Chỉ với 1.300.000 bạn sẽ có thể vui chơi ăn uống hết đất An Giang theo tôi nhé.
Chúng tôi chọn Futa cho một cuộc hành trình An Giang 2 ngày 2 đêm. Chuyến xe 11 h khởi hành từ Bến xe miền tây giá vé 155.000d/ng/chieu. Có một chuyện chắc cũng không mấy xa lạ với những người đi xe, cùng số giường nhưng chị bạn tôi đã thấy anh chàng điển trai nằm sẵn trên đó, sao một hồi băn khoăn qua lại thì anh phụ xe bảo vé anh kia nhằm tài cùng giường nhưng may mà vẫn còn chỗ để anh ấy đi chung xe với chúng tôi. Rồi xe qua những khúc quanh, những đoạn cao tốc, rồi những cánh đồng hiện mờ ảo trong màn đêm tích mịch, loe loét qua ánh đèn đường, vậy mà bác tài vẫn tỉnh táo rồi chạy bon bon qua các cánh đồng như thể thói quen ăn uống mỗi ngày.
4h sáng trong đêm tịch mịch chúng tôi đã đến được bến xe khách an giang. Nhà xe Phương Trang có một trung chuyển chở hẳn về khách sạn. Chị bạn tôi muốn làm quen với người bạn đường ấy nhưng không biết làm sao tuy đã cố sắp xếp trên một chiếc xe trung chuyển nhưng rồi mọi chuyện cũng bất thành. Chủ của nhà nghỉ Hải Vân nằm trên đường ….. đang đóng cửa chúng tôi mon men đẩy cửa vào cũng lại là một anh trai đón tiếp. Nhanh chóng chúng tôi nhận được một phòng tại đây ngủ nhờ đến sáng để khởi hành.
Bắt đầu một ngày mới với món bún cá ngon phải biết qua lời chỉ của chủ nhà nghỉ. Quán ko tên nằm trước một quá cà phê Sen VIệt trên đường trưng nữ vương, tô thường chỉ có 15k ham ăn như chúng tôi them dĩa heo quay thì 15k nữa nhé. Hihi
Sau khi no say chúng tôi chạy thẳng nhiều đường đến Hồ Tà Pạ nằm trên đường đi rừng tràm Trà Sư. Trên đường sẽ có những vựa thốt nốt, dưới cái nắng chói chang hớp nhẹ ngụm nước thốt nốt ăn cái thốt nốt mới thấy nó ngọt mát làm sao. Hồ Tà Pạ là một vùng hồ nước ngọt nhỏ nước xanh mướt một màu xanh lá cây, chắc tại bởi xung quanh nhiều cây xanh quá. Rồi nhìn nước hồ trong văn vắt cá vài anh ngồi thả cần câu thơ mộng thật yên bình. Quang cảnh xung quanh thì như bãi đất đá sỏi và những tảng đá to mấy người ôm í nằm ven đó nếu đừng lên trên những hòn đá bạn sẽ có tầm mắt rộng hơn. CHúng tôi thả hồn lãng đãng và một vài kiểu ảnh đẹp nơi đây và tiếp tục lên đường. Phải nói chỉ có chứng kiến bằng mắt mới thấy được vẻ đẹp nơi đây thơ mộng thế nào vì thế mà không ít cặp đôi tìm nơi này là nơi chụp hình cưới.
Khúc đường qua những cánh đồng có những cây thốt nốt không lẫn vào đâu được của vùng bảy núi Tri Tôn An Giang này, rồi những con đường làng nhỏ nhắn, nhiều lúc chúng tôi được anh Google chỉ vào những con đường ruộng rồi cảm giác phóng xe nhắm mắt qua những cây cầu gỗ chông chênh dốc thẳng đứng mà tôi không thấy được mé bên kia con dốc xuống. Hoang mang với những con đường nào sinh lầy rồi bùn đất, phần thì đường bẫy phần thì đường sửa may mắn thay có một anh giao phân thấy chúng tôi loay hoay tìm kiếm chỉ đường đẹp và đễ cho chúng tôi đi. Rồi tự tin và vui vẻ theo anh đến gần Rừng tràm trà sư anh quay về tiếp công việc giao phân cho người ta. Nhóm chúng tôi cảm ơn anh ríu rít vậy mới thấy tình người sự hiếu khách của dân địa phương biết nhường nào. Cuối cùng thì không biết cụ thể rừng Trà sư ở chỗ nào thế là cả nhóm chạy xe tiếp theo cái bảng nhà hàng Trà Sư. Vậy là chúng tôi leo lên đài quan sát ngắm toàn cảnh rừng tràm và xa xăm phía kia biên giới quả thật ở độ cao này tôi nhìn xuống khá là run chân. Ở đó có ông nhòm nhìn xung quanh với gia là 5k.
