Blog Dạo Quanh Hoàng Cung Thái Lan Vào Dịp Quốc Vương Đăng Quang.
cover

Dạo Quanh Hoàng Cung Thái Lan Vào Dịp Quốc Vương Đăng Quang.

avatar
Wind 1124 dot Thứ 6, 11/10/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Lần thứ hai tôi quay lại Bangkok, vào một ngày đầu tháng 5. Với cái nắng đổ lửa nhưng vẫn không ngăn được sự thôi thúc của đôi chân. Vẫn tiếp tục rong ruổi trên những con phố, leo lên chuyến tàu điện, chuyến xe bus để khám phá thêm những góc lạ của Bangkok thân quen mà chuyến đi đầu tiên tôi chưa thể trải nghiệm hết.
Lần thứ hai tôi quay lại Bangkok, vào một ngày đầu tháng 5. Với cái nắng đổ lửa nhưng vẫn không ngăn được sự thôi thúc của đôi chân. Vẫn tiếp tục rong ruổi trên những con phố, leo lên chuyến tàu điện, chuyến xe bus để khám phá thêm những góc lạ của Bangkok thân quen mà chuyến đi đầu tiên tôi chưa thể trải nghiệm hết.

Chuyến đi lần này của tôi trùng đúng dịp quốc vương Thái Lan đăng quang. Vậy nên khu vực Đại Hoàng Cung sẽ làm tâm điểm của Bangkok cũng như toàn thể đất nước trong thời gian này.
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
Những lễ hội thường diễn ra đều đặn hằng năm, nhưng chuyện đăng quang của Quốc Vương thì không biết bao nhiêu năm nữa mới có thể lặp lại thời khắc này. Nếu đã tới Bangkok vào dịp này, âu cũng là cơ duyên. Mặc dù không phải là công dân của Thái Lan nhưng trong dịp lễ trọng đại này của họ, đã đặt chân tới thì cũng nên trải nghiệm để hiểu thêm về miền đất dễ thương, hiếu khách này. Nghĩ là làm, tôi dành ra một buổi để thả bộ ngang qua hoàng cung và những khu phố lân cận. Bước tới con đường chạy dọc qua Hoàng Cung và Sanam Luang tôi thật sự ngỡ ngàng. Con đường này tuyệt mĩ và rực rỡ hơn bao giờ hết, đẹp hơn rất nhiều so với lần ghé thăm trước của tôi. Hoàng Cung trong thời gian này tạm ngưng mọi hoạt động tham quan. Khách du lịch cũng như người dân bản xứ chỉ có thể nhìn ngắm từ phía bên ngoài. Một trời hoa với vô ngàn sắc màu ngập tràn trên những con đường. Cờ hoa rực rỡ trong nắng vàng, đẹp đến ngỡ ngàng. Thực sự tôi không biết dùng câu chữ, từ ngữ ra sao để diễn tả vẻ đẹp đó. Từng dòng người hân hoan nhìn ngắm từng góc đường quanh hoàng cung. Cảnh sát hoàng gia canh gác dày đặc và nghiêm ngặt trên mọi nẻo đường. Mặc dù chỉ là một lữ khách nhưng tôi cũng cảm nhận được phần nào sự thiêng liêng của đại lễ và sự hồ hởi, phấn khởi của người dân Thái Lan.



Tôi có thể viết một vài dòng tản mạn dựa trên những thông tin tôi tìm hiểu cùng với trải nghiệm thực tế chuyến đi trước của tôi về hoàng cung, Sanam Luang và đại lễ đăng quang để bạn có thể hiểu và dễ hình dung hơn.

Hoàng Cung Thái Lan, di tích đặc biệt này được đặt những viên gạch đầu tiên vào năm 1782 để đánh dấu sự thành lập kinh đô Bangkok mới (trước đó kinh đô của vương quốc Thái Lan đã có một thời vàng son tại mảnh đất mang tên Ayutthaya). Hoàng cung là nơi linh thiêng và cũng như làm vương thất cho nhà vua. Bao quanh là dải tường thành chạy dài tới 1.900m . Khu phức hợp này từng là một ngôi thành tráng lệ bên trong một kinh đô. Hoàng gia hiện nay sống tại Dusit. Về cơ bản có thể phân chia nơi này thành 2 khu vực gồm Đại Hoàng Cung và chùa Wat Phra Kaew (tức chùa phật ngọc).

Đại hoàng cũng bao gồm một số khu vực chính như: điện Dusit, điện Aphonphimok, điện Chakri, nội cung, các toà kiến trúc Phra Maha Monthien, vườn Siwalai, tịnh xá Vua Rama, dinh Boromphiman, phòng tiếp kiến và nhà trưng bày Ramakien.

