Chai sẻ kinh nghiệm du lịch Côn Sơn - Kiếp Bac lịch trình 1 ngày đi đâu, ăn gì, đường đi như thế nào? Tham khảo bài viết này nhé.
Là điểm du lịch nổi tiếng của
Hải Dương, Côn Sơn - Kiếp Bạc điểm tham quan các di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của nhiều vị anh hùng và danh nhân đất Việt, và còn được hòa mình vào thiên nhiên hữu tình.
Kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc trong 1 ngày sẽ giúp bạn khám phá trọn vẹn Côn Sơn - Kiếp Bạc trong 1 ngày.
1. Giới thiệu về Côn Sơn Kiếp Bạc
Côn Sơn Kiếp Bạc ở Đâu? Chùa Côn Sơn tọa lạc ở xã Cộng Hòa, giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kì Lân cách Hà Nội khoảng 70km. Là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trung tu nằm 1304 và được Bộ Văn Hóa, Thể thao và
Du lịch Việt Nam xếp vào hạng quốc gia.
Đền Kiếp Bạc cách Hà Nội khoảng 80 km, đền thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
2. Có 2 cách để bạn đi từ Hà Nội đến Côn Sơn – Kiếp Bạc
- Đi bằng phương tiện cá nhân: Nếu bạn đi bằng xe máy hoặc xe ô tô cá nhân thì các bạn đi theo hướng dẫn lộ trình di chuyển từ Hà Nội du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc: Cầu Thanh Trì → Đi thẳng lên đường I → rẽ sang đường 18 hướng đi Phả Lại → Đi thẳng đến cầu Phả Lại → Đi thêm 50km đến ngã 3 Sao Đỏ → Đi thẳng 1km theo hướng đi Quảng Ninh → Rẽ trái sẽ thấy biển báo đi Côn Sơn – Kiếp Bạc → Đi thẳng là tới nơi.
- Đi bằng xe khách: Bạn ra bến xe Mỹ Đình, đón xe đi tuyến Hà Nội – Quảng Ninh như Kumho Việt Thanh, Kalong, Đức Phúc…Giá vé chỉ từ: 70.000 – 100.000VNĐ/người, tùy từng nhà xe. Nếu đi bằng xe khách bạn nhớ bảo nhà xe cho xuống ở ngã 3 Sao Đỏ, sau đó đón xe ôm hoặc taxi đến Côn Sơn.
Lưu ý:
- Cao tốc HN – Bắc Ninh bắn tốc độ 40 km/h
- Gần đến đường rẽ đi Phả Lại bắn tốc độ 80 km/h
- Nội thị thị trấn Quế Võ thỉnh thoảng bắn tốc độ
- Thị trấn Phả Lại cảnh sát giao thông Hải Dương có ở rất nhiều nơi nên các bạn chú ý.
- Nội thị thị trấn Sao Đỏ thỉnh thoảng bắn tốc độ và vượt phải.
3. Kinh nghiệm ăn uống, ngủ nghỉ ở Côn Sơn Kiếp Bạc
Theo kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc, vì điểm di tích này khá gần Hà Nội nên bạn có thể đi về trong 1 ngày. Nhưng nếu bạn muốn nghỉ ngơi, lấy sức để khám phá Kiếp Bạc khi về đêm thì có thể chọn nhà nghỉ ở đây để nghỉ ngơi. Nhà nghỉ ở Côn Sơn tốt bạn nên thuê là nhà khách Hồ Côn Sơn, giá không cao, view lại rất đẹp.
Ăn uống ở Côn Sơn Kiếp Bạc: Khi ăn uống tại đây, bạn phải hỏi thăm giá rồi mặc cả giá trước nhé. Nếu bạn đi theo nhóm đông người thì nên chuẩn bị đồ ăn ở nhà mang theo. Những đồ ăn nên mang theo chủ yếu như đồ hộp, bánh mỳ, nước khoáng, đồ ăn vặt… và các vật dụng như chén, cốc, thìa nên dùng loại dùng một lần để thuận tiện.
