Blog Khám phá làng lụa ở Hội An.
cover

Khám phá làng lụa ở Hội An.

avatar
Ngô Huệ Chi dot CN, 26/09/2021
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Làng lụa Hội An là làng nghề truyền thống có tuổi đời gần 300 năm tọa lạc giữa lòng Phố Cổ. Nơi đây tồn tại những nét đẹp truyền thống không bị mai một mà còn phát triển vươn tầm thế giới.
Làng lụa Hội An không chỉ là nơi cung cấp các sản phẩm lụa từ phương thức dệt thủ công truyền thống hơn 300 năm mà đây còn là nơi quy tụ và hồi sinh nghề ươm tơ dệt lụa của vùng đất xứ Quảng đang có nguy cơ mai một. Đây là nơi biểu trưng cho thời kỳ cực thịnh của tơ lụa ở xứ đàng trong, vào những năm của thế kỷ thứ 17 tàu thuyền của các thương gia Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha đã đến đây để mua tơ sống và các loại lụa.
hình ảnh
Là nơi quy tụ và hồi sinh nghề ươm tơ dệt lụa của vùng đất xứ Quảng đang có nguy cơ mai một.
hình ảnh
Đây là nơi biểu trưng cho thời kỳ cực thịnh của tơ lụa ở xứ đàng trong, vào những năm của thế kỷ thứ 17.
Qua đó lụa Hội An đã theo chân các thương nhân men theo con đường tơ lụa trên biển để có mặt khắp nơi trên thế giới. Nằm cách phố cổ Hội An tầm 1km, làng lụa chính là địa điểm không thể bỏ qua của nhiều du khách khi đến du lịch Hội An. Đây còn là nơi tái hiện lại cuộc sống của những nghệ nhân nghề dệt và nguồn gốc xuất phát của “con đường tơ lụa trên biển” vào những năm thế kỷ 17 để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan Hội An.
hình ảnh
Nằm cách phố cổ Hội An tầm 1km.
hình ảnh
Làng lụa chính là địa điểm không thể bỏ qua của nhiều du khách khi đến du lịch Hội An.
Tham quan làng lụa Hội An bạn sẽ tìm hiểu rõ nhất về quy trình để tạo ra một tấm vải lụa mềm mại từ việc trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo tơ và dệt lụa. Ngoài nơi trưng bày nghề dệt lụa tại đây có cả quán cafe, nhà hàng, khách sạn và phòng trưng bày các sản phẩm tơ lụa thành phẩm để bạn có thể mua sắm nữa đó. Làng lụa Hội An nằm ở số 28 Nguyễn Tất Thành, Tp. Hội An cách phố cổ Hội An khoảng chừng 1km. Vì quảng đường không xa lắm nên bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe đạp hoặc xích lô để có thể vừa đi vừa ngắm phố cổ. Nơi này mở cửa từ 8h sáng đến 21h tối mỗi ngày. Giá vé tham quan làng lụa Hội An là 50.000đ/người và giá buffet tại đây 299.000đ/người.
hình ảnh
Tham quan làng lụa Hội An bạn sẽ tìm hiểu rõ nhất về quy trình để tạo ra một tấm vải lụa mềm mại.
Thời điểm thích hợp tham quan làng lụa là vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 1 là khoảng thời gian Hội An có nhiều mưa và đôi lúc có bão nữa nên đi du lịch Hội An nói chung và du lịch làng lụa Hội An nói riêng bạn nên tránh những tháng này. Bạn nên đi vào buổi sáng hoặc chiều đều được vì đa số là tham quan bên trong nhà, nếu muốn thưởng thức buffet tại nhà hàng thì bạn nên đi vào khoảng giờ trưa hoặc chiều tối để có thể thưởng thức những món ăn truyền thống tại đây nhé.
hình ảnh
Bạn nên đi vào buổi sáng hoặc chiều đều được vì đa số là tham quan bên trong nhà.
Khi mới bước vào bên trong làng lụa Hội An bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà rường truyền thống của người dân Hội An xưa, những ngôi nhà tại đây được sưu tầm khắp mọi nơi của xứ quảng để bê về triển lãm tại làng lụa. Tại ngôi nhà lớn chính giữa là nơi thờ Bà Chúa Tàm Tang, bà tên thật là Đoàn Thị Ngọc sau này được làm hoàng hậu gọi là Đoàn Quý Phí. Bà là người đã có công rất lớn trong việc giữ gìn và phát triển nghề dệt lụa tại Hội An và cũng là người đầu tiên tìm cách đưa tơ lụa của Hội An ra thế giới. Bên cạnh đó nhà truyền thống còn trưng bày các sản phẩm lụa đặc trưng của 54 dân tộc anh em của Việt Nam.
hình ảnh
Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà rường truyền thống của người dân Hội An xưa.
Rời khỏi nhà truyền thống bạn sẽ được khám phá vườn dâu rộng lớn với những gốc dâu cổ thụ hàng trăm năm được tìm kiếm và sưu tầm khắp nơi đem về trồng tại làng nghề lụa Hội An. Có cả những giống dâu của người Việt và những giống dâu cổ của người Champa xưa. Cùng với đó bạn sẽ được tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc những con tằm từ lúc nhỏ đến lớn. Với người Việt thì sẽ nuôi tằm trong những chiếc nông lớn, hái lá cho tằm ăn đến lúc lớn đủ ngày thì bỏ riêng để tằm tự quấn kén.
