Bài viết này mình sẽ viết về hành trình khám phá thị xã Sapa vào ngày thứ 2 của cuộc hành trình. 2 địa điểm chính trong ngày du lịch thứ 2 của chúng mình là bản Cát Cát và đỉnh Fansipan.
Đánh giá: Đỉnh Fansipan (0/10 - mây mù không nhìn được gì cả), bản Cát Cát (7/10 - nước đục)
Tiếp theo về series khám phá Sapa, hôm nay mình sẽ viết về ngày thứ 2 của cuộc hành trình
Sau khi nghỉ ngơi 1 đêm ở Homestay thì sáng sớm thời tiết lại hơi mưa nên không thể đi chơi được cho đến trưa. Tranh thủ đợi ngớt mưa chúng mình xuống bếp của homestay để ăn tạm gói mỳ tôm chứ không ăn sáng là đói lắm. Ngồi ăn mỳ tôm xong ngắm mưa cũng là một trải nghiệm thú vị (vì view quá đẹp kể cả khi trời mưa). Ăn xong về phòng ngủ 1 giấc ngắn tới 12h là trời nắng trở lại, chúng mình lấy xe máy đi khám phá tiếp và 2 địa điểm chính trong ngày du lịch thứ 2 của chúng mình là bản Cát Cát và đỉnh Fansipan
Dù trời mưa nhưng view vẫn đẹp
Ngồi ăn sáng xong ngắm mưa cũng vui, mặc dù bữa ăn khá là đơn giản
1. Bản Cát Cát
Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng dân tộc Mông thuộc xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam, cách trung tâm thị xã 2 km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Đây là nơi tập trung nhiều đồng bào người Mông sinh sống. Bản Cát Cát nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn và được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ tdựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi. Họ trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Không những thế họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Bản Cát Cát được xem là nơi du lịch sinh thái của tỉnh Lào Cai nói chung và thị xã Sapa nói riêng. Trong Bản Cát Cát là thác cùng tên, không biết là vì lý do gì mà nước đục ngầu từ trên xuống dưới. Chúng mình ăn thịt gà, thịt bò Tây Bắc đúng chuẩn bao ngon cùng với cơm cháy.
Mới đi vào thôi mà đã thấy thiên nhiên hùng vĩ rồi
Kiêm luôn cả nghiên cứu sinh vật :)))
Dòng suối ở bản Cát Cát (nước đục ngầu)
Khám phá bảo tàng hiện vật
2. Đỉnh Fansipan
Fansipan (còn được viết là Phan Si Păng hay Phan Xi Păng) là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam. Đỉnh núi có độ cao tuyệt đối là 3147,3 m. Fansipan cũng là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương". Đỉnh núi là ranh giới giữa thị xã Sa Pa và huyện Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu. Hiện nay các bạn có thể leo bằng cung đường trekking cũ nhưng cần nhiều thời gian hơn. Tuyến cáp treo tới đỉnh đã được khánh thành vào năm 2016 nhưng giá khá là chát, hôm mình đi là mất khoảng 700k/người (nếu sai giá mong các bạn thông cảm) để leo đến tới gần đỉnh, nếu không muốn leo 600 bậc thang thì mua vé đi tiếp tàu hoả leo tới đỉnh. Mùa hè là khoảng thời gian không thể săn được biển mây, chúng mình lên đấy mây mù không thể nhìn thấy được gì và gió thổi rất là mạnh.
Thảm thực vật nhìn từ cáp treo
Từ trên cao nhìn xuống
Thị xã Sapa nhìn từ xa
3. Hậu Fansipan
Sau khi xuống đến nhà ga, chúng mình đi ăn tối rồi ra quảng trường Sapa chơi một lúc rồi trở về homestay nghỉ ngơi, kết thúc ngày thứ 2 của cuộc hành trình
Quảng trường Sapa và nhà ga (ảnh dưới bên phải)
Hẹn gặp lại các bạn vào bài viết ngày thứ 3
lào caisa pa
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Thành phố Szczecin là thủ phủ của tỉnh West Pomerian, thành phố cách Berlin 150 km theo đường cao tốc Autobahn A11 và đường cao tốc A6 bên địa phận Ba Lan
Đỉnh Cột Cờ Hà Nội (đỉnh Hàm Lợn) là một đỉnh núi nằm tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố gần 40 km. Địa điểm này là một nơi lý tưởng để cắm trại và tổ chức leo núi, vào những mùa hè có thể tắm mát ở hồ Hàm Lợn ngay cạnh đó
Vào ngày thứ 2 và thứ 3 của chuyến đi mình tham quan 2 hang động đó chính là động Phong Nha và động Thiên Đường. 2 hang động này đều thuộc địa phận của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Nếu review mỗi hang động 1 bài thì bài nó sẽ rất ngắn nên mình gộp cả 2 vào 1 bài review luôn
Tỉnh Quảng Bình là tỉnh nằm ở dải đất hẹp miền Trung có chiều ngang khoảng 50 km. Ở đây có rất nhiều địa điểm được thiên nhiên ban tặng. Bài viết này mình sẽ chia sẻ về những địa điểm ngày 1 mình đi
Phần 3 của chuyến đi Cao Bằng lần này mình sẽ review về thác Bản Giốc, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc và động Ngườm Ngao. Các địa điểm này khá gần nhau nên các bạn có thể đi trong ngày.
Phần 2 hành trình của mình mình dừng chân tại thành phố Cao Bằng để nghỉ ngơi sau một ngày thăm quan Pác Bó (chưa tham quan hết), mặc dù mình không được xem phố đi bộ trên thành phố cuối tuần như nào do vẫn đang trong thời kỳ COVID nên hẹn dịp khác mình lên để khám phá nhiều hơn
Phần 1 của chuyến đi đến với tỉnh Cao Bằng. Đây là một tỉnh nằm khá xa thủ đô Hà Nội, hiện tại chưa có tuyến đường cao tốc nối thẳng lên Cao Bằng nên việc đi lại còn khá là mất thời gian (đường núi với những con đèo hiểm trở)
Tiếp nối với phần 1 ở bài viết trước. Phần 2 mình sẽ viết về những địa điểm tiếp theo mà mình đã từng trải nghiệm khi tới tỉnh Ninh Bình. Địa điểm mình giới thiệu trong bài này bao gồm đầm Vân Long, vườn Cúc Phương, núi Kỳ Lân. Đợt tới nếu có cơ hội mình sẽ đi nốt các địa điểm còn lại
Tỉnh Ninh Bình có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng với một bề dày lịch sử hào hùng, ngoài ra còn có những khu để chụp ảnh lưu lại những kỷ niệm không thể nào quên được. Đây là bài viết về phần 1 giới thiệu về những địa điểm mình đã từng tham quan tại đây
Đồi chè Thanh Sơn nằm cách thủ đô Hà Nội 84 km. Đây là một địa điểm dừng chân lý tưởng để các bạn có thể nghỉ ngơi sau một cuộc hành trình dài sau tay lái. Địa điểm này không mất tiền vé nên các bạn có thể thoải mái tham quan, nghỉ ngơi chụp ảnh