Tìm đường đến thuyền đi rừng tràm thì mới biết là chúng tôi đã đi nhầm cổng thế là không được ngồi thuyền ngắm rừng đành bỏ 15k đi qua cầu tình yêu chụp ảnh. Nhưng nếu mà các bạn đi nhóm đông thì nên đi cây cầu này có nhìu góc hay ho lắm nhá…
Sau khi tham quan xong thì cũng đã tầm 2h đói meo chúng tôi chạy hoài không tìm được một quan ăn nào vừa ý hình như người ta không có thói quen ăn ngoài. Những hàng quán chỉ là dành cho khách du lịch tuy nhiên khu dân cư heo hút nên họ cũng không mở lun. May thay còn một quán lụp xụp địa phương với một tô bún riêu cua ấm lòng kí ức ùa về với bác trạc ngoài 50 chạy chiếc xe như chiếc ba gác có nào là thùng đá, máy bào, xi rô nhiều loại xanh đỏ tím. Nhóm chúng tôi đẩy nhẹ mỗi đứa 1 ly 5k mát ngọt cuống họng. Ngày xưa nhớ thời đi học được 200d mẹ cho ra trước cổng trường có bác bán đá bào y vậy nhưng bác có 2 màu thôi rồi cái thùng nhỏ hơn, vậy mà tụi nhỏ chúng tôi cũng tíu tít bu quanh bác ơi cho con 1 ly, 1 con mèo, con thỏ…. Bác khéo tay lắm có cục đá mà bác nặn ra đủ thứ hình rồi nhuộm lên nào xanh nào đỏ là lũ trẻ con chúng tôi đã mừng húm nghêu ngao ca hát từ trường về nhà. Giờ bộn bề cuộc sống và được ăn ly siro đá bào này mọi thứ lại ùa về .
Tiếp tục lên đường tìm đường đi núi Cấm. Đến nơi thì các nhân viên ở đó nói 5h cáp treo đóng cửa chúng tôi xuống xe là 4h nhưng vẫn quyết định đi vào. Nhưng quyết định này ko tôi các bạn ạ 80k lên bằng cáp nhưng chọn mua 60k bằng xe 16 chỗ chạy xuống để chúng tôi tham quan được đến 6h. vậy là thời gian được kéo dài ra. Bước qua các bậc tam cấp khi bước xuống cáp treo rất nhiều hàng quán bán bánh xèo rau rừng. Chắc là do người dân ở đây họ tự trồng hoặc họ đi hái trên núi này thì phải. Trước khi lên đây tôi cứ nghĩ trên này chỉ có chùa và các tượng tham quan. Thật không như tôi tưởng tượng họ lập thành một khu dân cư phục vụ khách du lịch là chủ yếu, người dân sống ở đây khá đông chứ không thưa thớt như tôi nghĩ, nhắm chừng phải trên 40-50 hộ. Các bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hồ nước to chính giữa các điểm tham quan bao bọc xung quanh cứ theo cung đường thì bạn tham quanh hết vòng hồ là sẽ tới ngay bến xe khách chỗ xuống núi.Ấn tượng là tượng phật Di Lạc to lớn nhìn xuống mặt hồ, nhìn ngài tươi cười thì mọi muộn phiền sẽ tan biến hết. Các chùa ở đây thì xây dựng theo lối kiến trúc phật giáo thông thường không có gì đặc biệt, chỉ có điều là đất rộng nên người ta tập trung trồng nhiều cây xanh rất thoáng mát. Tôi đứng nhìn mặt hồ không gợn chút sóng như thể chúng tôi đang ở Hồ Xuân Hương thu nhỏ yên bình, nhẹ nhàng êm ả. Chắc có khác thay là bên dưới hồ người ta nuôi rất nhiều cá từ da trơn, rô phi, chép, koi… họ có hẳn e kip bán thức ăn cho cá với giá từ 10-20k bịch.
Trở về lúc trời chạng vạng chiều tà, ở vùng bảy núi đặc biết nhất là món bò, bò bảy núi với trái trúc và lá trúc là một thứ bạn không được quên khi đến đây. Chúng tôi ghé vào quán Tư Thiêng làm nhẹ vài món trước khi trở về sau một ngày mệt mỏi. Các món bò nướng nơi đây phải nói là tuyệt hảo.
