Chẳng cần phải đi Đà Lạt mới có cổng trời style Nhật Bản hay Bali để check-in cổng trời ma mị, về ngay An Giang đi, vẫn cso tọa độ hay hay cho bạn chụp ảnh đấy thôi.
Chiếc cổng đơn giản, yên bình nằm giữa cánh ruộng, đồng lúa trải rộng bát ngát đại ngàn. Cùng với màu sắc cũng như họa tiết hoa văn cầu kì trên cổng trời đều mang đậm nét văn hóa đặc trung Nam Bộ.
1. Định vị tọa độ cổng trời An Giang
Tọa lạc tại xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, "cổng trời An Giang" chính là một kiến trúc cổ độc đáo của người Khmer. Nơi đây được du khách gọi với nhiều cái tên như "cổng trời An Giang", "cổng trời thời gian", cổng chùa Koh Kas.
Sở dĩ có cái tên lạ hơn là "Cổng trời thời gian" bởi vì khi đến cận nơi đây bạn sẽ càng nhận ra sự nhuốm màu thời gian cuẩ chính nó. Tuy cũ kĩ đấy, nhưng từng đường nét chạm khắc sẽ chẳng lệnh đi đâu được cả.
Để đến Cổng trời, từ Châu Đốc tìm đường đi Ba Chúc, tới ngã 3 Ba Chúc thì quẹo phải, tiếp tục chạy thẳng rồi để ý bên tay phải là sẽ thấy ngay " Cánh cổng thời gian" to đùng sừng sững giữa ruộng đồng. Để dễ hơn, mọi người có thể bật điện thoại và nhập tọa độ 7P26CXXC+63 vào Google Maps để định vị và đi theo “chị Google” là đến nhé.
2. Những điểm tham quan khác khác nữa khi đến Tri Tôn, An Giang
+ Hồ Tà Pạ:
Hồ Tà Pạ được hình thành từ việc khai thác đá, vô tình đã tạo tạo nên hồ chứa nước trên núi. Với màu nước xanh ngắt và đến nay vẫn còn rất hoang sơ, hồ Tà Pạ cũng là 1 điểm mà bạn nên ghé khi du lịch An Giang.
Địa chỉ: Núi Tô, Tri Tôn, An Giang
Giờ mở cửa: 9h00 - 17h00
+ Chùa Hàng Còng:
Chùa Hàng Còng hay còn gọi là chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram là ngôi chùa duy nhất trong tỉnh có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng đến bên trong, có bề dày lịch sử hàng trăm năm. Và chính đặc trung này mà cái tên chùa Hàng Còng ra đời.
Cổng chùa phủ đầy rêu phong, sương gió, lẩn khuất giữa dãy nhà dân, không đầy màu sắc nổi bật như những cổng chùa Khmer nên sẽ rất dễ đi ngang qua mà không để ý.
Địa chỉ: An Hòa, Tri Tôn, An Giang
+ Chùa Tà Pạ:
Chùa Tà Pạ nằm trên núi Tà Pạ, thuộc xã Núi Tô – huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang. Chùa không được xây trên nền đất bằng phẳng mà được xây trên những cột chống đỡ vững chắc cao hàng chục mét, nên khi nhìn từ xa ngôi chùa như đang lơ lửng giữa không trung, nổi bật giữa một vùng rừng núi hoang sơ. Ngoài cái tên Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi ngôi chùa này là Chùa Núi.
Địa chỉ: Núi Tô, Tri Tôn, An Giang
+ Hồ Latina:
Hồ Latina là điểm giáp ranh giữa địa phận Tịnh Biên và Tri Tôn, là một hồ nước nhỏ nằm dưới chân núi Cấm với tên gọi quen thuộc là hồ Đá. Hồ Latina thu hút khá nhiều du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ, với những vách đá lớn dựng đứng ngay trên bờ hồ.
3. Những lưu ý khi du lịch An Giang
- Nếu mục đích của bạn muốn đến An Giang để tìm hiểu về văn hóa và đời sống của người dân nơi, đặc biệt là tham gia lễ hội bà chúa xứ núi Sam thì nên đến đây từ sau tết đến tháng 4 âm lịch.
- Vào thời điểm các tháng 6, 7, 8 lúc này An Giang bước vào mùa mưa nên thời tiết sẽ mát mẻ hơn và bạn còn được tham dự lễ hội đua bò độc đáo.
- Thời điểm đẹp nhất để du lịch An Giang chính là tháng 9, 10 vì lúc này nơi đây bước vào mùa nước nổi, thời điểm mà những cánh đồng được phù sa bồi đắp với cánh đồng bông điên điển nở vàng rực và cảnh vật trở nên tươi đẹp hơn bao giờ hết.