Chùa Wat Phra Kaew là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Thái Lan, du khách phải che kín đầu gối và gót chân trước khi vào. Không giống như những ngôi chùa khác, nơi đây hoàn toàn không có tăng sĩ lưu trú. Wat Phra Kaew là tham vọng của Vua Rama I thành lập kinh đô mới ở Bangkok vào năm 1782. Là ngôi chùa hoàng gia, đồng thời tượng trưng cho sự thiết lập triều đại Chakri. Wat Phra Kaew đã vượt qua các ngôi chùa thời Sukhothai và Ayutthaya trước đó về độ nguy nga, tráng lệ trong thiết kế và trang trí. Quần thể chùa được cấu thành từ tám ngọn tháp hình thành ranh giới phía đông. Bên trong quần thể bao gồm tịnh xá phật Grandharara, phật ngọc, tàng kinh các - Phra Mondop, bảo tháp Phra Si Rattana (nơi lưu trữ một mảnh xương ức của Đức Phật), đền Hoàng Gia, Ho Phra Monthien Tham - tàng kinh các phụ, điện thờ Yot và Ho Phra Nak (lăng mộ hoàng gia).

Quá trình xây dựng và trùng tu của Hoàng Cung in dấu tại những cột mốc thời gian.

Năm 1783 khởi công chùa Wat Phra Kaew, Điện Dusit và chùa Phra Maha Monthien.

Năm 1809 Vua Rama II áp dụng các hoạ tiết Trung Hoa

Năm 1840 hậu cung được quy hoạch như một kinh thành thu nhỏ.

Năm 1855 xây dựng các công trình mới là sự giao thoa giữa kiến trúc Đông và Tây.

Năm 1880 Chulalongkorn, vị vua cuối cùng xây thêm các cônh trình lớn bổ sung, quy tụ 26 người anh em khác vào cuộc trùng tu Chùa Wat Phra Kaeo.

Năm 1925 Vua Rama VII chọn sống trong Cung Chitrlada có phần ít trang trọng hơn điện Dusit. Đại Hoàng Cung được dành cho những dịp trọng đại đặc biệt.

Năm 1932 lễ kỉ niệm 150 năm của triều đại Chakri được tổ chức tại cung điện

Năm 1982 Quần thể Hoàng Cung được trùng tu.

Về Sanam Luang trong tiếng Thái có nghĩa là: “cánh đồng của các vị vua” hay “hoàng thổ”. Đây là địa điểm truyền thống để cử hành lễ hoả táng của Hoàng Gia, lễ hội thả diều từ tháng hai đến tháng tư hằng năm và lễ Tịch Điền Hoàng Gia. Nơi đây là một trong số ít những không gian mở lớn ở Bangkok. Về mặt tâm linh, đây là một trong những nơi có phong thuỷ tốt nhất thành phố, với Đại Hoàng Cung, Chùa Lak Muang và chợ Bùa giáp với Sanam Luang.

Về lễ đăng quang của quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn sẽ được cử hành từ ngày 04/05 đến 06/05 sau hơn 2 năm ông nối ngôi vua cha là cố vương Bhumibol Adulyadej. Các nghi thức chính diễn ra chủ yếu tại Đại Hoàng Cung . Giờ hoàng đạo để bắt đầu nghi lễ được ấn định vào thời khắc 10h09 ngày 04/05 (trong văn hoá Thái Lan số 9 được coi là con số may mắn đem đến mọi sự tốt lành). Nghi thức đầu tiên là tắm tẩy trần ở Cung Chakrabat Biman. Nước dùng cho nghi thức này được thu thập từ 5 con sông quan trọng trên khắp lãnh thổ Thái Lan và 4 ao cổ ở Suphan Bur.

Đó là một số thông tin tôi đã cất công tìm hiểu mong rằng phần nào giúp bạn hiểu thấu và cảm nhận nhuần nhị không khí của Bangkok trong dịp lễ long trọng của Xứ Chùa Vàng. Rời con đường Na Phra Lan, tôi thả bộ vô định theo những dải màu rực rỡ cờ hoa. Những sắc màu đó dẫn lỗi tôi tới cổng Wat Suathat Thepwararam đỏ chói hiên ngang giữa ngàn hoa, chùa Wat Ratchanaddaram rực rỡ ánh vàng và phố cổ Ancient Phuthon.
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
Và điểm dừng chân cuối cùng của chuyến dạo quanh Hoàng Cung lần này là phố Tây Khao San một đại bản doanh nổi tiếng mà các “Tây Balo”. Màn đêm buông, con phố Khao San trở nên sống động hơn bao giờ hết với vô số quán bar, club luôn xập xình trong tiếng nhạc. Và đến khi bình minh lên, con phố trở lại vẻ yên ắng sau một đêm dài ồn ã. Chuyến đi lần này tôi ghé thăm Khao San vào một buổi chiều rực nắng. Chắc bạn sẽ thắc mắc, ban ngày tới Khao San làm chi? Tất nhiên đều có nguyên do cả. Cũng đơn giản thôi, vì dịp Quốc Vương đăng quang thì không chỉ Hoàng Cung mà những con đường quanh đó đều được trang hoàng lộng lẫy. Phố Tây Khao San này cũng nằm trong phạm vi đó. Cả khu phố Khao San được khoác lên tấm áo rực rỡ sắc vàng. Tôi không hề phóng đại chút nào, Khao San lúc này không thua kém gì những con đường mùa thu lá đỏ ở Hàn Quốc. Thả một vòng quanh khu phố Tây, tôi ghé qua chùa Wat Chana Songkram - một ngôi chùa Phật giáo dưới sự bảo trợ của hoàng gia. Với sự gắn bó mật thiết đó thì trong khoảng thời gian này, ngôi chùa như hoà chung với khí thế của lễ đăng quang. Vang vọng trong không gian ngôi chùa là tiếng kinh dịch của đông đảo phật sĩ, nhà sư. Cùng hoà quyện trong hư không là tiếng chuông chùa du dương, êm ái và trầm mặc. Đón những tia nắng cuối ngày tại ngôi chùa yên bình, khép lại chuyến dạo quanh Hoàng Cung trong dịp trọng đại. Vẫn là một Bangkok mà tôi từng biết nhưng lần này tôi lại có thêm góc nhìn mới, xúc cảm mới về "đất nước của những nụ cười".


