Blog Về miền Tây Bắc( phần 1)
cover

Về miền Tây Bắc( phần 1)

Theo dõi Gody.vn trên Google news
Những mong chờ giờ đã được thực hiện, tôi nhìn thấy con đường Tây Tiến năm xưa, nhìn đấy con đường tiếp viện của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nhìn thấy " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...
Về miền Tây Bắc (Phần 1)
Ngày 25/11/2019
Đoàn sinh viên chúng tôi được tiếp tục trải nghiệm thực tế, lần này chúng tôi về với Tây Bắc, đây là chuyến đi đầu tiên của tôi tới vùng đất phía Tây tổ quốc, trong lòng không tránh khỏi sự hào hứng. Con đường Tây Tiến, con đường trong chiến dịch Điện Biên Phủ mà xưa đã học, bây giờ tôi cũng đã được đặt chân đến. Đường đi chuyển rất dài, chúng tôi đi qua Hòa Bình- thủ phủ của người Mường xưa nay nổi tiếng với đập thủy điện Hòa Bình, với cam Cao Phong và địa điểm gần đây xuất hiện tương đối nhiều đó là đèo Đá Trắng đẹp tự như tuyết phủ,... Tầm 12h trưa chúng tôi đến địa phận giáp ranh giữa hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ của tỉnh Sơn La. Chúng tôi ăn trưa tại Nhà hàng 64, phải công nhận một điều rằng rau vùng này rất ngon, từ lúc đi đường, khi nhìn qua ô cửa tôi cũng đã thấy những luống rau, những vườn rau non mơn mởn. Rất có thể sau này việc trồng và sản xuất rau sạch sẽ đem lại nguồn kinh tế lớn đối với bà con nơi đây. Tại nhà hàng, họ có bầy những món đặc sản có thể mua làm quà được của vùng như: thịt trâu gác bếp, sữa non, mận hậu, táo đỏ,…( có ảnh phía dưới). Sau đó, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến Thành phố Sơn La để thăm Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, đây được coi là “địa ngục trần gian” của vùng Tây Bắc này. Nằm ở giữa lòng thành phố Sơn La có một quả đồi gọi là Khau Cả, năm 1908 thực dân Pháp đã xây dựng lên nhà tù Sơn La nhằm giam cầm những người hoạt động cách mạng ở Việt Nam. Tại đây chúng tôi được một chị Hướng dẫn viên người Thái rất thân thiện thuyết minh về di tích quốc gia đặc biệt này. Khi thăm quan húng tôi có thể hiểu được phâng nào những hình thức nhục hình của thực dân Pháp. Chúng không phải dùng nhiều vũ lực mà lợi dụng chốn “Rừng thiêng nước độc”, cái thời tiết hết sức khắc nghiệt và môi trường sống hết sức chật hẹp và bẩn thỉu nhằm giam cầm, dày ải, thủ tiêu ý chí đấu tranh của người làm cách mạng. Nhìn những phòng giam trật hẹp với những hố vệ sinh xây nổi cũng có thể cảm thấy được sự bức bối,khó chịu, có những phòng giam đặc biệt chỉ vỏn vẹn 1,2 m2. Rồi cái thời tiết khắc nghiệt, mùa đông phòng giam lạnh như băng giá, mùa hè nóng như chảo lửa, các loại dịch bệnh như phù thũng, thương hàn, sốt rét hoành hành như một loại vũ khí tàn ác, giết dần, giết mòn tù nhân. Từ năm 1930- 1945, nơi đây đã giam giữ 1.007 lượt tù nhân cộng sản nhưng cũng là trường học cách mạng, nơi ươm mầm "hạt giống đỏ" của cách mạng Việt Nam. Trong đó có những gương mặt quen thuộc của cách mạng Việt Nam như bác Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng và nhiều chiến sĩ khác. Nếu đã đến đây, chắc hẳn sẽ được các anh chị hướng kể về người chiến sỹ kiên trung, người Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La (5/1940 - 10/1940) Tô Hiệu và sự tích cây đào Tô Hiệu, về bản yêu sách “ bốn phải một không”, những câu chuyện đấu tranh, cuộc sống sinh hoạt, những cuộc vượt ngục và cả những hi sinh của các tù nhân tại nhà tù Sơn La này. Đoàn chúng tôi nghỉ chân Khách sạn Lam Sơn và ăn tối tại một nhà hàng cách đó không xa, Khách sạn này khác gần với chợ trung tâm Sơn La, điều làm tôi tượng của tôi ở khu chợ này là ở một quán vặt nho nhỏ nhưng họ nướng những xiên thịt nướng to to.
Ngày 26/11/2019
Sau khi ăn sáng, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến Điện Biên. Lần này đoàn sinh viên chúng tôi đã được đi qua đèo Pha Đin một trong “ Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam(bên cạnh đó là đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Mã Pí Lèng. Đèo Pha Đin nằm giáp ranh giữa 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Đèo có điểm cao nhất là 1.648 m so với mực nước biển Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Trên đèo có một tấm bia ghi: “Đây là nơi hứng chịu nhiều nhất những trận oanh tạc bằng máy bay của thực dân Pháp nhằm ngăn chặn đường tiếp vận vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm của ta phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Buổi trưa chúng tôi đã đến được Khu di tích lịch sủ Mường Phăng, nơi đây chính là Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Bộ chỉ huy chiến dịch năm xưa. Sở chỉ huy nằm ẩn mình dưới tán rừng cổ thụ đến nay vẫn còn rất nguyên vẹn do người dân coi đây là chốn “rừng thiêng”, là mảnh “vườn nhà” phải giữ gìn, chăm chút. Bà con thường gọi một cách trìu mến khu rừng này là “rừng Đại tướng”, gọi vị Tổng tư lệnh quân đội ta thuở ấy là “già bản Võ Nguyên Giáp”, gọi căn hầm của Đại tướng là “nhà của già bản Võ Nguyên Giáp”. Nếu bạn đến đây chắc hẳn sẽ bắt gặp các quầy hàng của người dân bản địa họ bán những loại lá, cây rừng(dược liệu), những đồ lưu niệm, vòng tay và cả những nông sản như khoai môn, quả “ khổ trước sướng sau”,…
Chiều tối chúng tôi về đến thành phố Điện Biên, sau khi cất hành lí và sử soạn, chúng tôi được ba Quang đưa đến một nhà hàng khá nổi tiếng tại Điện Biên này đó là nhà hàng Dân tộc Quán. Tại đây chúng tôi được thưởng thức những món đặc sản của mảnh đất Điện Biên này như Nếp nương Điện Biên, Pa Pỉnh Tộp(cá nướng), gà nướng, thịt nướng chấm mắc khén, măng đắng…Ở Điện Biên còn có một số đặc sản hấp dẫn khác như gà đen Tủa Chùa, rau hoa ban, xôi chim Điện Biên, bắp cải cuộn nhót xanh, rêu nướng, canh bon, thịt quay xay hấp lá chuối, vịt om hoa chuối, sâu chít, bánh Khẩu Sén,…
( còn nữa).
Đèo Mã Pí Lèng Đèo Khau Phạ (Khau Pha Pass) Đèo Ô Quy Hồ (O Quy Ho Pass) Điện biên sơn la sơn la

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 31/12/2022
Love
6 Bình luận
avatar
Trương Thị Vân Giang

Lòng tốt là thứ người mù có thể thấy, người điếc có thể nghe!

1 Quốc gia
39 Tỉnh thành
2 Người theo dõi
11 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố/ Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều/ Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ/ Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”.
Cao Bằng điểm đến khó quên với bất kì ai