Check-in Điểm Đến Tuyệt Đẹp Gợi Nhớ Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam, Những Cảnh Quan Thiên Nhiên Trở Thành Nguồn Cảm Hứng Của Nhiều Tác Giả Văn Học.
Theo kinh nghiệm du lịch các điểm đến nổi tiếng, Việt Nam có nhiều điểm du lịch khơi gợi lại các tác phẩm văn học. Các điểm đến được giới thiệu dưới đây lại xuất hiện trong tác phẩm văn học Việt Nam vừa hùng vĩ, vừa trữ tình đến thế.
Du lịch Quảng Nam không còn quá xa lạ với khách du lịch, khi đến đây mọi người thường hay đến phố cổ Hội An bên sông Thu Bồn hay đảo Cù Lao Xanh đẹp quyến rũ. Thế nhưng, vùng đất Quảng Nam này có một điểm đến vừa cổ kính, vừa trong lạnh lại giúp khách du lịch khơi gợi đến tác phẩm văn học Chí Phèo, đó chính là Lò Gạch Cũ ở huyện Duy Xuyên. Một điểm đến để tìm lại nét xưa cũ, tìm về cội nguồn văn học và một nơi ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp.
Lò Gạch Cũ cách trung tâm phố cổ Hội An 9km về phía tây nam, du khách có thể kết hợp chơi trong phố cổ và ngắm hoàng hôn tại lò gạch, đây là địa điểm không mới, nhưng bây giờ đã có con đường đi ra lò gạch từ quán cafe gần ngay đó, đoạn đường đến lò gạch sẽ đi qua cánh đồng lúa rộng bao la bát ngát, lúa đang độ xanh rì. Trước đây, nơi này từng là một lò gạch bỏ hoang nằm bên một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn, chung quanh là cánh đồng lúa xanh tươi bát ngát.
Đã gần 20 năm nằm hoang dại giữa cánh đồng lúa, lò gạch cũ đã xuống cấp theo thời gian. Vì vậy, trước đây lò gạch cũ này đã từng có một thời gian cấm du khách để tu sửa lại các bậc thang để đảm bảo an toàn. Hiện tại, lò gạch cũ đã mở cửa trở lại, ngoài ra có một chiếc cầu gỗ uốn lượn trông rất "thơ". Bên ngoài là quán cafe, nước uống khá ngon và giá cả phải chăng.
Ai đến Hội An cũng muốn đến lò gạch cũ này, điểm đến gợi nhớ tác phẩm văn học Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm đó, lọ gạch chính là nơi Chí bị bỏ rơi đề rồi bước vào một cuộc đời đầy bi kịch, máu lẫn nước mắt.
Lò gạch cũ được thiết kế như một chiếc hộp có cửa đi vào kiểu mái vòn cong cong rất đẹp, xung quanh là những bậc thang nối tiếp nhau chạy dài quanh thân lò từ dưới lên trên đỉnh. Bạn có thể men theo bậc thang này để lên trên cao, từ đó phóng tầm nhìn ra toàn cảnh trời đất xanh trong, tứ bề là cánh đồng lúa và một nhánh sông Thu Bồn bình yên, thơ thẩn. Ngày nay, lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo mang một dáng vẻ mới, chẳng còn xập xệ đổ nát như trước. Lò gạch được trung tu nhưng vẫn giữ nét cổ xưa.
Theo kinh nghiệm du lịch Quảng Nam, thời điểm thích hợp để đến thăm là lúc bình minh. Bạn chỉ cần chịu khó dậy sớm để ngắm bình minh, để không bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp nhất của ngày mới tại đây. Khi mặt trời lên ở phía bên kia lò gạch cũng là lúc sương sớm đọng lại trên cánh đồng, thêm vào bầu trời xanh ngát xanh sẽ tạo nên một khoảnh khắc bình yên cùng những thước hình cực xinh xắn. Ngoài ra, thời khắc hoàng hôn buông xuống với những tia nắng trải khắp đồng lúa cũng tạo nên vẻ đẹp lãng đãng, trầm tư cho cảnh sắc quanh lò gạch cũ.
