Ngoài Cổng Trời, Đây Là Những Chiếc Cổng Sống Ảo Ở Việt Nam Được Bạn Trẻ Yêu Thích Nhất Bởi Nét Đẹp Cổ Xưa Gắn Liền Với Văn Hóa, Lịch Sử.
Ngoài cổng trời, thì còn nhiều
chiếc cổng sống ảo ở Việt Nam được bạn trẻ yêu thích. Trong đó phải kể tên Ngọ Hôn Huế, Thành Nhà Hồ hay cộng làng An Giang cũng là những chiếc cổng sống ảo đẹp, huyển ảo qua từng gốc máy.
Ngoài những cổng trời đẹp và ấn tượng ở Việt Nam trở thành khung check-in quen thuộc của nhiều bạn trẻ, thì có những chiếc cổng sống ảo mới lạ có thể bạn chưa biết. Những chiếc cổng với nhiều hình dáng khác nhau, cổ kính, lạ mắt thu hút tò mò người dân địa phương và du khách. Cùng xem những chiếc cổng sống ảo đó có gì đặc biệt nhé.
1. Ngọ Môn Huế
Trên bản đồ du lịch Việt Nam,
Huế là điềm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi nét thơ mộng, cổ kính. Nơi đây từng là kinh thành của triều đại nhà Nguyễn, lưu giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc vượt thời gian. Du lịch đến kinh thành Huế có rất nhiều điểm tham quan để bạn tìm về nét cổ xưa, nhưng một điểm đến bạn không thể bỏ qua đó là Ngọ Môn Huế.
Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, là nơi lưu giữ những điều tinh túy nhất của triều đại cuối cùng thuộc thời phong kiến - triều Nguyễn. Khắp Đại Nội khắc ghi những tinh hoa của lịch sử và kiến trúc thời xưa, lan tỏa từ cổng Ngọ Môn nguy nga đến các cung điện bề thế, từ con đường xuyên các cung sâu hun hút màu đỏ tươi đến những hoa văn rồng phượng tinh xảo uốn lượn trên mái ngói. Đại Nội rộng lớn lắm, nhưng vừa đi vừa ngắm nghía, trầm trồ, đi từ sáng đến tận xế chiều cũng không thấy mỏi chân.
Ngọ Môn được xây vào đời vua Minh Mạng năm 1883. Là cổng thành lớn nhất trong số 4 cổng hoàng Thành, Ngọ Môn là công chính và có quy mô lớn nhất nhưng Ngọ Môn không được sử dụng nhiều mà thường đóng kín. Cổng thành chỉ mở vào những dịp đặc biệt như khi vua ra vào hay tiếp đón sứ thành ngoại quốc quan trọng. Ngày nay, Ngọ Môn Huế trở thành điểm chec-in của nhiều du khách khi đến huế. Sau 180 năm, với nhiều tác động của thời gian, thời cuộc, Ngọ Môn vẫn vững vàng tồn tại, giữ nguyên nét đẹp cổ xưa và trở thành biểu tượng đẹp của đất cố đô.
Nói về kết cấu của cổng thành Ngọ Môn là một phức hệ, được chia thành 2 phần là nền đài phía dưới và Lầu Ngũ Phụng phía trên. Tổng thể cổng đền trở nên bề thế, mái ngối nâu vàng in hằng dấu ấn của thời gian để lại trên những mảng tường, giúp nơi đây trờ thành góc sống ảo tuyệt đẹp. Với người dân xứ Huế, Ngọ Môn là kiệt tác về mặt kiến trúc, và nơi lưu dấu một thời vàng son của triệu đại phong kiến nhà Nguyễn.
Thành nhà Hồ hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai, nằm trên địa phận xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng công trình kiến trúc độc đáo.
Cũng như Ngọ Môn Huế, thành nhà Hồ là một trong những chiếc cổng mang ý nghĩa lịch sử của triều đại phong kiến nhà Hồ. Dù không quá nổi tiếng, song thành Nhà Hồ là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và trên thế giới. Thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông, mục đích của công trình này là để bảo vệ cho kinh đô của nước Đạ Ngu dưới triều Hồ.
Công trình với khối đá khổng lồ này được đánh giá cao về mặt kỹ thuật, xây dựng từ những khối đá được cho là có một không hai ở Việt Nam nói riêng và toàn khu vực Đông Á, Đông Nam Á nói chúng vào khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. được xây dựng hoàn toàn bắng đá nên thành nhà Hồ vô cùng kiên cố, tồn tại vững vàng sau hơn 600 năm lịch sử. Cổng thành là lối kiến trúc độc đáo với điểm nhấn là 3 ô cửa được thiết kế vòm cuốn, đơn giản mà vô cùng ấn tượng.
