Blog Dừng Chân Lại Phố Hội Để Nghe Hát Bài Chòi Hội An, Bạn Đã Thử Chưa ?

Dừng Chân Lại Phố Hội Để Nghe Hát Bài Chòi Hội An, Bạn Đã Thử Chưa ?

avatar
Văn Tiến Sỹ dot Thứ 3, 03/09/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Bài chòi, một trò chơi dân gian của người xứ Quảng và cả duyên hải miền Trung. Nghe hát bài Chòi Hội An là một thú vui mà bạn nên thử khi đến Phố Hội. Và đây cũng là sân chơi bổ ích mà người dân phố Cổ muốn dành tặng cho du khách.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, tình yêu bài chòi của người dân phố Hội luôn tuôn chảy và đang được những thế hệ hôm nay giữ gìn và phát huy. Bài chòi là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân phố Hội. “Đặc sản” này luôn được những con người mộc mạc đem ra thiết đãi các vị khách và được đón nhận nồng nhiệt.
Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và tạo thành trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam. Gần giống với trò chơi loto nhưng trò chơi trong hát Bài Chòi là trò chơi dân gian với cách chơi dựa trên sự trùng khớp các con chữ với nhau. Ba chữ trong mỗi trò chơi, nếu mình đúng ba chữ thì mình sẽ là người trúng thưởng, nếu không chỉ được nhận quà khi tham gia
hình ảnh
Một Cây Bài
Bài chòi gồm có 30 lá được chia thành 10 loại thẻ gỗ. Anh Hiệu (người hô bài chòi) vừa hát câu mở màn: “Bà con cô bác lẳng lặng mà nghe/ Lẳng lặng mà nghe, tôi hô con mấy/ con mấy nó ra đây…”, hay “Gió Xuân phảng phất ngọn tre/Hai bên cô bác lắng nghe bài chòi…”, anh Hiệu vừa xốc ống bài, rút ra một con và hát một câu hát có tên con bài để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán (hô thai). Người nào có lá bài được anh Hiệu xướng tên thì hô lên để anh mang con bài đến.Khi có chiếc thẻ gỗ ghi tên ba quân bài được nêu tên, người chơi sẽ “tới” và ván bài kết thúc. Đám đông khán giả không chỉ lắng nghe từng câu hát mà chốc chốc lại reo lên thích thú với những chiếc thẻ gỗ trên tay, rồi hớn hở đón nhận những chiếc cờ vàng từ tay các “anh thị vệ” của đoàn diễn. Cuộc chơi dừng lại khi có người ăn đủ 3 quân cờ. Phần thưởng dành cho người thắng cuộc là một chiếc đèn lồng để làm kỷ niệm với du khách về phố cổ Hội An.
hình ảnh
Chơi bài chòi thắng thua không quan trọng, mà nét thú vị ở đây là được ngồi nghe những câu hát chậm rãi, nhịp nhàng, trầm bổng. Đôi lúc cứ ngỡ là thơ. Người chơi cứ đi hết bất ngờ này đến hồi hộp khác. Rồi lại đoán tới đoán lui xem con bài đang được hô là gì.
Hội bài chòi đêm Hội An được đánh giá là một sân chơi văn hóa sôi nổi và lôi cuốn, mang đậm tính tập thể và tính dân gian. Thú chơi bài chòi không quan trọng chuyện được thua mà thú vịở chỗ thưởng thức những câu hô trầm bổng, nhịp nhàng, du dương như nghe đọc thơ. Một ván bài có khi kéo dài cả tiếng đồng hồ và thường mỗi đêm có ba hoặc bốn ván. Người chơi tha hồ đoán tên lá bài theo câu hát dài hơi của anh Hiệu. Trong khi trẻ con giành nhau ngồi gần sân khấu thì các cụ già thả hồn theo lời ca và ngồi gõ nhịp phách say sưa cùng tiếng trống.
Trong nhịp trống hòa cùng tiếng lả lướt của đàn nhị, anh Hiệu ngâm nhiều câu thơ lục bát một cách nhuần nhuyễn mà không bị trùng lắp trong cả ván bài. Anh lại còn khéo léo hô một cách chậm rãi hay ngâm bài hát dài khiến cho người nghe hồi hộp chờ đợi rồi đoán già đoán non đó là con bài gì. Chẳng hạn như: “Một anh để em ra/ Hai anh để em ra/ Về em buôn em bán/ Trả nợ bánh tráng, trả nợ bánh xèo/ Còn dư trả nợ thịt heo/ Anh đừng lầm em nữa, kẻo mang nghèo vì em” (Con bài Nhì nghèo) hay “Rượu say mất hết tính người/ Cờ bạc, hút hít, vương rồi khó gỡ ra/ Sạch túi rồi đến sạch nhà/ Bí đường, tắt lối phải ra làm liều” (Con bài Nhì bí). Anh Hiệu gần như hát liên tục trong suốt ván bài, giữa những lần hô là câu hát kết nối kiểu như: “Ba đồng một mớ trầu cay, sao anh không hỏi những ngày còn không/Con gì nó ra đây, là tôi đây hô tiếp là hô tiếp con gì…”.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, tình yêu bài chòi của người dân phố Hội luôn tuôn chảy và đang được những thế hệ hôm nay giữ gìn và phát huy.
Và nếu có dịp đén với Hội An thì hãy dừng chân lại và nghe hát bài Chòi Hội An một lần bạn nhé!


Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 4/01/2023
Love
0 Bình luận
avatar
Văn Tiến Sỹ
0 Quốc gia
39 Tỉnh thành
2 Người theo dõi
0 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Vị trí Chùa Linh Ứng Sơn Trà Đà Nẵng Cách bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng chừng 10km. Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi của bán đảo Sơn Trà, nằm ở lưng chừng núi, mang hình con rùa, mặt hướng ra biển, lưng tựa vào cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú của bán đảo Sơn Trà…