2. Cây Cô Đơn, Huế
Với những ngày nắng oi bức của mùa hạ, Huế sẽ trở nên dịu dàng hơn, nên thơ hơn khi tụi mình tìm về Cây Mắt Biếc (cây ngô đồng). Cây cô đơn Huế hay còn gọi là cây ngô đồng cổ thụ đã trở thành hình ảnh rất đổi quen thuộc đối với người dân địa phương. Và nay là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách khi tới du lịch Huế. Xuất thân trong tác phẩm truyện ngắn Mắt Biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Anh. Và rồi cuối năm 2019, tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ truyện ngắn này ra đời dã tạo nên một cơn sốt. Cơn sốt vì phim hay, diễn viên đẹp, mạch phim gắn kết và không thể không nhắc đến hình cảnh cây cô đơn trong phim.
Cây cô đơn tọa lạc tại Làng Hà Cảng, Xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, không chỉ trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân địa phường mà còn trở thành địa điểm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên đất nước đổ về checkin. Trong phim Mắt Biếc, bạn có thể thấy hình ảnh cây cô đơn nằm trên con đường làng, xung quanh là cánh đồng lúa xanh mướt chạy dài tít tắp. Để rồi sau khi phim được công chiếu, nhiều bạn trẻ đã tìm đến đây check-in cùng cây cô đơn nổi tiếng này.
Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ tầm 17km (tính từ cầu Trường Tiền thơ mộng), vì thế rất dễ dàng cho bạn di chuyển đến đây bằng xe may hoặc ô tô, có dịp đến thăm Huế. Và đây cũng là một trong số ít những làng quê ở Huế giữ được nét đẹp giản dị, đậm chất làng quê với hình ảnh con đường đất rộng trải dài, xung quanh là cánh đồng lúa bát ngát, lũy tre làng mang lại sự bình yên, êm ả.
Một làng quê yên bình với những ruộng mía trải dài, ở đây đẹp cả về thiên nhiên, cả về con người vùng quê ấy. Xa xa trong những rặng mía bao la là cây Vông đồng nằm cô đơn được lấy bối cảnh mở đầu trong một phim mà chắc ai cũng biết. Trong truyện và phim, cây cô đơn chính là chốn hẹn hò của đôi bạn Hà Lan và Ngạn Thuở còn bé. Tác giả đã khắc họa sự vô tư và hồn nhiên của các cô cậu thời thanh thiếu niên, với mối tình chớm nhỏ hay khoảnh khắc Ngạn đàn cho Hà Lan nghe thực sự rất thơ và trữ tình, làm rung động bao con tim mơ mộng.
Bối cảnh chàng trai viết lên cây với dòng chữ Mắt Biếc là hiện thân cho một tuổi thơ bình yên, cho một thời niên thiếu tuyệt đẹp của cả Ngạn và Hà Lan qua bao năm tháng. Dẫu rằng năm tháng đi qua, và dòng đời xô đẩy để rồi cả Ngạn và Hà Lan dần nếm trải những đổi thay ở tuổi trưởng thành thì cây cô đơn ấy vẫn một mình đứng vững giữa cánh đồng xanh, hiên ngang vượt qua mọi giông bão đời người.
Có lẽ so với hàng chục cây cô đơn trên bản đồ du lịch Việt Nam, thì cây ngô đồng ở Huế là đẹp nhất. Mỗi khi nhìn thấy cây cổ thụ này đứng giữa cánh đồng ruộng, ai cũng nghĩ ngay đến Mắt Biếc - một tác phẩm văn học hay nhưng rất buồn của Nguyễn Nhật Anh. Nhưng giờ đây, cây ngô đồng không còn cô đơn nữa vì có nhiều du khách gần xa ghé thăm, chụp ảnh và dành nhiều thời gian để thưởng thức cảnh sắc bình yên của ngôi làng Hà Cảng. Nếu có dịp đến Huế mộng mơ, bạn hãy thử một lần đến đây, để thăm thú những thước phim ngoài đời thực trong tác phẩm Mắt Biếc.