Theo lịch sử ghi chép lại, thành nhà Hồ chỉ xây trong thời gian 3 tháng. Toàn bộ thành lũy và cổng thành được đặt ở địa thế có lợi thế về mặt quân sự với sông nước bao quanh kết hợp cùng núi non hiểm trở. Nếu xưa kia, cổng thành mang ý nghĩa bảo vệ kinh đô thì ngày nay, thành Nhà Hồ trở thành cổng thành sống ảo được nhiều du khách yêu thích. Ngày nay, hầu như các cung điện, dinh thự bên trong thành đều bị phá hủy. Tuy nhiên, cổng thành vẫn còn vẹn nguyên nhờ làm từ đá vô cùng chắc chắn.
3. Cổng Chùa Khmer Koh Kas
Cổng chùa Khmer Koh Kas (Tual Pra Sat) thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh
An Giang. Cổng chùa có kiến trúc rất đẹp, hoạ tiết và hoa vân trên trần cũng tuyệt đẹp, cổng chùa nằm khá xa ngôi chùa, đường vào chùa quanh co uốn lượn. Nếu như cổng thành Ngọ Môn Huế và Thành Nhà Hồ đẹp bởi công trình kiến trúc đồ sộ, thì cổng chùa Khmer Koh Kas đẹp mắt cùng cánh đồng lúa rộng mênh mông xanh mát tuyệt đẹp xung quanh, được nhiều bạn trẻ ưu ái gọi với cái tên là Cổng Trời, Cổng Thời Gian...
Nếu có dịp du lịch An Giang, bạn hãy một lần đến thăm ngôi chùa Khmer Koh Kas để chụp những tấm ảnh đẹp với cồng chùa vô cùng đặc biệt này. Con đường vào chùa cũng đẹp không kém, đó là con đường quanh co uốn lượn giữa cánh đồng ruộng, chụp ảnh flycam thì rất đẹp. Con đường này suất hiện ở đoạn đầu trong phim Pháp Sư Mù của nghệ sĩ Huỳnh Lập.
Ấn tượng đầu tiên trong tiềm thức của du khách khi đến cổng chùa này chính là nét kiến trúc kiến trúc độc đáo. Dù là một chiếc cổng nhỏ, nhưng các đường nét, hoa văn trang trí vô cùng tinh xảo, mang đậm nét văn hóa người đồng bào dần tộc Khmer. Phần nóc của cổng chùa được xây dựng với 3 tháp nhỏ, có thêm 4 trụ chốn đỡ cững chắc. Trên mổi đỉnh tháp đặt thêm tường đầu thần bốn mặt, một biểu tượng nổi bật trong văn hóa Khmer Nam Bộ. Ngoài ra, có tượng rắn thần Naga mang ý nghĩa xua đuổi tà ma được đặt ở xung quanh.
So với nhiều điểm đến ở An Giang, cồng chùa Khmer Koh Kas không quá nổi tiếng. Tuy nhiên, đây là chiếc cổng sống ảo đẹp mà nhiều bạn trẻ đã check-in khi
du lịch đến huyện Tri Tôn. Vẻ đẹp mà cổng chùa Khmer Koh Kas mang lại thể hiện trọn vẹn dấu ấn văn hóa Khmer trên đất Nam Bộ. Ngoài ra, một điều thú vị tại cồng chùa Khmer Koh Kas này là vị trí cổng ngay giữa cánh đồng. Bao quanh bởi cánh ruộng lúa mênh mông bát ngát. Đi qua cổng chùa, du khách men theo một con đường mòn nữa mới vào được chùa Koh Kas.
Theo kinh nghiệm chia sẻ của nhiều bạn trẻ khi check in cùng những chiếc cổng, buổi sáng sớm hoặc chiều mát là thời điểm thích hợp nhất để chụp ảnh. Lúc này trời có đủ ánh sáng, giúp bạn dễ dàng chụp được nhiều tấm ảnh ưng ý. Ngoài ra, nếu bạn du lịch An Giang mùa lúa chín, thì ảnh check-in càng đẹp và thơ mộng.
So với những chiếc cổng trời nổi tiếng đình đám, thì tại các điểm đến với những chiếc cổng trời gắn liến với văn hóa, lịch sử dân tộc cũng là điểm đến ở Việt Nam được nhiều bạn trẻ check-in. Trong đó thì Ngọ Môn huế, Thành Nhà Hồ, cổng chùa Khmer Koh Kas là gợi ý mà bạn nên cân nhắc.