Blog Rằm Tháng 7 Đã Tới!!! Rủ Đám Bạn Đi Chùa Check-in Theo Phong Cách Nhật Bản Để...Giải Nghiệp!
cover

Rằm Tháng 7 Đã Tới!!! Rủ Đám Bạn Đi Chùa Check-in Theo Phong Cách Nhật Bản Để...Giải Nghiệp!

avatar
Tiểu Ái dot Thứ 6, 02/08/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Ngoài việc đi chùa cầu an cho bản thân và gia đình thì cùng nhau check-in tại những ngôi chùa này cũng thú vị không kém.
Không chỉ là những tọa độ tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam, những ngôi chùa đặc biệt này còn khiến người ta thích thú với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn xứ sở mặt trời mọc, lên ảnh mà cứ ngỡ đã lạc bước đến “tiểu Nhật Bản” ngay giữa đất Việt.

1. Tu Viện Khánh An

Địa chỉ: 1055/3D QL1, phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
Tu viện Khánh An thường được dân tình gọi là “tiểu Tokyo” giữa lòng Sài Gòn. Đây là một công trình Phật giáo theo trường phái Bắc Tông với các tòa kiến trúc mang đậm dấu ấn của Nhật Bản.
Tu viện Khánh An nổi bật với ba tông màu chủ đạo: màu nâu của gỗ, màu trắng của vôi và màu vàng của hoa văn trang trí cùng những mái ngói nâu trầm, những cột đèn lục giác, những chiếc chuông gió treo ở khắp nơi. Và bao trùm xung quanh đó là không gian cây lá cỏ hoa, là hồ sen xinh xinh và những hòn non bộ đẹp mắt.
Lạc bước đến Tu Viện Khánh An mà như lạc vào chốn tâm linh an lạc của thế giới Phật giáo tôn nghiêm phảng phất màu sắc Nhật Bản đặc trưng. Đến đây để hồn nhẹ trôi theo từng tiếng chuông du dương thoát tục, rồi tìm kiếm những góc nhỏ đầy mê hoặc chụp những bức ảnh cùng “tiểu Nhật Bản” có 1-0-2 tại Sài Gòn thì còn gì tuyệt vời hơn!

2. Chùa Minh Thành

Địa chỉ: 348 Nguyễn Viết Xuân, P. Hội Phú, Thành phố Pleiku
Chùa Minh Thành thường được gọi là “tiểu Nhật Bản” của “đất nước” Gia Lai. Nó nằm ở số 348 Nguyễn Viết Xuân, cách trung tâm TP. Pleiku chỉ 2km. Đây là ngôi chùa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản, cũng là niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku và là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất này.
Chùa được xây dựng trên ý niệm dựng lại một không gian kiến trúc Phật Giáo Lý Trần thời Đại Việt. Một số công trình ấn tượng của chùa là bảo tháp xá lợi cao 9 tầng, phía bên trong khuôn viên chùa là tượng Phật Di Đà nặng tới 40 tấn và cao 7,5m, tạc tượng 6 vị Bồ tát tại cửa ra vào. Từng kiến trúc nhỏ như mái chùa, gác chuông, cột kèo, tượng thờ, ngay cả y phục của các chú tiểu,… đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa đa dạng Việt – Nhật – Trung.
Thích nhất khi đến đây chính là cảm giác có rất ít du khách tham quan, vì vậy các bạn tha hồ lựa góc, chụp ảnh mà không sợ bị dính người. Sống ảo xong thì mọi người có thể vào chùa cầu bình an, cảm nhận một Gia Lai thật an yên trong chuyến du lịch của mình.

