Đã là một dân phượt chân chính hay đơn giản bạn là người đam mê du lịch đến tột độ thì nhất định không được bỏ qua 6 cột mốc check-in đỉnh của đỉnh này trên khắp đất nước Việt Nam hình chữ S.
6 cột mốc "đỉnh của đỉnh" sau đây không chỉ mang vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, biển xanh mà đây còn là mục tiêu "4 cực, 1 đỉnh, 1 ngã ba" của giới thích ôm vô lăng, mài mông hàng giờ trên các cung đường khắp Việt Nam đấy.
4 CỰC
1. Cực Tây Apa-Chải
Cực Tây Apa-Chải có cột mốc số 0 là điểm đầu của hệ thống 4 cột mốc của đất nước. Cột mốc số 0 thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, đây là nơi đánh dấu biển giới giữ Việt Nam-Lào-Trung Quốc.
Để đến được Cực Tây Apa-Chải, từ trung tâm thành phố tỉnh Điện Biên bạn đi thêm 180km về hướng Mường Nhé và 70km tới Sín Thầu, đến đây bắc buộc bạn phải đến Đồn Biên Phòng để in giấy phép "thông hành" và được một anh bộ đội tại đây "hộ tống" với vai trò của 1 hướng dẫn viên.
Một lưu ý nho nhỏ đó chính là trước đến Đồn Biên Phòng, bạn hãy liên hệ trước với anh Vũ-người phụ trách du lịch ở đồn (096.593.4455), để hỏi thăm về số lượng người tham gia chinh phục điểm cực Tây và giờ giấc có thể tham gia chuyến hành trình nhé.
Thủ tục giấy "thông hành" cũng không có gì phức tạp lắm đâu, chỉ cần bạn xuất trình giấy chúng minh thư và bằng lái là được rồi.
Sau khi mọi thủ tục giấy "thông hành" đã hoàn tất, bạn di chuyển bằng xe máy khoảng 5km, 4km còn lại phải leo núi theo đường mòn. Tuy nhiên vẫn có nhiều đoạn không có đường mòn và dốc dựng đứng. So với những điểm cực khác của Tổ quốc, Apa-Chải, Điện Biên là điểm khiến cho người khám phá có cảm giác chinh phục rõ rệt nhất bởi đường lên Apa-Chải rất khó nhưng khung cảnh núi non hùng vĩ tráng lệ phía trước mặt đều là những gì rất xứng đáng đấy.
2. Cực Bắc Lũng Cú
Điểm cực Bắc, cột cờ Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cũng chính là điểm được check-in nhiều nhất khi khám phá Cực Bắc Tổ quốc.
Cột cờ Lũng Cú nằm trên núi Rồng, để đến cột cờ Lũng Cú, từ thị trấn Đồng Văn quẹo qua Ma Lé tầm 12km, bạn sẽ thấy cột cờ Lũng Cú sừng sững ngay trước mặt. Để lên được cột cờ Lũng Cú bạn chỉ cần leo lên những bậc tháng cực kì dễ luôn, không khó khăn như đường leo cực Tây Apa-Chải hiểm trở.
Tuy nhiên điểm cực của Cực Bắc chính là cột móc 422 cách cột cờ Lũng Cú 4m, thuộc bản Séo Lủng. Đây mới chính là nơi con sông Nho Quế đổ vào đất Việt.
Thời điểm đẹp nhất trong năm để chinh phục Lũng Cú là cuối tháng 9, đầu tháng 10, lúc mùa lúa chín vàng, trời quang mây tạnh, những thửa ruộng bậc thang vàng óng dưới ánh nắng, lúc này bạn sẽ cảm nhận được rõ nét hương quê yên bình nhất.
3. Cực Đông Mũi Đôi
Điểm cực Đông Mũi Đôi cũng chính là điểm đón ánh mặt trời đầu tiên trên phần lãnh thổ đất liền Việt Nam.