hình ảnh
Làng lụa Hội An nằm ở số 28 Nguyễn Tất Thành, Tp. Hội An.
Còn đối với cách nuôi tằm của người Chăm pa xưa thì ngược lại, họ sẽ cho tằm lên cây dâu để tằm tự ăn tự sống và họ chỉ thu hoạch kén thôi. Những con tằm nhìn nhỏ như những chú sâu non thôi những sức ăn của chúng khá mạnh, nó có thể ăn liên tục trong 3 ngày và nghỉ 1 ngày. Chính vì thế mà tằm rất nhanh lớn, vòng đời của mỗi chú tằm từ lúc sinh ra đến lúc chết là khoảng từ 40 -45 ngày.
hình ảnh
Vì quảng đường không xa lắm nên bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe đạp hoặc xích lô để có thể vừa đi vừa ngắm phố cổ.
Những chiếc kén sau khi tằm quấn sẽ được thu hoạch lại để bắt đầu cho công đoạn tiếp theo đó là ươm tơ. Sẽ có 2 màu kén là màu vàng và màu trắng tương tự sẽ cho ra 2 màu lụa khác nhau. Kén sẽ được bỏ vào nồi nước sôi khoảng hơn 80 độ và nấu liên tục để những sợi tơ mềm mại hơn và dẻo dai hơn. Sau đó kéo chúng lại thành những sợi tơ lớn để dệt (gồm nhiều sợi kén nhỏ tạo thành).
hình ảnh
. Nơi này mở cửa từ 8h sáng đến 21h tối mỗi ngày.
Tơ sau khi kéo sợi sẽ được nấu với nhiệt độ và thời gian nhất định (tùy vào chất lượng lụa nghệ nhân muốn cho ra để điều chỉnh thời gian nấu). Sau khi nấu, tơ lụa sẽ được gắn từng sợi vào khung và nghệ nhân bắt đầu quy trình dệt lụa. Tại đây bạn sẽ được chứng kiến quy trình tạo ra những tấm vải lụa đẹp và chất lượng thế với những hoa văn họa tiết độc đáo.Tất cả các khung dệt từ thời champa cổ xưa đến những khung dệt hiện đại thời nay đều được trưng bày tại làng lụa Hội An để trình diễn cho khách xem.
hình ảnh
Tại đây bạn sẽ được chứng kiến quy trình tạo ra những tấm vải lụa đẹp và chất lượng.
Thật sự đến đây mình mới hiểu vì sao vải lụa thật lại có giá rất đắt, một phần là vì chất lượng của lụa khá đẹp và phần khác là do các nghệ nhân đã bỏ rất nhiều công sức và qua nhiều công đoạn mới có thể cho ra một tấm lụa thành phẩm như vậy. Cho nên thực tế mà nói chỉ có những ai thật sự kiên trì và yêu nghề thì mới có thể gắn liền được với nghề truyền thống này. Sau cùng bạn sẽ được đưa đến phòng trưng bày các sản phẩm độc đáo được làm trực tiếp từ những nghệ nhân tài hoa của làng lụa Hội An. Bạn sẽ học cách phân biệt vải lụa được dệt từ những khung dệt cổ và những khung dệt hiện đại, những loại lụa có thời gian nấu lâu và mau để bạn có thể phân biệt được chất lượng của từng loại.
hình ảnh
Các nghệ nhân đã bỏ rất nhiều công sức và qua nhiều công đoạn mới có thể cho ra một tấm lụa thành phẩm như vậy.
Bạn sẽ không nhận biết được đâu là thật và đâu là lụa giả khi sờ vì loại nào cũng mềm cả, chỉ có dùng lửa đốt lên bạn mới biết đâu là lụa thật. Với lụa thật 100% thì khi đốt lụa sẽ không bắt lửa, có khói trắng, có mùi khét như tóc cháy và không vón cục. Với lụa pha thì khi đốt lụa cũng không bắt lửa nhưng cho mùi khét như giấy cháy. Với vải không phải từ lụa sẽ rất dễ bắt lửa, có khói màu đen và đặc biệt là vón cục sau khi cháy như nilong.
hình ảnh
Cuối chuyến tham quan bạn sẽ được thưởng thức một bữa ăn buffet với những món ăn ngon ở Hội An.
Cuối chuyến tham quan bạn sẽ được thưởng thức một bữa ăn buffet với những món ăn ngon Hội An như bánh xèo, cao lầu, mì quảng, bánh bèo, bánh hoa hồng,…Không gian nhà hàng khá đặc biệt đó là bạn được ngồi ăn ngoài trời và thức ăn được bày trí trên những gánh nan được phục vụ bởi những cô gái với bộ đồ bà ba truyền thống. Không gian này giống như một buổi chợ quê khi ngồi ăn trên những gánh hàng rong cùng những món ăn đặc sản của quê hương.
hình ảnh
Không gian này giống như một buổi chợ quê khi ngồi ăn trên những gánh hàng rong cùng những món ăn đặc sản của quê hương.
Làng Lụa Hội An để lại dấu ấn sâu sắc với đông đảo mọi người bởi những giá trị cổ truyền. Nét đẹp tinh hoa văn hóa ở đây không chỉ được lưu giữ, bảo tồn mà ngày càng phát triển theo chân du khách lan truyền rộng rãi và sống mãi cùng phố Hội. Và ở Hội An còn rất nhiều làng nghề truyền thống đang đợi bạn khám phá và tìm hiểu đó.

