Hành trình với những cung đường đẹp nhất miền Bắc, với chặng đường dài gần 3000km và với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ trải dài dường như như vô tận. Chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác “khó nhằn” nhất Việt Nam và không thể nào quên được.
Chẳng hiểu vì sao dân phượt lại mê mẩn những cung phượt Tây Bắc khét tiếng này đến vậy... Đã có rất nhiều bài báo nói về sự hiểm nguy “ rình rập “ trong mỗi chuyến phượt đèo. Thế nhưng tại sao độ hot của những cung đường phượt dưới đây chỉ càng lúc càng cuốn hút nhiều và nhiều hơn những kẻ can trường? Các bạn cứ xem qua nhé! Với lại cuối năm rồi, cũng nên lên plan chinh chiến mấy cung đường này để đóng dấu một 2018 huy hoàng luôn là chuẩn khỏi ai chỉnh chứ nhỉ?
1. Lào Cai – đèo Ô Quy Hồ – Lai Châu
Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.. Với tên gọi khác là đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Đèo Ô Quy Hồ là một trong số những đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở cung phượt Tây Bắc.
Vượt đèo Ô Quy Hồ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm ít nhiều cũng đều mang đến cho bạn những trải nghiệm đến “ thót tim “.. sương mù bao phủ khắp lối đi vào những đợt mùa mưa hay dễ gây ra tai nạn bởi độ dốc thay đổi nhanh chóng với những khúc cua tay áo liên tục vào những mùa nắng đẹp. Đây thật sự là một con đèo gần như giữ kỷ lục về độ dài của cung phượt Tây Bắc, với chiều dài lên tới gần 50 km. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”.
2. Đồng Văn - đèo Mã Pí Lèng - Mèo Vạc
Có thể nói, Mã Pì Lèng là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở thuộc Hà Giang, dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc, thuộc địa phận của các xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (huyện Mèo Vạc) trong quần thể cao nguyên đá Đồng Văn.. Theo như người Mông, cái tên Mã Pí Lèng có nghĩa là chỉ “sống mũi con ngựa” – cái tên miêu tả sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua cũng phải mệt mỏi và tắt thở...Nghe tên thôi, là cũng có thể thấy quãng đường đèo này nguy hiểm vô cùng rồi.
Được ví như “vua” của các con đèo Việt Nam. Có thể nói, đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là cung đèo hiểm trở bậc nhất ở cung phượt Tây Bắc. Ai đã từng một lần phượt Hà Giang đều biết đèo Mã Pì Lèng ngoằn nghoèo, nhiều dốc trơn trượt, đặc biệt trong ngày mưa, nhiều gió và sương mù. Nhưng có thể nói, Mã Pí Lèng là tuyệt tác của thiên nhiên, được ví như "vọng cảnh lâu" của miền Hà Giang. Nói thế thôi, thì có đáng thử không hả các bạn?
3. Xín Mần - Hoàng Su Phì
Xín Mần là một cái tên khá lạ lẫm với những du khách phương xa. Chắc chắn cũng gợi lên sự tò mò của các phượt thủ mà còn làm trỗi dậy những niềm đam mê khám phá, trải nghiệm của bao người rồi đây. Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Nếu có cơ hội, bạn hãy tìm đến vùng đất hoang sơ nơi địa đầu tổ quốc này nhé . Đường đến Hoàng Su Phì khó khăn ở chỗ ngoằn ngoèo, bám theo núi nhỏ hẹp và hẻo lánh lắm luôn đó.
4. Nghĩa Lộ - đèo Khau Phạ - Mù Cang Chải
Với độ dài 40km cùng địa thế hiểm trở và chiều cao so với mực nước biển khá đáng gờm (1200m - 1500m), đèo vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, chính xác là ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Tên gọi của đỉnh núi này trong ngôn ngữ của dân tộc Thái nghĩa là “Sừng Trời”
Không nên bắt đầu phượt với con đèo này nhé, vì đường đi cũng vô cùng gian nan Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày sương mù dày đặc thì cung phượt Tây Bắc này đặc biệt nguy hiểm vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào cả
Giữa một Lai Châu với cảnh sắc vừa hoang sơ, vừa hùng vĩ, bạt ngàn cả một sắc xanh vỗ về. Dịu dàng là thế, nhưng vẫn có một cung phượt Tây Bắc khiến bao con dân phượt sợ hãi và ngán ngẩm. Mấy bạn hay rỉ tai nhau rằng "Em không ngại chinh phục Mường Tè, em chỉ cần có... tay lái cứng với tinh thần sắt đá thôi!". là thật đó. Thứ khiến cung đường này trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết chính là dằn xóc, ổ gà, ổ voi liên miên và hơn hết là sạc lở khá nghiêm trọng.
6. Pắc Ma - Mường Tè - A Pa Chải
Hãy thử thách bản thân đi nào, một lần trong đời được tự hào check-in tại cung phượt Tây Bắc xa xôi và hòa mình vào thiên nhiên sơ khai, gần như chẳng có mấy dấu chân người đi qua...
Có thể nói, cung đường từ Lai Châu sang cực Tây ở Điện Biên này khó nhằn nhất chính là đoạn đường Pắc Ma – Mường Tè. Để vượt qua đoạn này, cả xe lẫn người ít nhiều sẽ được thiết đãi một bữa đá dằm, sình lầy, dốc, ổ gà,... liên miên. Quả thật cái sự gai góc và hiểm nguy của non nước vùng này không hề bị cường điệu tí nào
Mường Nhé thuộc huyện cực Tây của Việt Nam. Dịu êm và không quá gian lao, chắc chắn cung đường này sẽ chào đón các cậu bằng không khí hào hùng vẫn còn lẩn khuất đâu đó khắp núi non của mảnh đất lịch sử một thời đấy. Cung phượt Tây Bắc dọc biên giới này sẽ khiến các bạn mất hết khái niệm giờ giấc khi đã tận 7 giờ tối mà trời vẫn còn sáng như thể mới 5 giờ chiều vậy.
8. Điện Biên - đèo Pha Đin - Sơn La
Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Với chiều dài 32km, và cao hơn 1.000 m so với mực nước biển Pha Đin đích thị là một trong tứ đại đỉnh đèo đấy. Nghe thế thôi cũng hiểu được độ cam go của con đèo thuộc cung phượt Tây Bắc này rồi nhé. Đến Pha Đin, ngoài việc bạn sẽ được trải nghiệm khúc cua uốn lượn, gấp với vực đèo sâu thăm thẳm. Thì bạn còn được chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ của mây trời, vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ trùng điệp, xa xa thấp thoáng những bản làng.
9. Sơn La - Mai Châu - Hoà Bình
Khi mà Sơn La đã có một Mộc Châu bạt ngàn trong những cánh đồi chè và trắng xóa mùa hoa nở, thì Hòa Bình lại có một thung lũng Mai Châu ngọt ngào và an yên với những bản làng đẹp như bức tranh... Dẫu độ dài của cung đường này lên đến 250km nhưng thật ra dễ thở hơn vì không quá gập ghềnh, cũng không có địa thế "chết người" như những cái tên trên, bạn nhé