Blog 7 ĐIỀU  BẠN CHƯA BIẾT VỀ BURUNDI
cover

7 ĐIỀU  BẠN CHƯA BIẾT VỀ BURUNDI

avatar
Hoang Thi Mai Linh dot Thứ 6, 05/10/2018
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Tôi đã đi trên đất Châu Phi...
Bước ra khỏi Việt Nam, đi lòng vòng Đông Nam Á ta đã thấy khác biệt rồi. Đối với một Châu lục có lịch sử và văn hóa đặc trưng như Châu Phi, bạn sẽ càng thấy nhiều điều lạ lùng và thú vị.
Tôi có một số trải nghiệm ấn tượng ở Burundi, đây là một quốc gia thuộc Trung Phi ( gần đây được xem thuộc Đông Phi). Burundi được mệnh danh là “trái tim của Châu Phi” bởi theo địa lý, nước này nằm khu vực trung tâm của Châu phi. Có đường biên giới Bắc giápRwanda, Đông và Nam giápTanzania, Tây giápCộng hòa Dân chủ Congovà hồ Tanganyika. Ngoài ra Burundi còn được biết đến qua khách du lịch khi họ gọi nước này là “đất nước triệu nụ cười” do sự thân thiện của người dân.
hình ảnh
Các em nhỏ đuổi theo tôi trên đường làng tỉnh Ngozi chỉ để sờ tóc tôi xem tóc thật hay giả. Chưa bao giờ tụi nhỏ thấy ai nhiều tóc như vậy!!
Người Burundi thân thiện và nhiệt tình
Bất kì người nào bạn gặp trên đường cũng có thể tươi cười và nói với bạn “xin chào”. Khi cần hỏi đường và nhờ giúp đỡ mọi người dễ dàng nhận lời. Họ cũng có thể vì bạn mà thay đổi lịch trình, đi cùng bạn tới nơi bạn muốn đến trước, sau đó mới quay lại con đường của mình. Nếu gặp ô tô bị chết máy, các thanh niên nhiệt tình kéo tới, mở nắp xe, kiểm tra xe như một người thợ máy chuyên nghiệp. Sau khi giúp xong cho bạn thì họ vui vẻ nói xin chào và đạp xe rời đi.
hình ảnh
hình ảnh
Shop hoa nhỏ ven đường ở Thủ Đô Bujumbura
Không bao giờ đúng giờ
Điều này có thể coi là là “sốc văn hóa” nếu bạn lần đầu rơi vào tình huống dở khóc dở cười này. Nếu bạn nào sang Burundi ( hoặc các nước Đông Phi) làm văn phòng và tuân theo nội quy giờ giấc của công ty thì chắc phải sinh hoạt một thời gian mới hiểu hết được văn hóa giờ giấc ở nước này.
hình ảnh
Nếu bạn hẹn một đối tác đến bàn công việc và nghe người này nói “I’m coming” (tôi đang đến) thì điều này có nghĩa là khoảng một tiếng đến hai tiếng sau bạn mới thấy được người.
Khi bạn vào nhà hàng ăn uống, bạn gọi món xong thì chắc chắc đợi từ 30 phút trở lên. Nếu người phục vụ nói với bạn là “5 minutes” ( 5 phút) điều đó có nghĩa là 20 phút hoặc hơn. Có những nhà hàng bạn đã phải đợi tận 2 tiếng thức ăn mới bắt đầu được phục vụ. Tôi thường đùa vui rằng “đừng tin” khi ai đó nói với bạn rằng: “tôi đang đến, tôi đang trên đường, một chút nữa thôi”… thì đợi vài tiếng đồng hồ là chuyện bình thường.
hình ảnh
Tôi đợi trong sân của một khách sạn ở Bujumbura
Khách hàng không phải là thượng đế đâu nhé
Ở Việt Nam, chỉ cần bạn gọi đến một công ty và nói với họ là bạn muốn mua hàng hoặc muốn kí hợp đồng thuê mướn, dịch vụ…Chỉ trong một vài tiếng đồng hồ sau các thứ bạn cần đã được mang tới tận văn phòng.
Còn Burundi rất lạ, nếu bạn muốn mang lại lợi ích, tiền bạc cho một tổ chức, một công ty nào đó thì bạn phải chủ động. Tôi ví dụ, tôi đi thuê không gian của một nhà hàng với giá 10.000.000VND/buổi. Thì tất cả giấy tờ, hợp đồng, thủ tục, tiền bạc đều phải mang đến tận nơi. Phải xin cuộc hẹn và phụ thuộc tất cả vào phía cung cấp. Nếu họ phật ý có thể họ thà chấp nhận không có cố tiền đó chứ không muốn bán cho bạn nữa.
hình ảnh
hình ảnh
