Thung Nai-đại danh du lịch không còn xa lạ đối với những ai yêu du lịch.Được ví như một “Vịnh Hạ Long” trên cạn, Thung Nai được đông đảo du khách biết đến như một điểm sáng du lịch của vùng đất Hòa Bình.Vẻ đẹp của Thung Nai là sự kết hợp giữa sự huyền bí của con sông Đà cùng núi non hùng vĩ, thích hợp cho những chuyến đi cuối tuần ngắn ngày vui vẻ.
I. Thời gian du lịch Thung Nai.
- Nếu bạn dự định đi Thung Nai vào cuối tuần thì có lẽ khoảng thời gian từ 2-3 ngày là thích hợp hơn cả. Với khoảng thời gian này, bạn sẽ có thể khám phá cũng như thăm thú được nhiều địa danh trên mảnh đất Hòa Bình và thưởng thức món cá nướng sông Đà thơm ngon trứ danh.
II. Lịch trình.
Từ Hà Nội, dọc theo Quốc lộ 6 về Hòa Bình, bạn có thể thấy ven đường những hàng cá nướng, thơm ngon. Tuy vậy, đường đi nhiều khúc quanh co, gấp khúc rất dễ xảy ra tại nạn, nhất là đoạn đường Lương Sơn, Hòa Bình. Do vậy, các tay lái khi đi du lịch Thung Nai phải thật chú ý, nhất là trong thời tiết lạnh giá, sương mù tháng 1 này.
Sau khi đến được thành phố Hòa Bình, bạn đi dọc theo đường tới chân dốc Cun, rẽ phải và hỏi đường đến Thung Nai. Tại đây có dịch vụ trông giữ xe ngày và đêm nên bạn hoàn toàn có thể chủ động phương tiện di chuyển của mình.
III. Những điểm du lịch khi đến Thung Nai.
Du lịch Thung Nai, ngoài việc được chèo thuyền ngắm cảnh lòng hồ sông Đà, du khách có thể tham dự chợ nổi Thác Bờ họp vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần. Không chỉ vậy, bạn còn có thể thăm thú nhiều địa danh nổi tiếng của nơi đây.
- ĐỘNG THÁC BỜ:
Với hình ảnh những thạch nhũ kỳ ảo cùng không gian yên tĩnh, động Thác Bờ cứ yên lặng đi vào lòng du khách đến du lịch tại Thung Nai, Hòa Bình. Vào sâu trong động, ngắm nhìn những khối đá thạch nhũ với nhiều hình dáng khác nhau mới biết được vẻ đẹp của thiên nhiên thật kỳ thú.
-
Nhà nghỉ Cối Xay Gió đã có từ rất lâu rồi, nhà nghỉ này nằm ở gần bến cảng, chi phí đắt đỏ hơn những nhà nghỉ khác một chút và thường thì họ chỉ nhận khách theo đoàn
hòa bìnhlương sơnThung Nai
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Tà Xùa là một xã vùng cao (thuộc huyện Bắc Yên) nơi giáp ranh của hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La). Đỉnh núi Tà Xùa (21°26’01.58″N, 104°18’13.96″E) được các bạn yêu thích trekking cho rằng đây là đỉnh thấp nhất trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
Trở lại Tà Xùa lần 2 sau chuyến săn mây thất bại lần 1, Chuyến này có may mắn hơn, và nhóm quyết định lúc về sẽ đi thẳng từ Xím Vàng - Trạm Tấu - Nghĩa Lộ - Hà Nội, và ở bài viết này mình muốn nói về kỷ niệm con đường Trạm Tấu với những kỷ niệm khó quên.
Đèo Khau Phạ - Một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc. Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn.Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Hà Giang - mảnh đất địa đầu Tổ quốc Việt Nam với khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Các bạn được chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh hùng vĩ như: Cao nguyên Đồng Văn, dinh vua Mèo, đèo Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú, cùng nhiều ghềnh thác, hang động kỳ thú sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời.
Việt Nam có 2 ngã ba biên giới rất đặc biệt là Ngã ba Đông Dương thuộc địa phận xã Bờ Y (Ngọc Hồi, Kon Tum) và ngã ba biên giới Việt – Lào – Trung thuộc địa phận A Pa Chải, xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên) là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam. Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”