3. Chùa Lầu

Địa chỉ: khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Chùa Lầu (hay còn có tên gọi khác là Phước Lâm Tự), đây là một ngôi chùa gây sốt nhất tại Tịnh Biên và An Giang ở thời điểm hiện tại.
Chùa nằm trên tuyến đường lớn nên vị trí rất thuận tiện cho mọi người check-in. Từ chợ Nhà Bàng đi về hướng Tịnh Biên theo QL91, các bạn cứ chạy thẳng qua khỏi Chùa Bánh Xèo (Thiền Viện Đông Lai) khoảng 2km nữa rồi nhìn bên tay phải sẽ có hẻm chỉ đường vào Chùa Lầu. Hoặc nếu không biết thì các bạn cứ đi theo Google Maps hoặc hỏi Chùa Lầu ở đâu là người dân người ta chỉ cho à!
hình ảnh
Sở dĩ có tên “Chùa Lầu” là vì nó được xây dựng theo kiến trúc tầng lầu xếp chồng lên nhau, mà đảm bảo hiếm ngôi chùa nào khác ở An Giang hay miền Tây có được. Ngôi chùa nổi bần bật trên nền trời xanh với màu đỏ rực rỡ cùng mái ngói cong vút, trông chẳng khác nào một góc Nhật Bản thu nhỏ của An Giang vậy!

4. Chùa Bái Đính

Địa chỉ: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như: chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,... Đây chính là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới cùng các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đổ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh,... vẫn đang được tiếp tục được xây dựng.
Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá ở cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ mang đậm màu sắc Nhật Bản với nhiều công trình như bảo tháp xá lợi, cổng chùa, hành lang,... Chính vì vậy mà nơi đây giờ đã trở thành một điểm đến nổi tiếng nhất nhì Ninh Bình và miền Bắc.

5. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Địa chỉ: 117 Phan Bội Châu, Thống Nhất, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Tên gọi của chùa có ý nghĩa được ghép từ tên vua Khải Định và hoàng thái hậu Đoan Huy. Kiến trúc của chùa Khải Đoan được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ kiểu nhà rường Huế với tone màu nâu vàng chủ đạo nên khi lên ảnh trông màu sắc vô cùng ấn tượng!
Chùa được xem là điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến Buôn Mê. Trừ khuôn viên phía dưới, còn lại muốn lên trên chiêm bái, tất cả mọi người đều phải bỏ giày đi chân đất để giữ gìn vệ sinh cho nhà chùa.

6. Chùa Cầu

Địa chỉ: Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
Di tích lịch sử văn hóa chùa Cầu (TP. Hội An, Quảng Nam) từ lâu đã được xem là biểu tượng không thể thiếu của phố cổ Hội An. Sở dĩ có tên gọi chùa Cầu là vì ngôi chùa được xây dựng trên một cây cầu bắc qua dòng nước “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam.
Thế nhưng mấy ai biết được rằng cây cầu dài 18m này đã được chính các thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào đầu thế kỷ 17, từ hơn 400 năm trước, vắt cong qua lạch nước chảy ra dòng sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn). Thế nên người dân nơi đây thường gọi là cầu Nhật Bản. Và giờ nó đã trở thành một di tích độc đáo và không thể bỏ qua khi đến phố cổ Hội An.
Theo truyền thuyết, ngôi chùa hệt như thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không thể quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được xem là có gốc tích của Nhật Bản còn lại ở phố cổ Hội An.
Chùa Cầu (Japanese Covered Bridge) Chùa Khải Ðoan Chùa Bái Đính Chùa Minh Thành tonghop tonghop Thang8 Chùa Cầu (Japanese Covered Bridge) Chùa Khải Ðoan Chùa Bái Đính Chùa Minh Thành tonghop

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 5/01/2023
Love
4 Bình luận
avatar
Tiểu Ái
0 Quốc gia
0 Tỉnh thành
5 Người theo dõi
0 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Bình yên với không gian nghỉ dưỡng, hòa hợp cùng thiên nhiên và khám phá rừng núi kỳ vĩ, văn hóa độc đáo của con người vùng cao là những trải nghiệm lý thú ở Pù Luông (Thanh Hóa).
Có nước trong xanh, cát trằng và ngập tràn nắng vàng, có vị mặn mòi trong từng hơi thở của biển xanh. Đến với Quy Nhơn, là đến với linh hồn của biển miền Trung.
Những món chè người hoa thường có tuổi đời lâu năm nhưng hương vị vẫn không thay đổi, là tín đồ cho team hảo ngọt mùa hè này.