4. Gợi ý lịch trình tham quan, du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc trong 1 ngày
- 6h00 sáng: Khởi hành từ Hà Nội
- 8h00 hoặc 8h30 sáng: Đến Côn Sơn, đầu tiên là bạn đi dâng hương, lễ phật và làm lễ tại khu di tích Côn Sơn. Tiếp theo đi thăm quan chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, chùa thờ Phật và các danh tướng nhà Trần…Trước khi qua thăm đền Kiếp Bạc, theo lịch trình tham quan Côn Sơn - Kiếp Bạc thì bạn cần leo núi thăm Thạch Bàn, giếng Ngọc, suối Côn Sơn và nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi.
- 11h30: Nghỉ ngơi và ăn trưa.
- 14h00 chiều: Bạn tiếp tục sang đền Kiếp Bạc thăm khu di tích thờ Trần Hưng Đạo và các lăng mộ trong hệ thống.
- 16h00 chiều: Khởi hành về Hà Nội.
- 18h00 chiều: Về đến Hà Nội, kết thúc hành trình tham quan, du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc trong 1 ngày
Khám phá, du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc
Tổng thể khu di tích gồm 2 khu vực chính: Chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc
Chùa Côn Sơn: Chùa Côn Sơn hay còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc Tự, Tư Phúc Tự xây dựng từ thế kỷ thứ XIV, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính vốn có. Chùa hiện nay bao gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 trái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…
Thanh Hư động: Nằm ở phía Tây núi Côn Sơn Thanh Hư Động là điểm tham quan nổi tiếng ở cụm di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, nhiều công trình gắn liền với một số danh nhân, hiền sĩ ở thời Trần Lê.
Đền thờ Nguyễn Trãi: Khu đền thờ Nguyễn Trãi là một trong những khu đền thờ lớn nhất trong cả nước với 15 hạng mục và đền chính rộng 200m2, mặt bằng kiến trúc dạng chữ Công.
Đền thờ Trần Nguyên Đán: Ngôi đền xây dựng theo lối kiến trúc chữ Đinh, gồm 2 tầng và 8 mái. Cạnh đền là cụm dấu tích nhà cũ của quan Đại Tư được bảo tồn nguyên trạng tới ngày nay.
Núi Ngũ Nhạc: Núi Ngũ Nhạc có chiều dài 4km gồm 5 đỉnh với chiều cao đỉnh cao nhất là 238m nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn.
Bàn cờ tiên: Là một trong những điểm tham quan yêu thích nhất của Côn Sơn Kiếp Bạc. Tương truyền rằng từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả – tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm đã lập ra bàn cờ ở vị trí đỉnh núi.
Đăng Minh bảo tháp: Được xây dựng trên nền móng tháp cũ với độ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m được tạo ra bởi các khối đá hình chữ nhật.
Hồ Côn Sơn: Hồ có diện tích 43 ha được bao quanh bởi các lối đi dạo và cây cảnh rợp bóng.
Suối Côn Sơn: Suối có nguồn gốc bắt đầu từ núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc với chiều dài khoảng 3km trước khi đổ vào hồ Côn Sơn.
Đền Kiếp Bạc: Là nơi thờ Trần Quốc Tuấn được toạc lạc ở trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc trên khuôn viên rộng tới 13.5km2. Đền quay về hướng Tây nam, nhìn ra sông Lục Đầu, và các hạng mục kiến trúc gồm: Đường thần đạo, trạm hạ mã, sân đền, tả hữu canh gác…
Sinh từ: Để nhớ công lao của Hưng Đạo Vương, vua Trần đã cho xây dựng đền thờ ông ngay cả khi còn sống nên được gọi là Sinh Từ.
Hang Tiền: Nằm dưới chân núi Bắc Đẩu cách Kiếp Bạc 500m về phía Bắc, trước kia là nơi cất dấu ngân khố của phủ đệ Trần Hưng Đạo phục vụ cho kháng chiến.
Núi Trán Rồng: Núi nằm ở phía sau đền Kiếp Bạc ở đây trên sườn núi có nhiều di tích, di chỉ khảo cổ thời Trần.
Là khu trung tâm văn hóa tôn giáo lớn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ với hơn 700 năm lịch sử, Côn Sơn Kiếp Bạc là điểm đến thích hợp cho du lịch tôn giáo.