quảng nam Quảng Nam hội an Hội An

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 26/12/2022
Love
1 Bình luận
avatar
Ngô Huệ Chi travel blogger

Là một cô gái Sài Gòn nhưng đã một mình chuyển về Hội An sinh sống vì mê mẩn con người cũng như cuộc sống nơi này. Say mê việc đi lang thang những quán cà phê, chụp những góc xinh xẻo và học hỏi nhiều kinh nghiệm cuộc sống. Hi vọng cậu sẽ thích khi đọc những bài về coffeereview cũng như travelblogger của tớ nhé. Theo dõi IG : tyboohuechi để xem nhiều ảnh xinh ơi là xinh của tớ chụp nữa nhen . ^^

0 Quốc gia
24 Tỉnh thành
48 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Thanh Nguyen cảm ơn bạn đã thông tin đến mọi người về làng dệt này, mình đang cần tìm đọc mấy bài như này hehe
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Hồ Hoàn Kiếm, hay còn gọi là Hồ Gươm được mệnh danh là viên ngọc sáng của Thủ đô Hà Nội.
Nếu có 7 ngày ở Đà Lạt bạn sẽ làm gì để hưởng trọn những phút giây cho bản thân mình?
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 6 km, Hồ Tuyền Lâm được ví như thiên đường xanh bởi khí hậu trong lành, thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng.
Nổi tiếng với những tảng đá hình con voi to, dòng nước mát và không khí trong lành, suối Voi Huế được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng thiên nhiên.
Huế có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, non nước hữu tình, trong đó phải kể đến vườn quốc gia Bạch Mã.
Là khu du lịch sinh thái mới của Đà Nẵng kết hợp với những hoạt động và trò chơi dưới nước đánh bay mùa hè siêu lý tưởng.
Đi du lịch Đà Nẵng mà chưa check-in tại khu du lịch siêu xịn xò này là thiếu sót vô cùng lớn cho bạn đó.
Những ngày hè là lúc được check những cảnh đẹp siêu hùng vĩ ở Quảng Nam mà đầm sen Trà Lý là nơi không thể bỏ qua.
Nóng sôi với chiếc view cực kì xịn xò mới mở ở Đà Nẵng là quán cà phê tone trắng xinh xỉu.
Đến với Hội An không đơn thuần chỉ để du lịch chụp ảnh, mà hơn hết đến với phố cổ bạn sẽ được lặng người cùng nhịp thở của cuộc sống chậm nhưng đầy chất thơ ở đây đó.