bangkok Đường Khao San Thái Lan

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 2/01/2023
Love
6 Bình luận
avatar
Wind 1124 travel blogger

Fanpage: Wind 1124/ insta: Wind.1124 My Blog: https://www.wind1124blog.com

10 Quốc gia
30 Tỉnh thành
2,701 Người theo dõi
11 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Chang Hua Lại nhớ Thái Lẻn nữa doyyy
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Gazen To Thích vậy nhìn màu thu ghê
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Phuong Anh Màu ảnh quá đẹp luôn ấy ... bài cũng khá rõ và chi tiết quá này ... thks b :)
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Chờ mãi cũng đến cuối tuần. Để đưa em đi một vòng Bangkok
Hôm nay Hà Nội vào thu. Bỗng dưng lại muốn viết thư thế này. Hà Nội, có những chiều hoàng hôn rực đỏ, in bóng mơ màng trên mặt nước hồ Tây.  Có hương sen thanh mát thoảng trong gió hè.  Có những buổi chạng vạng cuối thu. Chạy xe qua những con phố ven hồ, thấy lòng an yên đến lạ.
Tới Cần Thơ, khi thả bộ trên con đường Hai Bà Trưng thì ít ai có thể làm ngơ mà không thưởng cảnh bến Ninh Kiều bên dòng Hậu Giang.
China Town - Singapore Tới bất cứ quốc gia nào, bất kể thành phố nào có China Town thì điểm đến này luôn nằm trong plan của mình. Tại Singapore khi mà công dân gốc Hoa chiếm tới 77%. Khu phố người hoa mang nhiều bản sắc ẩm thực, văn hoá.
Làng bích hoạ Gamcheon - Busan: từng là một ngôi làng cổ trên đồi, nhìn hướng ra biển với những căn nhà cũ kỹ, xuống cấp. Năm 2009 ngôi làng được những nghệ sĩ phục dựng bằng những sắc màu đầy tính nghệ thuật. Ngôi làng tranh tường bắt đầu được nhiều người biết tới với những khung hình rất riêng. Gamcheon được mệnh danh là Santorini của xứ Kim Chi.
Một trip nhỏ cuối tuần. Bắt vội chuyến xe đêm tới cửa khẩu Móng Cái. Nhận giấy thông hành, đi bộ qua cây cầu bắc ngang qua dòng Bắc Luân và tới phía bên kia biên giới nước bạn.
Nơi được xem như cửa sổ tâm hồn của phố núi Pleiku. Với mặt nước phẳng lặng, lấp lánh ánh bạc trong nắng chiều. Những hàng cây phủ kín đôi bờ. Nhành cây, cánh hoa mỏng mảnh khẽ rung theo từng ngọn gió.
Chuyến ghé thăm không dự tính trước nên có phần vội vã, chóng vánh. Chạy xe hơn 50 km đường đèo từ Kon Tum lên chỉ để sạc đầy pin cho lá phổi bằng bầu không khí sạch trong, mát lành rồi lại về Kon Tum. Măng Đen trải thảm chào đón tôi với con đường dốc mềm mại dưới bóng thông thẳng tắp, xanh rì và mãn nhãn.
Tới Pleiku hãy thử thức dậy thật sớm, dạo bộ để cảm nhận những cơn gió đang mơn man chạy qua lớp khẩu trang, hít thở nhẹ nhàng để cảm nhận bầu không khí phố núi chạy nhẹ qua lồng ngực. Nhìn ngắm thành phố đang dần hồi sinh sau đêm đen. Chỉ đơn giản vậy thôi là đủ để yêu nơi này rồi.