Blog THUỴ SĨ CÓ LÀ NƠI ĐÁNG SỐNG KHÔNG?
cover

THUỴ SĨ CÓ LÀ NƠI ĐÁNG SỐNG KHÔNG?

avatar
Linh Bông Coquelicot dot Thứ 3, 05/01/2021
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Nhân ngày cuối năm 28/12,có tuyết rơi nên mình quay một đoạn video trực tiếp. Vô tình nhận được một câu đùa của bạn San Nguyen là: Bi bảo thuỵ sỹ không đáng sống vì cái gì cũng đắt. Chỉ là một câu nói đùa thôi, nhưng mình lại thấy thú vị về chủ đề này. Chúng ta thử tìm hiểu xem nơi này có đáng sống không nhé???

THUỴ SĨ CÓ LÀ NƠI ĐÁNG SỐNG KHÔNG?
Nhân ngày cuối năm 28/12,có tuyết rơi nên mình quay một đoạn video trực tiếp. Vô tình nhận được một câu đùa của bạn San Nguyen là: Bi bảo thuỵ sỹ không đáng sống vì cái gì cũng đắt. Chỉ là một câu nói đùa thôi, nhưng mình lại thấy thú vị về chủ đề này. Chúng ta thử tìm hiểu xem nơi này có đáng sống không nhé???
Diện tích chỉ khoảng hơn 41.000km2, với địa hình bao gồm những dãy núi và cao nguyên, có thể nói vị trí địa lý nơi đây không có gì là lý tưởng để phát triển kinh tế đô thị cả. Dãy núi Alps chiếm đến 60% diện tích của đất nước này. Nói gần gũi hơn, có thể ví nó như vùng cao ở Việt Nam ( ví dụ như Hà Giang). Dân số Thuỵ Sĩ hiện tại chỉ có khoảng hơn 8,5 triệu người và 1/3 trong số đó là dân nhập cư. Nền kinh tế khởi điểm của lịch sử phát triển của đất nước cũng là nền nông nghiệp truyền thống đầy rẫy những khó khăn...Đọc các thông tin này chắc chắn nhiều bạn sẽ thốt lên rằng: có khác gì vùng sâu vùng xa của Việt Nam mình đâu nhỉ! Vậy Thuỵ Sĩ đã chuyển mình như thế nào đây?
Chúng ta sẽ chỉ bắt đầu nhìn vào Lịch Sử Khởi Đầu của thời kỳ hiện đại thôi để cho dễ theo dõi. Từ hệ quả của những cuộc nội chiến, năm 1848, Thụy Sĩ đã thông qua một hiến pháp liên bang, thiết lập trách nhiệm của liên bang đối với quốc phòng, thương mại, và các vấn đề pháp lý, để lại tất cả các vấn đề khác cho các chính quyền bang. Thuỵ Sĩ có lịch sử về sự trung lập, đất nước này không xảy ra bất cứ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 cho đến nay. Lực lượng quân đội Thụy Sĩ mạnh và phản ứng cực nhanh với các tình huống khẩn cấp. Một điều khá đặc biệt, khu vực quân đội của Thuỵ Sĩ không phô trương, không xây dựng to lớn như những quốc gia khác mà lại được bố trí nằm ngay trong những ngôi làng, sống hòa mình vào với người dân để đảm bảo an toàn cho họ. Điều đó cũng dễ hiểu bởi lịch sử các cuộc chiến tranh thế giới ghi nhận hình ảnh hùng mạnh của Lính đánh thuê Thuỵ Sĩ. Ở đất nước này có một cụm từ nổi tiếng đó là "Don’t mess with S”- Đừng gây rối với Thụy Sĩ. Chính vì sự trung lập, độ an toàn cao, nên nhiều tổ chức quốc tế quan trọng đã được đặt trụ sở tại đây. Ngoài trụ sở của Liên Hiệp Quốc, Thụy Sĩ còn là