Genny's beach một nơi cho thuê không gian để tổ chức sự kiện
Hoặc trường hợp như bạn vào quán café, menu (thực đơn) của quán này có món nước ép cam cà rốt. Bạn nói với phục vụ là bạn đau dạ dày không thể uống cam và yêu cầu họ chỉ dùng mỗi cà rốt. Mặc dù bạn sẵn sàng trả hóa đơn bằng giá như thực đơn hay đắt hơn cũng đừng hy vọng nhu cầu này được đáp ứng. Họ sẽ giữ nguyên tắc “cam cà rốt thì nhất định phải là cam cà rốt” nếu bạn không thể chọn sang món khác, họ sẽ đề nghị bạn đi nơi khác. Đấy, ở đây chính là kiểu từ chối thẳng thừng, khách hàng không phải thượng đế đâu nhé.
hình ảnh
Tranh thủ chụp ảnh trước khi chủ quán vui vẻ nói với tôi không thể theo mong muốn của tôi.
Xin tiền ở khắp mọi nơi
Cũng như nhiều quốc gia Châu Phi thuộc tầng nghèo nhất thế giới, nên việc người ta đi xin ăn hay trẻ con có thói quen xin xỏ là điều không thể tránh.
Tuy nhiên bạn sẽ rất ngặc nhiên khi một người làm văn phòng, quần áo bảnh bao, có lương hàng tháng cũng dễ dàng ngửa tay xin bạn bất cứ thứ gì họ muốn.
“Câu chuyện hoàn cảnh” hôm nay tao hư xe, tao hết tiền. Hoặc ông bà, cha mẹ tôi mới mất ban có thể giúp đỡ tôi không. Còn không thì, tôi mới xây căn nhà 50 triệu, nhưng tôi chỉ có 30 triệu bạn có thể cho tao 20 triệu được không? Suy nghĩ của người dân rất đơn giản, họ có thể xin bất cứ thứ gì họ muốn. Còn việc cho hay không cho đó là quyền của bạn. Không ai trách móc ai hay phiền lòng gì cả.
Người đi bộ là ưu tiên số 1
Khi tôi mới sang, Burundi còn chưa có bất kì cột đèn giao thông nào. Ý thức giao thông của họ là nhường nhịn nhau, hạn chế bóp kèn. Có hôm ngay giữa ngã 3, 2 xe cứ nhường nhau kẹt lại một dòng ở phía sau. Tôi liền nghĩ tới kẹt xe ở Việt Nam, phải chi mà nhường được một tí như vầy, có phải là thiên hạ thái bình không. Khi người điều khiển xe trông thấy bạn đi bộ từ xa. Họ đã giảm tốc độ để nhường đường cho bạn. Nếu bạn có ngơ ngát lỡ trớn băng qua mà chưa xem kĩ đường thì không bị bác tài hung dữ la mắng đâu. Họ chỉ nói với bạn làm như thế rất nguy hiểm, bạn sẽ tự cảm thấy áy náy mà cẩn thận cho lần sau. Dù bất cứ tình huống nào, thì người đi bộ cũng được ưu tiên.
hình ảnh
Không đánh nhau
Khi đi ngoài đường phố ở Burundi, bạn sẽ nghe tiếng la ó ồn ào của một đám thanh niên. Cảnh tượng đám đống có hơn mười người, ai nấy đều cao to và đen kịt lao xầm vào nhau, thật đáng sợ. Nhưng khi nhìn kĩ bạn sẽ nhận ra họ xô nhau, chứ không đánh nhau.
Cứ người này xô một cái, người kia sẽ xô lại một cái, hoặc kiểu xông vào hùng hổ nhưng chỉ đẩy vai. Họ cứ đẩy qua đẩy lại cả một buổi, đến khi nào ngán thì dãn ra. Có khi bạn thấy họ nóng giận tía tai, nhưng nhất định là không đánh nhau. Sau này tôi mới hiểu, người Burundi hiếm khi có chuyện đánh nhau hay đâm giết nhau vì xích mích cá nhân. Cũng có thể vì ở đây luật phạt những tội cắp vặt hay đánh nhau rất khắc nghiệt.
hình ảnh
Con người không sống về đêm
Ở Burundi nếu không có điện, không có nước và không có internet là điều bình thường. Tất cả sinh hoạt phố xá sẽ dừng lại sau 6h chiều. Bạn sẽ không tìm thấy siêu thị nào mở cửa, không tìm thấy hàng quán để mua nước, thậm chí đi trong thành phố mà cứ tưởng như mình đang ở miền quê xa xôi vì bóng đêm bao phủ. Nếu có ý định du lịch đến các quốc gia nghèo của Châu Phi bạn hãy sẵn sàng cho điều này.
hình ảnh