Sáng hôm sau chúng tôi bắt đầu một ngày với món cháo lòng bò, tuy là một quán Hương được đề xuất rất nhiều trên mạng nhưng vô tình chúng tôi đã phát hiện ra được quán Cây Dừa trên đường trưng nữ vương bán giá rẻ mà ngon xuất thần. Cô chủ quán thì thân thiện vô cùng luôn. Vị cháo ngọt từ thịt bò các món lòng thơm mà ko có chút mùi hôi của lòng bò. Cắn nhẹ vào miếng thịt cảm giác sần sật và cháo thơm ngon như tan trong miệng. Ấm lòng chiến sĩ để tiếp cuộc hành trình chinh phục núi Sam.
Núi Sam có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn cao 284 m có chu vi 5.200m, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.Phía Tây Bắc có tuyến kênh Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Campuchia và Xã Vĩnh Tế. Phía Tây Nam giáp xã Vĩnh Châu. Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp phường Châu Phú A, Châu Phú B của thành phố Châu Đốc.Trên đỉnh, còn dấu tích một bệ đá, nơi tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ngự, trước khi được đem về miếu. Bệ đá có chiều ngang 1,60 m; dài 0,3 m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34 m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.
Gần tháp cao của Pháo Đài, cũng là nơi Trương Gia Mô (1866-1929), một nho sĩ của phong trào Duy Tân, đã gieo mình xuống vực sâu, tự kết liễu một cuộc đời bế tắc vào một đêm cuối năm 1929. Đá ở núi Sam chủ yếu là đá hoa cương, nên từ năm 1890, người Pháp đã cho khai thác để làm đường. Sau năm 1975, để bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch, chính quyền tỉnh đã cấm việc khai thác đá.
Trên và quanh núi Sam có rất nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang) là những hạng mục trong Khu di tích lịch sử - Văn hoá núi Sam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Chúng tôi chạy xe máy thẳng lên trên núi. Đứng ở cái mép đan chụp hình nhìn ra xa thấy cả khu vục sông và biên giới nước bạn láng giềng Campuchia. Thực sự mà nói được hít thở không khí trong lành của vùng quê yên bình ở miền Tây, giọng nói chất phác thật thà của dân địa phương, cái tình người ấm lòng không có gì có thể thay thế được.
Sau khi tham quan núi Sam các bạn nhớ phải ghé vào chùa bà Châu Đốc nếu đi xe thì có các hàng quán họ nhận giữ 10k chiếc nhé…
Lượn sơ một vòng chợ châu đốc với các món khô mắm rất nhiều đặc sản địa phương.
Khi thăm thú các nơi xong chắc các bạn sẽ nhớ một bữa cơm nhà với mắm và rau như chúng tôi. Tìm được một nơi lý tưởng là quán Bảy Bồng 2 nằm trên Trưng Nữ Vương luôn. Các bạn sẽ có dịp thưởng thức nồi lẩu mắm cá hú 360k đủ cho 5-6 ng ăn. Vị mắm đặc và mặn mòi chứ không như mọi người hay nghĩ miền Tây chúng tôi ăn ngọt. Nhìn cái nồi lẩu ôi thôi là cá, chắc họ cho cả con hổng chừng rồi nhiều loại rau lắm điên điển, rau nhút, kèo nèo, bông sung, rau đắng, giá, rau muống đủ loại đó hà ai mà đang no thì tui bảo đảm cái bụng cũng phải kêu sùng sục mở cờ trong bụng. Yên tâm tin lời mình là các bạn sẽ có một bữa no nê ở đây. Hihi .
Còn một đặc sản là tung lò mò ở làng người Chăm.. các bạn muốn mua được món này phải đi phà sang làng đó. Từ chợ châu đốc các bạn hỏi đường đến bến phà gần đó nhé. Giá khoảng 200-250k/kg.
Tung lò mò là món lạp xưởng bò thành phần gồm bò, mỡ, tỏi tiêu, cơm mẻ, lên men tự nhiên rồi nhồi vào ruột đem phơi. Đây là món đặc sản của người Chăm ở AN Giang. Tiệm mình mua ở đối diện miếu bà đường vào làng người Chăm.
Trở về nhà với nhiều niềm vương vấn hẹn gặp lại Tri Tôn và những trải nghiệm mới.