chủ nhà của nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và khoảng 200 tổ chức quốc tế khác, trong đó có Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Các hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos có sự tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị quốc tế nhằm thảo luận các vấn đề quan trọng của thế giới, trong đó có y tế và môi trường ( Rất tiếc năm nay do ảnh hưởng của dịch covid nên Diễn đàn kinh tế Thế giới bị chuyển sang Sigapore tổ chức). Ngoài ra, trụ sở của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đặt tại Basel từ năm 1930. An ninh xã hội của Thụy Sĩ rất tốt khi nơi đây có tỉ lệ tội phạm ít nhất thế giới. Người dân Thụy Sĩ rất coi trọng pháp luật và các quy định, vì thế mọi người rất ý thức trong việc chấp hành các luật lệ đặt ra của chính phủ.
Điều tiếp theo chúng ta cần nhắc đến ở đất nước này chính là Môi trường: với diện tích chiếm 70% là núi, nên số diện tích còn lại có thể tập trung dân cư sinh sống với mật độ khá cao. Đồng thời công nghệ chế tạo ở đây lại phát triển cực nhanh, nên việc giữ được môi trường sinh thái tốt là điều cực khó. Chỉ mới cách đây khoảng 50 năm, hầu như tất cả các dòng sông và hồ nước ở Thụy Sĩ đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước bốc mùi, cá chết nổi lềnh phềnh là cảnh không hiếm. Ngay tại thời điểm đó, chính quyển Liên bang Thuỵ Sĩ đã đưa ra một quyết định quan trọng về Xử Lý Rác Đặc Biệt. Một hệ thống xử lý nước thải đô thị hiện đại được xây dựng, bảo đảm toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chỉ sau khi được xử lý đạt được tiêu chuẩn nước sạch rồi mới được dẫn vào sông hồ. Các bang đưa ra những điều luật về phân loại rác thải và điều luật bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt. Tất cả sự dễ chịu thoải mái ấy đều là kết quả của việc người dân nước này tự nguyện, triệt để thực thi một chế độ luật pháp bảo vệ môi trường rất tốt. Người dân Thụy Sĩ tự hào vì có ít nhất 80% nước hồ của họ có thể trực tiếp dùng để uống. Các nguồn nước ở đây được kiểm tra thường xuyên và có cảnh báo ngay lập tức trên các phương tiện truyền thông khi thấy có vấn đề ô nhiễm. Chính vì thế, sống ở nơi đây, người ta luôn cảm thấy không khí trong lành, khắp nơi phủ một màu xanh của cây cối, đặc biệt là những rừng cây cổ thụ, đường phố lúc nào cũng sạch sẽ, nề nếp. Đây là kết quả của nhiều năm kiên trì thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ với sự hợp tác của người dân. Ngoài ra, chính sự trong lành của môi trường, với những rặng núi cao phủ đầy tuyết, đã mang lại lợi ích cực kỳ to lớn về kinh doanh du lịch của đất nước này.
hình ảnh
Một màu xanh trong vắt từ nền trời, triền đồi đến mặt hồ