3. Khu Du Lịch Cánh Đồng Bất Tận
Không chỉ ở Huế, Quảng Nam mới có những điểm đến gợi nhớ đến tác phẩm văn học Việt Nam, mà về với Miền Tây sông nước, du khách có thể check-in điểm du lịch nổi tiếng trong tác phẩm văn học. Tiêu biểu là khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận tọa lạc tại ấp 3, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tình Long An. Một nơi để bạn tận hưởng li nước dược liệu thơm mát để xua đi cát mệt mỏi cuộc sống thường ngày.
Nơi đây từng là bối cảnh trong phim Cánh đồng bất tận, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Trực thuộc khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười, sở hữu cảnh quang thiên nhiên hoang sơ, thích hợp cho du khách yêu thiên nhiên, thích hòa mình vào miền Tây sông nước. Ngoài ra, tại đây có rừng tràm gió nguyên sinh duy nhất tại Việt Nam với diện tích rộng lớn, không gian xanh mướt trải dài vô tận.
Cảnh sắc nơi đây thu hút du khách bởi rừng tràm dày đặc vươn thẳng lên trời xanh, những cánh đồng trồng đầy hoa sen hoa súng vào mùa hoa nở cứ ngỡ bạn đang ở trong một thế giới đối lập hoàn toàn với nhịp sống tất bật của chốn thành thị. Trải nghiệm ngồi thuyền dạo một vòng rừng tràm, bạn sẽ có cơ hội hít thở khí trời thong mát, nghe tiếng chim hót véo von và chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên ấn tượng.
Nếu đã từng xem qua tác phẩm điện ảnh Cánh đồng bất tận hoặc đọc ấn phẩm sách của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, bạn sẽ thấy hình ảnh đầm lầy, sông nước nơi đây hiện lên như một cách thân thuộc. Vì bởi trong phim hay trong truyện, cuộc sống của các nhân vật chính đều gắn liền với đồng quê, sông nước. Tuy cảnh sắc rất đẹp nhưng lại có cảm giác buồn mà tác phẩm mang lại.
Bên cạnh khu rừng tràm nguyên sinh, cánh đồng trải dài tít tắp, thì nơi đây có hệ động vật hơn 200 loài chim quý hiếm như: Sếu đầu đỏ, rái cá lông mũi... hệ thực vật phong phú đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười ngập nước theo mùa. Các loài hoa sen, súng rừng trắng và đỏ, hoa thủy nữ, hoa lục bình nở theo mùa rất đẹp.
Ngoài ra, khi đến khu
du lich Cánh đồng bất tận, du khách yêu thích trải nghiệm có thể tham gia các trò chơi mang tính hoạt động như chèo thuyền kayak, đi bộ trên dây qua sông hay đạp xe dọc theo những triền đê, hít thở bầu không khí trong lành, yên ả. Bên cạnh cảnh sắc đẹp ngút ngàn, thì tại đây bạn có thể thưởng thức các món ăn mộc mạc chế biến từ nguyên liệu đặc biệt của Đồng Tháp Mười như: Lẩu mắm cá vồ đém, cá lóc đồng nướng trui, cá trạch khi tộ, cá thác lác cườm, cá trê, chiên giòn, canh chua bông điên điển, vào mùa nước nổi có món ngon hẹ nước đặc trưng của vùng
Long An.
Văn học và du lịch là hai phạm trù gắn liền nhau, không thể tách rời. Chính bối cảnh làng quê thiên nhiên Việt Nam là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn sáng tác nên những tác phẩm văn học để đời, thấm đẫm giá trị nhân văn. Du khách là người yêu thích văn học Việt Nam và muốn check-in những điểm đến ngoài đời thực này, hãy một lần đến với Lò Gạch Cũ, Cây Cô Đơn hay Cánh Đồng Bất Tận nhé.