Không khí đón mừng xuân mới Kỉ Hợi có lẽ đang lan toả trên khắp cả nước rồi nhỉ? Nào là nhấm nháp mứt gừng, uống trà gừng nóng ấm giữa cái se lạnh của Tây Nguyên hay những chuyến du lịch tham quan xuôi ngược ra Bắc vào Nam, chỉ để có thể tận mắt nhìn ngắm và tự tay chọn cho mình những cành đào, cành mai ưng ý, đi lễ hội chùa Hương, dự các lễ hội trò chơi và cảm nhận sự khác nhau trong cách ăn Tết cổ truyền Việt Nam của các vùng miền khác nhau.
Đặc trưng điển hình nhất của Tết Nguyên Đán vào mọi năm chính là nếp sống cộng đồng. Các phong tục ngày Tết từ xưa nay đến giờ cũng xuất phát từ chính những đặc trưng này. Từ 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về Trời), là hình ảnh người dân nô nức đi chợ Tết, hay trên khắp các nẻo đường, hoa đào, hoa mai cứ đua nhau khoe sắc chào đón Xuân về. Có thể thấy, không chỉ người Việt Nam háo hức chờ đón năm mới âm lịch, nhiều người nước ngoài sống tại Việt Nam cũng đang cảm nhận thấy rất rõ không khí đón xuân tươi vui này.
Tết Việt ' lạ mà vui' trong mắt người nước ngoài
“Tôi thích không khí ăn mừng Tết. Mọi người đều rất vui vẻ. Gia đình đoàn tụ với nhau. Niềm hạnh phúc lan tỏa trong bầu không khí”, người đàn ông quốc tịch Anh nói.
Không chỉ thế, nhiều người nước ngoài cũng rất háo hức khi Tết cổ truyền Việt Nam đang đến gần hơn từng ngày:
“Tôi thấy những người đi xe máy chở cây đào, cây quất khắp đường phố. Cảnh tượng đó thật tuyệt!”, Beth Lopez, cô gái người Mỹ 28 tuổi đang sống tại Hà Nội chia sẻ
Tuy Hàn Quốc cũng nghỉ Tết âm lịch như Việt Nam nhưng cuộc sống hầu như vẫn diễn ra như bình thường trong dịp này. “Ở Hàn Quốc, họ không nghỉ hoàn toàn mà vẫn có nhân viên trực, kể cả thành phố hay nông thôn. Vì thế, cuộc sống vẫn như bình thường, không yên tĩnh, không có khoảng lặng”, Shin Jae Wook, 26 tuổi, thanh niên Hàn Quốc cho hay.
...
Xem qua, có vẻ như hầu hết trong cảm nhận của họ, Tết không chỉ là khoảng thời gian tuyệt nhất vì đường phố sạch sẽ và vắng bóng người mà những phong tục độc đáo như "cây nêu", "tràng pháo", "câu đối đỏ, bánh chưng xanh", ... của Tết cổ truyền Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những người nước ngoài biết bao nhiêu. Nhiều người còn nói rằng họ thích Tết và người Việt Nam thì nên gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.
Tết là một dịp nghĩ lễ hạnh phúc. Nhưng đối với với nhiều du khách nước ngoài, tết Việt cũng chính là một dịp trải nghiệm thú vị, và điều đặc biệt nhất đó chính là ẩm thực Việt Nam.
" Dường như ở Việt Nam, các bạn có rất nhiều món ăn nổi tiếng trong ngày Tết và năm nào cũng giống nhau” - trích
Ngoài thưởng thức các món ăn truyền thống, họ vẫn chọn đi lễ chùa và khám phá nhiều nơi để có thể cảm nhận hơn bầu không khí Tết tại đất Việt.
Tết cổ truyền Việt Nam thật sự có rất nhiều nét đẹp. Khắp mọi miền đất nước tràn ngập trong không khí vui tươi và thoải mái. Mọi người đến nhà nhau, chúc mừng nhau cùng gửi gắm nhau những tiếng cười rộn rã. Cảnh mọi người tấp nập đổ ra đường chuẩn bị mua trái cây, tặng quà, làm các loại bánh từ gạo như bánh chưng, đặc biệt là cảnh mọi người đến chùa để cầu mong một năm may mắn và an lành..
Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một người đàn ông mang quốc tịch Mỹ cho rằng, ông đặc biệt ấn tượng khi trong những ngày Tết, người Việt Nam thường mở toang cửa sổ và cửa chính để đón khách, bất kể thời tiết như thế nào. Có thể ở Mỹ thì không như vậy, nhưng nếu thời tiết quá khắc nghiệt. Nhưng ở đây, hình ảnh người Việt trong mắt ông lại trở nên thân thiện và hiếu khách đến lạ kì - ông nhận xét. Hay là hình ảnh con cháu quây quần mừng tuổi ông, bà, cha, mẹ ở Việt Nam, chính là đặc sản duy nhất của phương Đông.
Tết là vậy, không những là một dịp đặc biệt mà lại còn rất có ý nghĩa. Và một trong những nét đẹp mà hầu hết nhiều người vẫn ấn tượng nhất mỗi độ Tết đến Xuân về, chính là dù đi làm ăn xa ở đâu, mọi người cũng trở về quê để sum họp cùng gia đình...
"Chắc Tết này tôi sẽ về nhà. Tôi sẽ dành một tuần nghỉ lễ này cho việc về thăm gia đình và bạn bè tôi ở Ấn Độ. Hy vọng thông qua chuyến đi này, tôi sẽ có nhiều hiểu biết về con người và văn hóa nơi đây" - anh Kshitiji Chaudhary chia sẻ.
,