"Tưởng như không liên quan, nhưng lại liên quan đến khó tưởng". Hóa ra thì ẩm thực Việt lại "tồn tại" anh em song sinh trên khắp thế giới là đây.
Ramen kiểu Việt, Pizza kiểu Việt, ... Tuy rằng việc gọi tên một món của quốc gia này như một "phiên bản" ở quốc gia khác có phần không thích đáng thật. Nhưng nhìn chung từ nguyên liệu, hình dáng và nhiều yếu tố, ta cũng có thể hiểu được vì sao bạn bè quốc tế lại có suy nghĩ như th. Và đây cũng được xem là 1 cách thể hiện sự giao thoa giữa những nền ẩm thực tưởng chừng như "chẳng bao giờ thuộc về nhau" chăng?
Hãy cùng mình điểm danh một số doppelganger của món ăn Việt khiến người nước ngoài cứ hay liên tưởng và gọi nhầm tên qua bài viết dưới đây nhé!
1. Phở - "Phở là Ramen kiểu mới"
Từ sợi đến nước dùng, nhân, gia vị đi kèm và kể cả các thưởng thức. Rõ ràng, thì trong tâm thức người Việt, Phở và Ramen là hoàn toàn cách xa nhau vạn dặm. Thế nhưng cách ăn ở đây không phải là vấn đề, mà chính lời giới thiệu "Phở is the new ramen" (Phở là ramen kiểu mới) là thứ duy nhất gây xôn xao của một video hướng dẫn cách ăn phở Việt của 1 tạp chí ẩm thực danh tiếng Bon Appetit
Việc gọi phở là "ramen mới" hay "ramen kiểu Việt" có lẽ cũng chỉ giúp người nước ngoài dễ liên tưởng hơn về ẩm thực Việt Nam mà thôi! Bởi cách ăn mì sợi với nước dùng này thì chắc chắn chỉ thường phổ biến ở châu Á mà thôi.
2. Bánh tráng nướng – Vietnamese pizza
Với cách thức chế biến từa tựa như món bánh Ý trứ danh, với lớp vỏ tortillas ở dưới và đủ loại toppings tươi, gập lại làm đôi rồi đem nướng. Chiếc bánh Quesadilla cũng không thoát khỏi sự liên tưởng của các thực khác quốc tế.
Và nếu gõ từ khóa Vietnamese pizza trên google, bạn sẽ biết được tưởng như liên quan mà liên quan đến không tưởng là đây: Pizza và bánh tráng nướng bình dị của Việt Nam đều có nguyên liệu chính là một loại bánh bột, phần trên chất đầy toppings tùy chọn và bao gồm cả các loại nước sốt đặc trưng
3. Bánh canh – Udon kiểu Việt
Dẫu cho sợi bánh canh có làm từ bột gạo, màu trắng còn udon làm từ bột mì mang màu vàng nhạt và hơi đục, thì sự "sương sương" giữa 2 món Việt - Nhật này vẫn đủ khiến cho phương Tây cứ liên tưởng chúng là anh .. em.
Và nếu như bạn đang thèm món "bánh canh" khi đi du lịch nước ngoài, thì cụm từ khóa "Vietnamese udon" có khi lại khéo hiệu quả hơn nhiều so với tên gốc đấy.
4. Bánh mì – Sandwich kiểu Việt
Dẫu bánh mì Việt vốn làm từ bánh mì giòn của Pháp (baguette) thì người phương Tây thỉnh thoảng cũng tạm dịch món này sandwich Việt hoặc Burger Việt. Vì đa phần chúng đều là các loại bánh kẹp với nhân thịt và rau kẹp bên trong. Thế nhưng, tương tự phở, bánh mì Việt dần dần có vị thế vững chắc tại quốc tế và ngày càng được biết đến với cái tên gốc của nó, khiến những vị "anh em song sinh" dở khóc dở cười như trên cũng dần biến mất.
5. Bánh xèo – Pancake kiểu Việt
Từ blog ẩm thực, tạp chí nấu ăn đến thực đơn nhà hàng. Người ta đều cho rằng, bánh xèo và pancake đều được tráng cho mỏng trên chảo rồi rán chín, nên cũng khó trách khi thực khách phương tây lại liên tưởng bánh xèo với loại bánh ăn sáng pancake quen thuộc kia.
Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn, các bạn cũng nên phân biệt rằng một bên sẽ là món mặn ăn thay bữa chính, một bên là món ngọt dùng vào buổi sáng. Và các nhà hàng hiện nay đều cố chú thích trong thực đơn rằng cùng với loạt nguyên liệu phía dưới để thực khách đỡ nhầm lẫn.
france (pháp)Hội Anviệt namjapan ( nhật bản )Nhật Bảnẩm thựcfoodyĐà lạtlâm Đồngfrance (pháp)Hội Anviệt namjapan ( nhật bản )Nhật Bảnẩm thựcfoody
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Được thiên nhiên ưu ái ban tặng khung cảnh hoang sơ, non nước hữu tình, Ninh Binh đang là điểm du lịch thu hút lượng khách lớn nhất cả nước. Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Nam, du khách tham quan các địa điểm du lịch Ninh Bình sẻ trải nghiệm về cảnh quan và ý nghĩa lịch sử nơi đây.
Với vẻ ngoài trông hệt như "anh em sinh đôi" với Cầu Vàng Đà Nẵng. Cây cầu Thái Hồng Tiên Thủ vừa mới khánh thành tại Trung Quốc đã gây sốt MXH ầm ầm...