hình ảnh
Đỉnh Lens- một trong những điểm thu hút khách du lịch
Một lĩnh vực nữa chúng ta có thể nhìn vào đó là Năng lượng và Hạ tầng giao thông. Hơn 56% điện năng tại Thụy Sĩ là từ thủy điện, và 39% là từđiện hạt nhân và các nguồn năng lượng khác ( vì vậy không thể nói lũ lụt ở Việt Nam nặng nề hơn là do Thuỷ điện gây ra). Tuy nhiên, sau sự cố về điện hạt nhân ở Nhật bản, thì chính phủ Thuỵ Sĩ kêu gọi người dân của họ cắt giảm sử dụng năng lượng để không phát triển dự án điện hạt nhân. Trung bình mỗi người không dùng quá 48 KWh mỗi ngày, nhằm cắt giảm sử dụng năng lượng quốc gia xuống hơn một nửa vào năm 2050. Về hạ tầng giao thông, mạng lưới đường bộ Thụy Sĩ được quản lý kết hợp công-tư, quỹ lấy từ phí đường bộ và thuế xe. Mỗi năm, các phương tiện được yêu cầu mua một tem thuế có giá 40 CHF để sử dụng đường, áp dụng với cả xe chở khách và chở hàng. Hệ thống đường cao tốc của Thuỵ Sĩ là một trong những hệ thống xa lộ dày đặc nhất thế giới. Còn với đường sắt thì sao? Có thể nói họ có mạng lưới đường sắt dày đặc nhất tại châu Âu. Theo thống kê, mỗi công dân Thụy Sĩ đi trung bình 2.550 km bằng tàu hỏa, do đó là những người sử dụng đường sắt nhiều nhất. Những kỷ lục về đường hầm, đường sắt dài nhất, sâu nhất xuyên núi trên thế giới đều thuộc về Thuỵ Sĩ. Việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, cũng như hạ tầng giao thông đã góp phần thúc đẩy không nhỏ sự phát triển của nền kinh tế nước này.
Một lĩnh vực nổi bật của Thuỵ Sĩ mà chúng ta không thể bỏ qua, có thể nói là quan trọng nhất, có chính là Sức sáng tạo. Theo số liệu thống kê, Thụy Sĩ có nhiều bằng sáng chế ứng dụng so với quy mô dân số ở bất cứ quốc gia nào tại châu Âu. Phần lớn trong đó thuộc ngành dược phẩm và khoa học đời sống. Trong cuộc đua chuyển đổi số và tạo ra xu hướng công nghệ, Thụy Sĩ đang dẫn đầu khi vượt trước Israel và Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà họ mệnh danh là quốc gia sáng tạo nhất thế giới trong 9 năm liên tiếp. Theo ước tính, cứ một triệu dân sẽ có 956 bằng sáng chế. Con số này giúp Thụy Sĩ bỏ xa Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch với trung bình 400 bằng sáng chế cùng số dân tương đương. Lật lại dòng lịch sử, chắc nhiều người đã biết đến sự nổi tiếng của ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ Thuỵ Sĩ. Tuy nhiên, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi công thức sôcôla sữa đầu tiên trên thế giới cách đây hơn một thế kỷ cũng bắt nguồn từ Thuỵ Sĩ. Chính phủ Thụy Sĩ tập trung đầu tư mãnh mẽ vào lĩnh vực khởi nghiệp và công nghệ tiên tiến. Chính sách thu hút nhân tài vô cùng hấp dẫn.
Gắn liên với sự phát triển của đất nước chính là Nền Giáo Dục. Giáo dục là nền tảng quyết định vận mệnh và con đường phát triển của họ. Đây là đất nước được mệnh danh có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Giáo dục tại Thụy Sĩ rất đa dạng do Hiến pháp Thụy Sĩ ủy thác cho các bang giữ thẩm quyền về hệ thống trường học. Tuy nhiên, có thể thống kê một cách cơ bản như sau: Đến cuối cấp tiểu học (hoặc đầu cấp trung học), học sinh được phân loại theo khả năng của mỗi em, theo các lĩnh vực cơ bản. Những trẻ tiếp thu nhanh hơn, được dạy trong các lớp học tiên tiến ( dạng như lớp chọn của Việt Nam), để chuẩn bị cho học tập sâu hơn và kỳ thi tú tài ( chiếm khoảng 20-25%), còn những trẻ tiếp thu chậm hơn một chút được tiếp nhận giáo dục thích ứng hơn với nhu cầu của chúng để chuyển tiếp học nghề ( con số này chiếm khoảng 75-80%). Đối với những học sinh theo học chương trình văn hóa, sau khi học xong sẽ được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do liên bang cấp và tiếp tục học chương trình đại học. Đối với các học sinh lựa chọn khóa học nghề, thời gian học là khác nhau tùy theo ngành nghề. Các ngành nghề rất đa dạng từ sản xuất chế tạo đến các công việc trong văn phòng. Học sinh cũng được thực tập tại các nhà máy hoặc công công ty. Kết thúc khóa học, học sinh có thể tự tin để tìm cho mình một công việc phù hợp hay tiếp tục học lên cao hơn trong các trường trung học hoặc cao đẳng kỹ thuật. Ở Thuỵ Sĩ chỉ có duy nhất hai Học viện được chính phủ liên bang tài trợ là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zürich (ETHZ) thành lập vào năm 1855 và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Lausanne (EPFL) được thành lập vào năm 1969. Số trường còn lại đều do các Bang tự duy trì và quản lý. Thuỵ Sĩ cũng đứng đầu thế giới về lĩnh vực đào tạo dịch vụ như quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng, quản lý spa và resort, quản lý sự kiện,… bởi đây được coi là cái nôi của nền công nghiệp không khói. Một nền giáo dục chuyên nghiệp, khoa học đã dẫn đến kết quả tỷ lệ thất nghiệp tại Thuỵ Sĩ rất thấp, và thu nhập bình quân nằm trong nhóm các nước cao nhất thế giới. Những năm gần đây, du học sinh Việt Nam lựa chọn đến Thuỵ Sĩ để tu nghiệp rất nhiều.

