc chắn ai cũng sẽ đến Tháp Đôi Petronas để check in nên dưới chân tháp rất đông người. Dưới chân tháp có nhiều người bán lens camera cho du khách chụp toàn cảnh tháp, khoảng 20 RM loại 1 lens và 30 RM loại double lens, nhớ trả giá nha. Nhưng theo mình nhìn ảnh vẫn không đẹp, mình có đọc review của 1 bạn thì biết gần tháp Đôi có 1 công viên chụp ảnh khá đẹp, nhưng không có thời gian nên phải di chuyển đi nơi khác.
Có cơ hội các bạn hãy đến công viên này mà chụp, thực sự luôn.
15. Các bạn có thời gian thì nên dành cả 1 ngày từ sáng sớm đến đêm khuya để đi 1 vòng quanh Kuala Lumpur, từ Petronas, các TTTM khu KLCC Park, Nhà thờ Hồi giáo, Chùa Thiên Hậu, Merdeka Square, Central Market, China Town vừa tham quan vừa mua sắm. Mình ở ngay chợ đêm khu China Town nên mua sắm rẻ và đồ ăn cũng dễ ăn nữa.
16. Nếu trong lịch trình có đi các bang khác như Melaka (Malacca) hay Penang thì mình khuyên nên dành trọn 1 ngày để đi dù phải về chuyến muộn nhất nhưng rất đáng, nếu không phải qua đêm để sáng hôm sau về sẽ phí lắm. Mình đi Melaka nên đi từ sáng sớm, bắt Grab qua bến xe TBS mua vé xe bus BTS để đi Melaka. Xếp hàng ở những quầy “All Departure” vào mua vé. Mình đi Melaka 10RM/người/chiều, không mua khứ hồi được nên qua đến bến xe ở Melaka Sentral mua vé về, khoảng 14RM/người vì sau 5h chiều tính thêm phí thuế, xác định về chuyến cuối là chuyến 9h đêm, về đến KL tầm 11h đêm hơn. Ngồi xe bus mất hơn 2 tiếng để tới Melaka Sentral. Từ đây bắt Grab đi qua Dutch Square (Quảng trường Hà Lan). Đây là trung tâm để di chuyển đến những địa điểm khác. Melaka là thành phố cổ, nhẹ nhàng, như Hội An của mình vậy. Mình để link ở đây để các bạn tham khảo địa điểm ăn chơi ở đây. Các review về Melaka - Malaysia
Bài review này mình không nói nhiều về lịch trình cụ thể mình đã đi, lịch trình mỗi người đều khác nhau và có thể chủ động sắp xếp cho phù hợp với thời gian lưu trú. Tuy nhiên, những điều mình nêu trên như những lưu ý, các bạn có tham khảo thì phải cố gắng lường trước, sắp xếp thời gian và có phương án dự phòng nhé. Ra nước ngoài 1 lần cho mở mang tầm mắt và hết cái kiểu “Đây là đâu, tôi là ai” ý. Chúc các bạn có chuyến FIRST ABOARD TRIP thuận lợi và may mắn. Đoàn kết!
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Thổ địa Đà Lạt mắc bạn định vị 42 quán Cafe đẹp ngút ngàn, checkin cháy máy rồi về, đi mãi chẳng hết danh sách này. Team mê Đà Lạt như Cám đã checkin được những quán nào, để lại bình luận với Cám nhé. Tiếp tục update đến tháng 09/2019 nhé cả nhà
Thổ địa Đà Lạt mắc bạn định vị 42 quán Cafe đẹp ngút ngàn, checkin cháy máy rồi về, đi mãi chẳng hết danh sách này. Team mê Đà Lạt như Cám đã checkin được những quán nào, để lại bình luận với Cám nhé. Update đến tháng 09/2019 nhé cả nhà
Hiệp ước Schengen nói nôm na là hiệp ước về đi lại tự do do một số nước Châu Âu ký kết. Hiện nay khối Schengen có 25 quốc gia: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxemburg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Na Uy, Iceland và Thụy Sĩ.
Có những hạnh phúc nhỏ mà bạn lỡ bỏ qua khi bị kéo vào guồng quay hoa lệ của Sài Gòn, dù ai tự nhận mình là Saigonese thì chưa chắc đã thử hết 99 điều sắp nêu sau đây!
Cắp balo lên và tiến về Thủ đô thân yêu ngay thôi. Mùa hè sắp qua và mùa thu sắp đến. Tiết trời se lạnh, thoang thoảng mùi hoa sữa ngào ngạt, hòa mình vào dòng người tấp nập nhưng không xô bồ như TPHCM. Lượn lờ đâu đấy lại thấy xe hoa muôn vàn sắc màu, một nét đặc trưng không thể lẫn vào đâu được của Thủ đô.
Với thời tiết hơi “cực đoan” với mùa đông cả mùa mưa bão của 3 tháng cuối năm thì các wanderlust lại nát óc suy nghĩ sẽ đi được những đâu trên đất nước hình chữ S này? Dù thời tiết không ưu đãi với những ngày nắng ráo thì dọc mọi miền VN vẫn có những địa điểm được thiên nhiên nhường nhịn phần nào. Một số gợi ý lý tưởng cho 1 chuyến đi vào cuối năm.