Đình Thổ Tang

39 reviews
Viết review
Đình Thổ Tang thuộc xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, được xây dựng từ thế kỷ XVII, là một trong những ngôi đình cổ nhất còn lại của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, thờ thành hoàng Phùng Lộc Hộ đô thống Đại Vương tức Lân Hổ Hầu - một vị tướng có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh giặc Nguyên Mông ở phòng tuyến Gia Ninh thế kỷ XIII.
Thông tin cần biết
  • Giá vé: miễn phí

  • Địa chỉ: ĐT304, Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, Việt Nam

Các địa điểm tham quan gần đó
avatar
1225 reviews
Viết review
avatar
732 reviews
Viết review
avatar
646 reviews
Viết review
avatar
622 reviews
Viết review

Lễ hội đình Thổ Tang tổ chức vào ngày 10 đến ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Trong lễ hội có lễ rước kiệu từ miếu trúc về đình làng và các trò chơi thi lợn, dưa hấu, trò vui diễn xướng dân gian, chọi gà, đấu vật..Du khách muốn đến đình Thổ Tang có thể xuất phát từ thủ đô Hà Nội tới trung tâm thành phố Vĩnh Yên, đi khoảng 20km dọc theo quốc lộ 2A rẽ trái theo đường 305 là sẽ tới đình Thổ Tang.
Đình Thổ Tang kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, cửa hướng Tây Nam, gồm hai tòa Đại Đình và Hậu cung. Đình dài 25,8m, rộng 14,2m, nền được bó vỉa bằng đá xanh, kết cấu kiến trúc kiểu tứ trụ, chồng rường giá chiêng, gia cố bền chắc. Đại đình gồm năm gian, hai dĩ với 60 chiếc cột to làm bằng gỗ tốt, từ nền đình tới nóc cao 7m. Cột cái có đường kính 0,8m, cao 5m, cột con có đường kính 0,61m. Ngoài kiến trúc cổ độ sộ, gia cố bền chắc, đình Thổ Tang còn được trang trí bằng nghệ thuật chạm khắc cực tinh tế sinh động với nội dung phong phú sâu sắc.
Đình Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh phúc), có thể coi là ngôi đình đẹp nhất tỉnh Vĩnh phúc hiện còn với các trang trí mỹ thuật tinh xảo xoay quanh các đề tài sinh hoạt của con người như "chèo thuyền", "bắn hổ", "đấu vật"... Đình hiện còn 21 bức chạm trên gỗ rất đẹp, sống động, nội dung phản ánh phong phú, khái quát về chu trình lao động - làm ăn - hưởng thụ của cư dân nông nghiệp nước ta thời Lê Trung Hưng.
Một số bức chạm trổ điêu khắc nổi tiếng như: cảnh đi cày, chăn trâu, đánh ghen, vũ nữ cưỡi rồng, vợ chồng lười, cảnh con mọn, cảnh nghỉ ngơi sau giờ lao động, cảnh đá cầu, đấu vật, múa, bắn hổ, đánh cờ uống rượu… thể hiện nghệ thuật chạm trổ tinh vi qua bàn tay khéo léo đạt đến trình độ điêu luyện, tài ba của các nghệ nhân xưa.



Đã cập nhật vào ngày 09/10/2019
4.38
dựa trên 39 đánh giá
5
71.79%
28
4
10.26%
4
3
7.69%
3
2
5.13%
2
1
5.13%
2
avatar