Nóng trên MXH: 'Cà phê đường tàu' gây tranh cãi vì thông tin bộ GTVT có văn bản đề nghị TP. Hà Nội giải tán các tụ điểm cafe trong hành lang đường sắt?!
1. Bộ GTVT đã có yêu cầu TP.Hà Nội giải tán các điểm kinh doanh cafe đường tàu trên đoạn từ phố Điện Biên Phủ - Phùng Hưng.
Du lịch "Cà phê đường tàu" chính là cái tên gọi thân quen mà rất nhiều người vẫn thường hay ưu ái gọi vui khi nhắc đến hoạt động của những quán cà phê nằm trong hành lang an toàn đường sắt khu vực các phường Điện Biên, Hàng Bông, Cửa Nam (thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội)
Trước tình trạng tự phát xuất hiện thêm nhiều lối đi tự mở, lấn chiếm hành lang hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường sắt ... mặc dù đã được các cơ quan chức năng rất nhiều lần kiểm tra & xử lý các vi phạm nhưng dường như thực trạng này vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, thì tình trạng 1 bộ phận người dân "vẫn" thiếu ý thức, “bỏ quên” an toàn tính mạng của mình mỗi khi tàu chạy qua cũng là 1 vấn nạn đáng quan tâm
Bên cạnh thông tin trên, thì bộ GTVT cũng đưa ra văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng tăng cường tuyên truyền pháp luật về đường sắt đến người dân - giải tỏa dứt điểm vi phạm của các hộ dân hiện đang kinh doanh trong khu vực tiếp giáp dọc đường sắt, có hành vi họp chợ, buôn bán hàng trong lòng đường sắt; ngăn chặn, giải tán các tụ điểm đông người quay phim, chụp ảnh, ngồi uống cà phê trong lòng đường sắt. ...
Vì lo sợ phố "cà phê đường tàu" Phùng Hưng (Hà Nội) đóng cửa, sáng ngày 6/10 đã có rất nhiều bạn trẻ tranh thủ "ùn ùn" kéo đến khiến nơi đây "bất đắc dĩ" trở nên đông nghẹt hơn mọi lần. Thành phố có vẻ như đang thiếu các điểm du lịch mới lạ, độc đáo để hấp dẫn du khách nên việc xóa tụ điểm cà phê đường tàu chắc chắn sẽ gây tiếc nuối ...
2. Xoay quanh tranh cãi "Có nên duy trì “cà phê cảm giác mạnh” kiểu này"?!
+ Nhâm nhi cà phê ở dọc đường tàu, hay thậm chí ngồi hẳn trên đường ray
+ Thử cảm giác chỉ “với tay ra” là đã chạm đến thân tàu
Trước 2 giả thiết trên, đã chia làm 2 phe tranh cãi như sau:
+Phe ủng hộ: “Phùng Hưng một ngày chỉ có đôi ba chuyến tàu chạy. Lại có khung giờ nhất định. Ngồi thế này có khi là đặc sản thu hút khách du lịch”, “Giờ tàu chạy cố định, và tàu chạy khá là chậm, hú còi mỗi khi qua, nên khi có tàu ai cũng ý thức tự nép vào hai bên đường để tận hưởng khoảnh khắc này” và “Mấy chục năm nay có bao giờ tai nạn đâu mà các cụ lo”...
+ Phe phản bác: “Theo luật an toàn giao thông đường sắt, việc này là không được phép”, “Trước thì lác đác vài cái. Giờ thành cả tập đoàn cà phê ở đây. Dù sao đi nữa, việc ngồi dọc ngang đường tàu như thế này là không chấp nhận được”.
=> Loạt hình chụp cảnh nhiều người (đa số là khách nước ngoài) ngồi uống cà phê dọc hai bên đường ray xe lửa khiến nhiều dân mạng tranh luận gay gắt: có nên duy trì “cà phê cảm giác mạnh” kiểu này?
3. Xóm đường tàu Phùng Hưng ở Hà Nội có phải là “đáng sợ” nhất?!
Ở Châu Á, cứ nhắc tới "xóm đường tàu", thì người ta sẽ nghĩ ngay đến 3 cái tên vô cùng hot. Mang lại nhiều trải nghiệm vừa "đau tim", "hồi hộp" ... Thế nhưng, tại sao những xóm đường tàu như Chợ đường ray Maeklong (Thái Lan) hay Làng cổ Thập Phần (Đài Bắc, Đài Loan) hiện nay vẫn còn hoạt động?
Chợ đường ray Maeklong (Samut Songkhram, Thái Lan)
Còn được biết đến với tên gọi Siang Tai, nghĩa là "cuộc sống mạo hiểm" trong tiếng Thái. Khu chợ trời này trải dài khoảng 100m, nằm ngay gần ga tàu Maeklong,
Thế nhưng, được biết Maeklong là 1 trong những tuyến đường sắt chậm nhất thế giới với tốc độ trung bình của tàu chỉ khoảng 30 km/h (chậm hơn cả tàu đi qua phố Phùng Hưng). Chính vì vậy, người dân địa phương có thể thoải mái họp chợ ngay sát đường ray.
Hàng ngày, khu chợ mở cửa từ 6h – 18h, trung bình/ngày sẽ có khoảng 8 đoàn tàu đi ngang qua. "Nhanh như chớp" khi bắt đầu nghe thấy tiếng còi tàu hỏa từ xa, những chủ sạp sẽ hạ dù xuống, dọn dẹp và che các mặt hàng lại để tránh đường cho tàu chạy.
Làng cổ Thập Phần (Đài Bắc, Đài Loan)
Nằm ở quận Pingxi cách thành phố Đài Bắc khoảng 32km, đây là 1 thị trấn cổ nổi tiếng với những chiếc đèn lồng rực rỡ và thác nước thiên nhiên quyến rũ. Đường ray này đến nay vẫn còn hoạt động. Nhiềungười dân thường tận dụng khu vực hai bên đường ray để mở các gian hàng bán đồ lưu niệm và ẩm thực đường phố. Thỉnh thoảng, du khách còn có cơ hội chứng kiến tận mắt cảnh đoàn tàu đi qua.
Mỗi lần có xe lửa chạy qua là tiếng còi hiệu là hú lên, mọi người dù làm gì trên đường ray cũng phải tự giác lùi vào hai bên và ngắm chiếc xe lửa chạy qua với tốc độ rất chậm. Sau đó mọi hoạt động trở lại bình thường.
Vậy liệu các cơ quan chức năng có lưu tâm, hay là chỉ “đến khi có tai nạn nào đó thì chính quyền mới ra tay?”