hình ảnh
Trường EPFL
Một lĩnh vực không thể không nhắc đến, đó là lĩnh vực Y Tế. Roche - công ty dược phẩm khổng lồ đứng đầu danh sách các doanh nghiệp có bằng sáng chế. Toàn thể công dân Thụy Sĩ được yêu cầu mua bảo hiểm y tế từ các công ty bảo hiểm tư nhân, ngược lại các công ty được yêu cầu chấp nhận bất kỳ người nào nộp đơn. Chi phí của hệ thống y tế Thụy Sĩ nằm vào hàng cao nhất, nhưng người dân cực kỳ hài lòng. Tuổi thọ bình quân của đất nước này được coi là con số cao nhất thế giới do được chăm sóc y tế tốt và có môi trường sống lành mạnh. Một số lượng đáng kể các nghiên cứu được tiến hành vì sự tiến bộ của ngành y học hàng đầu có trụ sở tại Thụy Sĩ. Điều này cũng giải thích tại sao Thụy Sĩ thường là điểm đến đầu tiên được lựa chọn để điều trị các bệnh nghiêm trọng ở người lớn và trẻ em. Nhiều liệu pháp y khoa, các biện pháp phục hồi chức năng được áp dụng rất hiệu quả tại các khu nghỉ dưỡng trên những dãy núi cao. Đây cũng là việc tận dụng lợi thế vị trí địa lý 70% đồi núi của Thuỵ Sĩ.

