Dự án “Bống” (Goby) với slogan “Feed Bống Plastic And Not Ocean!” (Hãy cho Bống ăn rác thải nhựa chứ không phải đại dương) chính là 1 minh chứng thực tế cho ý nghĩa "Nghệ thuật kết hợp với tuyên truyền giúp thu hút sự chú ý mạnh mẽ mà ít tốn kém hơn" đấy bạn ạ!
Theo thống kê thì năm 2018, Việt Nam đã thải ra hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa không được xử lý. Chiếm gần 6% lượng rác nhựa trên thế giới, và chỉ tính riêng lượng rác thải nhựa ra biển thôi thì Việt Nam cũng đã đứng thứ 4 (trên thế giới) trong năm vừa qua.
1. Du lịch Việt Nam mất điểm vì rác thải nhựa?!
"Không gì dễ dàng hơn việc xả rác tại Việt Nam? Chỉ cần vung tay, thả ra và cứ thế mặc kệ cho rác rơi xuống đường - bất kể là giấy, nhựa hay vỏ hộp ... Phải chăng do các nhân viên vệ sinh làm việc "quá" hiệu quả và rác thải thường sẽ biến mất sau 1 đệm. Nên đó là lí do mà hầu hết chúng ta không suy nghĩ nhiều đối với "thói quen" xả rác của mình?
Điều này không những thế còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch. Bởi đã có hơn 3.000 km đường biển của Việt Nam và hàng loạt khu du lịch đang ở trong tình trạng ô nhiễm nặng nề, dẫn đển sức hấp dẫn của những điểm đến này giảm dần trong mắt du khách.
2. Dự án “Bống” (Goby) với slogan “Feed Bống Plastic And Not Ocean!” cùng sứ mệnh ăn rác thải nhựa trên bờ biển
Là dự án của 1 nhóm tình nguyện viên, với mong muốn tuyên truyền ý thức vứt rác đúng chỗ tới người dân và du khách.
Có 2 cách để hiểu về hình tượng của con cá Bống trên bãi biển:
• “Bống” được xem là loài cá rất quen thuộc và cũng rất quan trọng trong đời sống và văn hóa dân gian của người Việt, đặc biệt là hình ảnh này còn rất gần gũi với trẻ nhỏ trong các câu chuyện cổ tích dân gian.
• "Bống" là hình ảnh chú cá nuốt phải rất nhiều rác thải khác nhau do con người thải ra đại dương. Và cũng là hình ảnh của chú cá luôn muốn bảo vệ biển bằng cách thu vào người những rác thải con người sử dụng, thay vì để chúng nằm rải rác trên biển và trôi ra đại dương.
Nên có thể thấy việc chọn hình ảnh con cá Bống cũng được xem là 1 cách "gần gũi" và "thân quen" nhất trong việc mong muốn cũng như truyền tải và nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nghiêm trọng của mỗi chai nước đã và vẫn đang được vứt trên bãi biển. Thông qua hình ảnh này, có thể nhận ra một chú cá bé nhỏ trên bãi biển sẽ không giải quyết ngay lập tức vấn đề về rác thải. Nhưng nó chính là điểm khởi đầu, và đồng thời cũng là 1 phần nhỏ trong việc phát triển ý thức bảo vệ môi trường sống.
Địa chỉ: mô hình chú cá bống Goby được đặt tại bãi biển T18 ở ngã ba Nguyễn Văn Thoại – Võ Nguyên Giáp để kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường biển.
Được đặt ở nơi đông người, vừa là hình trưng bày, vừa là nơi mọi người có thể vứt rác vào. Đồng thời đây cũng là mô hình đầu tiên ở Đà Nẵng phát huy và sử dụng nghệ thuật để thu hút sự chú ý, lan tỏa trên mạng xã hội và cộng đồng trong suốt thời gian qua. Và hãy cho Bống rác thải nhựa chứ không phải đại dương. Đó chính là thông điệp của dự án này!
3. Nhiều hoạt động mang ý nghĩa khác nhau:
Cùng với đó là
• Các gian hàng bán vật dụng đồ ăn, thức uống, quà lưu niệm từ các sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường như tre, gỗ, giấy, bả mía, cỏ…
• Khu trò chơi theo mô hình Passport (mỗi trẻ tham gia chơi mua một passport giá 50.000 đồng với bản đồ khu trò chơi gồm 5 – 7 trò; khi hoàn thành mỗi trò chơi, trẻ sẽ được đóng dấu; hoàn thiện passport trẻ sẽ đổi được quà tặng)
• Gây quỹ và lắp đặt thêm nhiều mô hình bống, rùa biển… ăn rác thải nhựa trên nhiều khu vực khác của bãi biển Đà Nẵng.