Để chinh phục Mũi Đôi cũng không hề dẽ dàng đâu, chỉ sau Apa-Chải một chút thôi, bạn phải trekking một đoạn đường dài 10km qua đồi núi, đồi cát, xuyên rừng hay những con dốc khá cheo leođễ có thể chạm tay lên đỉnh inox này đấy.
Trước khi trekking bạn hãy chuẩn bị thật kĩ mọi thứ nhé.
+ Thứ nhất về thời tiết: Từ tháng 6 đến tháng 8 nhiệt độ tương đối cao có thể lên đến 39 độ C, Tháng 9 đến tháng 12 lại là mùa mưa, không phải là thời điểm phù hợp để đi trekking cung đường này. Thời điểm thích hợp để bạn treking chinh phục Mũi Đôi - Cực Đông Tổ quốc tốt nhất vào tháng 1 đến tháng 5, Khánh Hòa đang vào mùa khô nhưng nhiệt đô lại không quá khắc nghiệt.
+ Bạn nên đi theo đoàn và có hướng dẫn như thế sẽ an toàn hơn.
+ Bạn có thể mang theo lều để cắm trại qua đêm tại đây, ngắm nhìn vịnh Vân Phong và trở thành người đón bình minh đầu tiên trên tổ quốc.
4. Cực Nam Đất Mũi Cà Mau
Cột mốc cực Nam của Tổ Quốc được đặt ở ấp Mũi, xã Đât Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đến Mũi Cà Mau, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn cảnh sắc của bình minh buổi sáng hay hoàng hôn lúc xế chiều ngay trên Mũi bởi phía bên phải Mũi là biển Tây và bên Mũi trái là biển Đông.
Từ TPHCM, bạn đi theo Quốc lộ 1A, qua phà đầm Cùng để đến Năm Căn. Tiếp đó, bạn bắt chuyến tàu cao tốc hết khoảng 1 giờ 15 phút để đi Rạch Tàu. Xuống tàu, xe ôm sẽ chở bạn đi thêm 7km trên con đường xi-măng để vào đến Vườn quốc gia và khu du lịch mũi Cà Mau.
Tuy nhiên đây cũng giống như cực Bắc Cột cờ Lũng Cú, đây chỉ là điểm đánh dấu chủ quyền đất nước chứ không phải là một điểm cực thật sự. Điểm cực Nam thật chất của Việt Nam nằm ở Hòn Khoai và các Mũi Cà Mau một đoạn đường tương đối xa, bạn phải dùng thuyền đi qua một kênh rach chằng chịt mới có thể đến được đây đấy.
1 ĐỈNH
5. Fanxipan
Đỉnh Fanxipan nằm rất gần trung tâm thị trấn Sapa. Nếu ngày xưa để lên được Fanxipan bạn phải trekking một vài ngày, nhưng bây giờ đã có hệ thống cáp treo, giá vé khứ hồi sẽ là 700k, chỉ cần di chuyển 20p và đi xe bus thêm một chút nữa là có thể đến được đỉnh Fanxipan một cách dễ dàng rồi.
1 NGÃ BA
6. Ngã Ba Đông Dương biên giới Lào - Việt - Campuchia
Ngã ba Đông Dương nằm ở Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đường đến Ngã Ba Đông Dường không hề khó khăn, chỉ cần qua một con đường nhựa hơi lõm chõm tuy nhiên bạn phải mất một tí sức để leo lên những bặc thang để có thể chạm tay đến hình trụ tam giác làm bằng đá hao cương "phong bạc" đấy.
Cột đá được dặt ở độ cao 1086m so với mực nước biển, quanh 3 mặt là tên của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Từ trên đỉnh nhìn xuống bạn sẽ thấy một màu xanh rì của cây cỏ, núi rừng và một ít nâu của đất bazan màu mỡ.
Ngã Ba Đông Dương biên giới Lào - Việt - Campuchia