Thuê một chiếc xe ô tô, tự do vi vu, lại còn có thể dừng đỗ thoải mái mà ngắm cảnh 2 bên đường. Hợp lí chứ?
Châu Âu nổi tiếng với những cánh đồng xanh ngát trải dài với những trang trại tuyệt đẹp trên những quả đồi đầy thơ mộng.Tuy nhiên, thông thường khi đi du lịch châu Âu hầu hết mọi người đều không nghĩ đến việc thuê xe ô tô, vì phương tiện giao thông công cộng ở đây là quá đỗi phổ biến lắm rồi. Nhưng nếu bạn có vô tình bỏ qua 1 trong các địa điểm phổ biến và quen thuộc trong hành trình của mình thì liệu có hối tiếc?
• Sẽ có những nơi rất đẹp nhưng lại khó đi?
• Bạn muốn đi theo gia đình, nhóm bạn thân của mình?
• Hay đơn giản là bạn có khả năng lái xe vã lại còn muốn ngắm trọn cảnh đẹp bên đường, lịch trình muốn tự do, linh hoạt nhất có thể?
Vậy tại sao lại không nghĩ đến việc thuê một chiếc xe vòng quanh châu Âu nhỉ?
1. Các công việc cần chuẩn bị trước khi lên đường
Các thủ tục thuê xe ở một số nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, và ở châu Âu cũng tương tự nhau. Nhưng để lịch trình và mọi thứ thuận lợi hơn, bạn cần chuẩn bị một số thứ cần thiết sau trước khi lên đường như sau:
• Hộ chiếu
• Bằng lái xe quốc tế: Là thứ tối thiểu và quan trọng nhất buộc bạn phải có để được phép thuê và lái xe ở châu Âu nhé! Ngoài việc có tác dụng khi bị công an kiểm tra hay để thuê xe thì cố một lợi ích nhỏ nữa là check in khách sạn không cần đưa hộ chiếu có thể đưa cái bằng lái xe là được. Làm rất đơn giản theo
linksau
• Thẻ tín dụng: Cái này gần như cũng là bắt buộc vì hầu như tất cả các hãng cho thuê xe đều yêu cầu người thuê phải có thẻ tín dụng (Credit Card - của ngân hàng quốc tế thì càng tốt Starndart chater -HSBC-ANZ). Thường thì thẻ này bạn sẽ sử dụng để đặt tiền thuê xe và thanh toán bằng online, cũng như để hãng xe giữ lấy một số tiền đảm bảo nhất định trong thời gian bạn thuê xe.
2. THUÊ XE TẠI CHÂU ÂU
Tuy nhiên bạn cần chú ý một số điều sau:
Số Sàn hay số Tự Động : Giá thuê xe số sàn tại Đức có thể rẻ hơn 20% so với xe số tự động, và nếu bạn eo hẹp kinh tế mà đi xe thông thạo số sàn thì cứ sàn mà chiến (vì các xe compact có giá thuê rẻ nhất thường có động cơ 1.5-1.6) số sàn tăng tốc nhanh đi tốt hơn là số tự động cùng dung tích động cơ. Nếu có thể, thì hạn chế thuê xe tại sân bay bạn nhé! Sân bay thì được gọi là “Premium Station” buộc bạn phải trả thêm phí 35-80E so với thuê xe trong thành phố và giá thuê xe có thể cao hơn.