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 10/01/2023
Love
0 Bình luận
avatar
Hoang Thi Mai Linh travel blogger

Chào các bạn! Mình là Mori (Hoàng Thị Mai Linh), người miền nam. Hiện tại mình đang sống và làm việc tại Châu Phi. Mình bị thu hút bởi cảnh đẹp, món ăn, những khu rừng và các nền văn hóa trên thế giới. Mong muốn của mình là đi nhiều nơi, cảm nhận và chia sẻ cảm xúc cùng tất cả các bạn.

17 Quốc gia
58 Tỉnh thành
14,591 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Camping có nghĩa là cắm trại. Đây là một hoạt động ngoài trời, thường sẽ là nghỉ qua đêm ở một địa điểm du lịch như: công viên, bãi biển, khu du lịch sinh thái, vườn quốc gia…hay những nơi có phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp.
Kinh nghiệm kẹt ở sân bay Schiphol Amsterdam 18 tiếng của Mori hy vọng sẽ hỗ trợ thêm thông tin vui chơi giải trí nghỉ ngơi cho các bạn.
Mình quay lại những khoảnh khắc bất chợt trong chuyến đi Tanzania của mình, hôm nay mình muốn chia sẻ cùng tất cả các bạn. Thực sự là có một Châu Phi rất xinh đẹp...
Biển Cam Bình- Lagi – Bình Thuận cách TPHCM 160km, do vậy nên các bạn đi xe máy hay xe đò đều tiện.
Ai mê hoa trái thì về đội của Mori nhé!!!
Trong cuộc hành trình tiếp tục khám phá Haiti- một đảo quốc của khu Caribe, Mori không khỏi ngạc nhiên bởi sự xinh đẹp của đất nước này...
Nhắc về Haiti, người ta thường hình dung tới nghèo đói và bất ổn, thế nhưng những ngày ở Haiti tôi lại tìm thấy nhiều điều tốt đẹp và tích cực khác. Đó còn là thiên nhiên màu xanh đẹp mê đắm, một lịch sử đáng tự hào và những người dân yêu nghệ thuật.
Vẽ tranh sơn dầu trên vải bố cũng là công việc quen thuộc của người dân Haiti.
Giống như tinh thần sống của người Haiti, nghệ thuật đặc sắc nhất ở đây lại xuất phát từ một vật liệu khô khan thô ráp, đó là mỹ nghệ sắt.
Ý tưởng cho các cặp đôi đi Đà Lạt hoài không chán nhé!!!