hình ảnh

Điều cuối cùng bài viết này muốn đề cập đến đó là: Thụy Sĩ đất nước giàu có bậc nhất thế giới được coi là cái nôi của ngành tài chính ngân hàng. Một đất nước đa dạng về ngôn ngữ, bạn có thể sử dụng đại trà các ngôn ngữ thông dụng từ tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý cho đến cả tiếng Anh để thực hiện các giao dịch. Vì là một nước trung lập, không phụ thuộc vào các quy định của Liên minh EU, lại có an ninh tốt, bảo mật tốt, độ an toàn cao, nên đây cũng là nơi đặt trụ sở của những tập đoàn tài chính lớn và các ngân hàng khổng lồ. Thụy Sĩ có tới 500 ngân hàng quốc tế và nắm 40% lượng tiền mặt thế giới. Zurich là một trung tâm tài chính lớn về ngân hàng, quản lý tài sản, cung cấp các sản phẩm đầu tư và bảo hiểm. Thị trường chứng khoán Thụy Sĩ đặt tại Zurich là thị trường chứng khoán lớn thứ 4 toàn cầu. Zurich cũng là trung tâm giao dịch vàng lớn nhất thế giới.

hình ảnh

Còn nhiều điều để nói về đất nước, con người nơi đây. Nhưng có thể khái quát lại rằng:
Người Thụy Sĩ nổi tiếng với lối sống khoa học, quy củ, tỉ mỉ, chi tiêu rất đúng mực. Cuộc sống của người giàu hay người nghèo đều như nhau, họ sống khá kín đáo. Ngay cả quan chức Chính phủ cũng giản dị như dân thường bởi họ luôn quan niệm phải nỗ lực đem đến cuộc sống tốt cho người dân trước khi chăm lo cho bản thân mình. Đời sống ở Thụy sĩ rất cao, tuy mọi thứ rất đắt đỏ, nhưng người dân vẫn chi trả được và có một cuộc sống ung dung, tự tại. Họ hài lòng với cuộc sống của mình, cùng nhau có ý thức cao để xây dựng một môi trường đáng sống, trong đó chính quyền và xã hội đóng vai trò tổ chức quan trọng.
Dù chỉ là đất nước nhỏ bé, nhưng đây chính là MỘT NƠI ĐÁNG ĐỂ SỐNG. Nếu không có điều kiện định cư tại đất nước này, bạn hãy làm một chuyến du lịch tới đây để cảm nhận những điều tốt đẹp ở nơi đây nhé.
Một số hình ảnh tại TP Zurich
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
hình ảnh
05.01.2021, Bern
switzerland (thụy sĩ) Bern Thành phố cổ Bern (The Old City) bern Bern switzerland (thụy sĩ)

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 28/12/2022
Love
10 Bình luận
avatar
Linh Bông Coquelicot

https://www.facebook.com/LÃNG-DU-104635711286134/

15 Quốc gia
37 Tỉnh thành
5 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Bạn đã từng tham dự những lễ hội nông sản của các địa phương chưa? Mỗi vùng nông thôn đều có những sản vật nông sản đặc trưng của mình. Hãy cùng tham dự một lễ hội đặc sắc của vùng quê Thuỵ Sĩ cùng mình nhé.
Bạn đã đến thăm cổng trời của dãy Alps chưa? Nếu chưa thì hãy ghé thăm vào mùa đông để thấy sự hùng vĩ và trải nghiệm câc môn thể thao mùa đông tại đây nhé. Với 12 khu nghỉ dưỡng trải dài dọc biên giới Pháp-Thuỵ Sĩ, cùng đường trượt tuyết lên tới 650km sẽ làm bạn cực kỳ thoả mãn.
Thuỵ Sĩ là đất nước không có biển, nhưng có tới 6.000 hồ lớn nhỏ. Mình có dịp trải nghiệm rất nhiều hồ đẹp tại đất nước này và cảm thấy rất thú vị. Sẽ lần lượt giới thiệu tới các bạn những địa điểm mà mình đã tới nhé. Có dịp tới thăm đất nước này, bạn hãy ghé thăm một trong những địa điểm bạn yêu thích.
AOSTA- ITALY Du lịch mùa đông ở Italia nhất định bạn phải đến nơi này nhé: cảnh đẹp, ẩm thực ngon và con người thân thiện.
CRANS - MONTANA - THUỴ SĨ Ở độ cao từ 1.500 đến 3.000 mét, khu trượt tuyết Crans-Montana mang đến tầm nhìn ngoạn mục từ 140 km đường pít-tông với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. https://www.facebook.com/104635711286134/posts/202805171469187/?d=n
Cách Paris khoảng gần 50km, quần thể lâu đài Fontainebleau vô cùng rộng lớn và đa dạng. Chỉ tính riêng các tòa nhà đã có diện tích khoảng 20.000 m2, bao gồm hơn 1.500 phòng. Những khu vườn và khu vực xung quanh khoảng gần 1 km2.
Estavayer-le-Lac là một đô thị thuộc bang Fribourg, nằm giữa Yverdon và Berne. Thị trấn thời trung cổ này nằm trên bờ Đông Nam của Hồ Neuchâtel, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên đẹp nhất châu Âu với một thiên đường thể thao dưới nước rất đa dạng.
Dạo chơi trên đỉnh đồi Montmatre giữa mùa dịch Covid
THĂM THÁC RHINE FALLS LỚN NHẤT CHÂU ÂU