Lưu ý:Là hầu hết các điểm thuê xe trong thành phố ko làm việc chủ nhật nên nếu có thể thì bạn có thuê hoặc trả xe vào Chủ nhật thì phải vào trong Sân bay
Thuê xe của công ty nào: Hầu Hết mọi người thuê xe ở big 3 Europcar, Avis, and Hertz. Và +1 là Sixt là 1 công ty lớn của đức đang phát triển rât mạnh. Bạn chỉ nên thuê ở các công ty lớn này vì họ có nhiều đại lý rủi ro xe có vấn đề có thể yêu cầu đổi xe ở khắp châu âu
+ Lưu ý:• 20E/ Ngày và max là 140E charge cho 1 người lái thêm
• Cẩn thận với việc thuê 1 chỗ và trả xe một chỗ
• Điểm nhận xe và trả xe, có thể phí từ 100E đến 3000-4000E nếu bạn trả xe tại một nước khác. Và nên đổ xăng đầy bình trước khi trả vì các công ty có thể tính phí đổ xăng lại đầy bình cao gấp 2 nếu mình tự đổ
3. ĐỔ XĂNG/ DIESEL
• Đi xe chú ý nữa là nên đổ xăng trong thành phố trước khi lên cao tốc tiết kiệm đc 10%-20% vì giá xăng cao tốc thường đắt hơn do dịch vụ tiện lợi và chi phí mặt bằng cao.
• Đổ xe ở các nước giá khác nhau, nên các bạn có thể phân phối hành trình sao cho đổ xăng đầy ở các nước giá rẻ (Ví dụ: ở Hà Lan siêu đắt, nên 1.8E/L là bạn đã có thể đổ đầy bình xăng tại Bỉ hoặc Luxcembua trước khi đến Hà Lan. Và nếu xăng còn 1/3 bình mà đi qua Áo xăng rẻ 1.3E/Lít thì nên đổ đầy trước khi sang Đức giá cao hơn 20% (1.6E/L)
4. GOOGLE MAP
Google map là thứ quan trọng nhất nếu bạn muốn roadtrip châu âu tự lái bằng xe ô tô nhé! Trước chuyến đi từ 4-6 tuần bạn nên chuẩn bị cho cái vụ sim 3G hoặc wifi 3G để phục vụ việc truy cập google map online và truy cập internet trong hành trình của mình nhé! Có 2 sự lựa chọn là mua sim Châu Âu (Roaming toàn Châu Âu) hoặc thuê bộ phát wifi từ Việt Nam
Gợi ý so sánh như sau:
+Nếu đi ít có thể chọn bộ phát wifi tuy nhiên đi nhiều trên 1 tuần thì suy nghĩ mua sim tiện hơn , Kinh nghiệm mình đã mua sim tại Simoption Cắm vào 1 máy riêng Chạy tít mù 9 nước sóng 3G ổn định chỉ nhớ là ra khỏi mỗi nước thì cần reset lại máy để nhận lại mạng
Cách đặt hàng -> đăt online tại
linkvàtrả tiền qua visa/master. Sau đó chọn địa chỉ nó ship fedex về Việt Nam ( 5-7 ngày tới nơi ). Sau khi nhận đc cầm theo đọc hướng dẫn đến châu âu lắp sim vào và tự động chạy
+ Backup Plan : Trong trường hợp mạng có vấn đề các bạn vẫn có thể chạy tại châu âu với google map offline ( bất tiện hơn online là ko cập nhật realtime tắc đường trên cao tốc cũng như về việc search địa chỉ khó khăn hơn cần chính xác 100% từ khóa)
( Lưu Ý google map cho lưu 30 ngày nên trước ngày đi bạn mới nên download ( cả châu âu ví dụ 9 nước mình đi thì khoảng 20Gb data nên chọn điện thoại có nhiều dung lượng trống hoặc có thẻ SD)
5. Lái xe Châu Âu khác gì với Việt Nam
• Đi cao tốc: không đơn giản như bạn nghĩ như ở Việt Nam. Tốc độ trung bình tối đa trên cao tốc là 130km/h. Có lúc bạn đi 160km/h làn 2 bị vượt là chuyện thường (vì không hiếm các xe chạy 200km/h). Tuy nhiên, trên cao tốc khoảng 20-40km sẽ có 1 điểm dừng chân, nên bạn có thể tạt vào hút thuốc nghỉ ngơi mua xăng hay đi vệ sinh rất tiện.
