Bình Phước đẹp đẽ với thiên nhiên nguyên sơ và con người đầy thú vị.
Đến đây, các bạn sẽ không thể không ghé qua trảng cỏ Bù Lạch, vườn quốc gia Bù Gia Mập, hồ Suối Giai, rừng cao su hay vẻ đẹp hoang sơ của núi Bà Rá,...Tất cả sẽ để lại cho các bạn những trải nghiệm thú vị.
Khí hậu Bình Phước được chia thành 2 mùa rõ rệt là: Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau).
Theo chia sẻ của nhiều bạn đi thì du lịch Bình Phước vào mùa cao su rụng lá từ cuối tháng 12 tới tháng 1 hàng năm là đẹp nhất. Lúc này là mùa xuân có những tia nắng chớm xuân, các tán lá cao su chuyển sang màu vàng cam rực rỡ. Đặc biệt, vào tháng 12 có mùa hoa dã quỳ nở rộ, tạo điểm nhấn cho vùng đất đỏ bazan.
Thời điểm lí tưởng du lịch Bình Phước từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, mùa hoa cà phê nở trắng xóa rất đẹp, đặc biệt bạn có thể chụp ảnh.
PHƯƠNG TIỆN ĐI TỚI BÌNH PHƯỚC
Di chuyển tới Bình Phước bạn có thể đi bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe khách… tùy theo nhu cầu cũng như địa điểm mà bạn xuất phát.
Đối với những bạn ở khu vực miền Bắc và miền Trung có khoảng cách khá xa, thì theo mình nên đi bằng máy bay hoặc tàu hỏa tới Sài Gòn, rồi di chuyển tới Bình Phước là tiện nhất.
Kinh nghiệm đi phượt Bình Phước 2019, nếu đi bằng xe khách từ Sài Gòn tới Bình Dương, bạn mua vé tại bến xe miền Đông.
CÁC ĐỊA ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI BÌNH PHƯỚC
Thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Vườn có hệ thực – động vật phong phú cũng là nơi lưu trữ nhiều loại gen quý, hiếm.
Với những điểm cộng này, vườn là điểm đến phù hợp với những ai thích mạo hiểm và thiên nhiên hoang dã. Lưu ý: Nên liên hệ với ban quản lý để xin phép và nhờ người hướng dẫn.
Hồ Suối Giai nằm ở địa phận xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, cách TP. HCM khoảng 80km về phía Tây Bắc.
Hồi xa xưa thì nơi đây là đầu nguồn của một dòng suối nhỏ, đến năm 1978 tỉnh Bình Phước cho xây dựng một con đập thủy lợi để trữ nước và cung cấp nước cho người dân địa phương. Kể từ đó thì hồ Suối Giai được hình thành.
Nước trong hồ mát rượi, trong veo. Mùa này cho dù sáng hay chiều thì nhiệt độ nước rất mát mẻ vào khoảng 30 độ C, tắm cực kỳ mát.
Độ sâu của hồ từ 8-10 mét, lòng hồ ít bùn đất nên thú vị nhất ở đây đó là bơi lội, chèo ghe hay lưới cá. Mặt hồ phẳng lặng như gương, ít sóng nên bơi lội ở đây rất an toàn.
Thuộc địa phận hai phường Sơn Giang và Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách TP HCM 180 km (đi theo quốc lộ 14). Đây là ngọn núi cao nhất của Bình Phước, cao thứ ba ở Nam Bộ và là đích đến của rất nhiều trekking, phượt thủ.
Từ trên đỉnh núi, bạn có thể nhìn thấy những vùng, huyện lân cận hay hồ Thác Mơ hiền hòa dưới chân núi.
Đến Bình Phước, đi đâu bạn cũng sẽ nhìn thấy rừng cao su bạt ngàn, tuy nhiên ở Bù Đăng vẫn được xem là nơi trồng nhiều cao su hơn cả. Ở đây, cây cao su được trồng xen lẫn giữa các rừng cây non và già tạo nên cả một dải đất rộng bạt ngàn như một bức tranh sơn dầu với đủ các gam màu từ xanh non, xanh thẫm đến vàng, cam, đỏ.
Vào khoảng thời gian cuối năm, bạn có thể cùng bạn bè đến đây tổ chức picnic, ngồi trên những thảm lá khô dày êm phủ đầy mặt đất, ngắm lá vàng rơi theo từng cơn gió xào xạc hệt một thước phim tuyệt đẹp và ghi lại những bức ảnh sống động.
CÁC MÓN ĂN NGON Ở BÌNH PHƯỚC
Là vùng đất chuyên trồng điều vì thế hạt điều rang muối Bình Phước luôn giữ được nguyên vỏ lụa, vị ngọt, hương thơm đậm đà. Khi ăn hạt điều giòn tan và giữ được hương vị lâu hơn hạt điều vùng khác.
Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức gỏi hạt điều ngay tại các nhà hàng ở Bình Phước. Được sử dụng thay thế cho lạc nhưng hạt điều khi làm nộm, gỏi có mùi vị bùi bùi, béo béo độc đáo, khó quên hơn.
Người Bình Phước coi ve sầu sữa chiên giòn là đặc sản không nơi nào có được và thường dùng đãi khách. Ở Bình Phước vào mỗi mùa hè, ve sống nhiều trên các cây điều, chôm chôm hoặc cây rừng. Khi trời sẩm tối, khoảng 17-18h, là lúc những con ve sầu lột xác từ ấu trùng để trưởng thành và quá trình này diễn ra rất ngắn.
Chỉ sau khi lột xác khoảng 30 phút, cánh khô cứng lại, ăn sẽ không ngon. Và những con ve lột xác này gọi là ve sầu sữa. Người dân thu hoạch chúng và chế biến thành món ăn.
Ve sầu được chế biến thành nhiều món như nấu cháo, chiên bột, xào hành nhưng ngon nhất vẫn là ve sầu sữa chiên giòn.
Đây là đặc sản của sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), được nhiều du khách biết đến. Đây là loại heo được nuôi thả, không dùng thức ăn chế biến nên chất lượng thịt ngon hơn, ít mỡ và thường được đồng bào dân tộc nuôi.
Chúng được nuôi theo cách khá đặc biệt, ban ngày được thả vào rừng, tự tìm thức ăn là các loại rau, củ rừng, ban đêm trở về nhà chủ. Lợn nuôi thả, ăn chất xơ nhiều nên hầu như không có mỡ, thịt ngọt hơn và dai hơn.
Thịt có thể chế biến làm nhiều món như tẩm ướp và nướng, thịt giả cầy. Thịt lợn nướng ăn kèm với chuối chát, rau sống, nhất là rau rừng được hái ở chân núi Bà Ra hay rừng Bù Gia Mập càng ngon.
Do là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc nên cơm lam cũng được coi là một trong những đặc sản của nơi đây. Gạo được bỏ trong ống tre, nứa hoặc lồ ô. Gạo có thể là gạo tẻ hay gạo nếp, trộn với các loại đậu để tăng mùi vị. Ống tre được chọn để nấu không quá non cũng không quá già.
Sau khi nướng chín cơm, để nguội rồi tước bớt lớp vỏ ống cho thật mỏng để vẫn giữ được lớp “áo” tre. Khi dùng, bạn chỉ cần cắt thành những khúc nhỏ, mùi vị sẽ thêm ngon nếu ăn cùng muối lạc, muối vừng. Cơm lam có vị ngọt tự nhiên của gạo, quyện với mùi thơm của tre nứa.
Nguồn: Tổng hợp
Ảnh: Tổng hợp