Lưu ý: khi ra vào các điểm nghỉ buộc bạn sẽ phải chuyển làn và tăng tốc rất nhanh khi nhập làn. Đừng hỏi tại sao bán xe hay có thông số tăng tốc lên 100km/h là bao nhiêu giây. Thực sự là cực kì quan trọng vì bạn sẽ phải liên tụctăng tốc từ 0 lên 100km nhanh nhất tầm dưới 10s là an toàn.
• Để ý đường ưu tiên xe đạp : Các nước Châu Âu như Hà Lan, Đức, Pháp họ đi xe đạp tương đối nhiều nên thường sẽ có vạch đường riêng hoặc vạch trên vỉa hè riêng cho phương tiện này. Nên đến ngã 3, ngã 4 hoặc bùng binh thì các bạn nên lưu ý nhường đường cho xe đạp nhé!
• Roundabount ( Bùng binh) : Ở Châu Âu (đặc biệt tại Đức) thì cực kì nhiều Bùng Binh khi đi trong thành phố cũng như Ngoại Ô, có chỗ Bùng binh 2 lớp bạn nên để ý biển báo để xem mình đi đúng làn nhập vào lớp 1 hay lớp 2. Một số khác biệt như sau:
- Phải nhường đường cho các xe đã ở trong đường tròn ( khi ta chuẩn bị đi vào ). Cái này tưởng giống mà khác ở Việt Nam nhưng Châu Âu luật này lại cực kì nghiêm túc. Và nếu như đã có xe trong bùng binh thì mình đừng dại nhập làn nếu không muốn tai nạn vì họ đi tốc độ rất cao và luôn luôn nghĩ là mình ko nhập làn nhé!
- Khi đi vào không bật xi nhan ( Ở Việt Nam là vào là phải bật 1 phát )
- Khi chuẩn bị đi ra mới bật xi nhan rẽ phải để xe đằng sau biết mình rẽ hoặc xe đối diện biết mình không đi tiếp bùng binh để họ còn nhập vào bùng binh
6. PHÍ ĐƯỜNG CAO TỐC (VIGNETTE)
• Đi xe Châu Âu chú ý nữa là nhiều nước miễn phí đường bộ như Đức/ Hà Lan, Bỉ . Thu phí theo trạm như mình có Pháp, Ý. Tuy nhiên cần chú ý Thụy Sĩ / Áo/ Czech là phải mua tem (vignette) tại các trạm xăng, dán vào xe khi đến biên giới nếu muốn đi trên cao tốc (không có tem phạt rất nặng 500-600$ )
• Thanh toán phí đường bộ cho đoạn từ Biên giới Bỉ pháp đến Paris khoảng 200km
• Thụy Sĩ chỉ bán theo năm 40CHF, Czech có bán 10 ngày 310 Curun ~20$, Áo cũng bán 10 ngày là 9E. Tuy nhiên lúc mình qua Áo đi có 40km thế là không đi cao tốc mà đi đường làng quê ngắm thành phố cũng rất đẹp
• Dán tem phí đường bộ cao tốc tại Thụy Sĩ
7. ĐỖ XE (PARKING)
Có 2 hình thức đỗ xe chính là Lề đường ( có cột tính tiền) và Bãi ngầm ( underground)
• Đỗ lề đường rẻ hơn nhiều 1-2E/h tuy nhiên cần trả tiền trước và đặt vé ở cửa kính, và thường có thời gian tối đa là 2h .
• Đỗ xe miễn phí cuối tuần tại Pháp
Đỗ bãi đỗ xe ngầm hoặc trong tòa nhà an toàn hơn tuy nhiên phí rất cao ví dụ mình đỗ gần louver paris thì là 6E/h, đỗ tại trung tâm Brussel là 20E/ đêm, Chú ý đỗ xe xong bạn nên cầm thẻ hoặc vé đỗ xe theo người ( đừng để trong xe ) vì nhiều chỗ bạn cần vé hoặc thẻ đấy để mở cửa tự động quay lại bãi xe ( ví dụ như Paris) . Và 80% là trả tiền ở kios trước khi bạn xuống lấy xe đi ra ( nhiều chỗ ko cho bạn thanh toán ở barie khi đi ra )