Chùa Keo Thái Bình (Keo Pagoda)

335 reviews
Viết review
Chùa Keo thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như nguyên vẹn với quy mô vô cùng rộng lớn.
Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn phí

  • Địa chỉ: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình , Việt Nam

Chùa Keo có nguồn gốc xa xưa từ ngôi chùa tên Nghiêm Quang tự, được xây dựng trên đất làng Keo vào năm Tân Sửu. Tháng 3 năm Đinh Hợi niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa Nghiêm Quang được đổi là chùa Thần Quang.

Đến năm Tân Hợi (1611), gặp nạn sông dâng cao gây lũ lụt, chùa và làng mạc xung quanh bị cuốn trôi. Từ đấy dân làng Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một bộ phận chuyển về định cư ở Đông Nam hữu ngạn sông Hồng, số còn lại chuyển sang tả ngạn sông Hồng về phía Đông Bắc. Làng Keo cũng được chia làm hai làng, và cả hai đều được xây dựng lại chùa và gọi theo tên Nôm là “chùa Keo” - một là chùa Keo Nam Định, một là chùa Keo tại Thái Bình. Để dễ dàng phân biệt, dân gian thường gọi chùa Keo ở Thái Bình là Keo Thái Bình hoặc Keo trên, chùa Keo ở Nam Định là Keo Nam Định hoặc Keo dưới.

Chùa Keo Thái Bình chính thức được khánh thành vào năm 1632. Năm 1962, chùa được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia. Đến năm 2012, chùa tiếp tục được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2013, chùa còn được công nhận là “Điểm đến du lịch Quốc gia”.

Ngoài thờ Phật như bao ngôi chùa khác, chùa còn thờ Thánh và phối thờ một số người có công trong việc xây dựng chùa. Vị thánh được thờ là thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học. Ông được thờ như một vị tổ sư, và một vị Thành hoàng của làng xưa.

Các công trình kiến trúc chính của chùa gồm có: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Tòa chùa Ông Hộ, Tòa ống muống, Tòa Tam bảo, Đền Thánh, Tòa Giá roi, Tòa Thiêu hương, Tòa Phụ quốc, Tòa Thượng Điện và cuối cùng là Gác chuông. Các công trình kiến trúc phụ trợ khác gồm có khu tăng xá, trong đó có nhà tăng xá, hai nhà khách ở phía đông và phía tây của nhà tăng xá; nhà của Ban quản lý chùa.

Hàng năm, chùa mở hội 2 lần, đó là Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên Đán, và Hội Thu (lễ hội chính) từ ngày 10 - 15/9 âm lịch (chính hội từ 13 - 15/9), gắn liền với sự tích của Không Lộ Thiền Sư.

Đã cập nhật vào ngày 03/11/2019
4.61
dựa trên 335 đánh giá
5
76.42%
256
4
14.63%
49
3
5.37%
18
2
0.6%
2
1
2.99%
10
avatar
avatar
Nguyễn Duy Thanh 2019-05-06 17:05:50

trò chơi dân gian..tuỵet

Trả lời
avatar
Phạm Ngọc Thiên 2018-12-19 10:12:58

một ngôi chùa lớnCổ kính và đẹp

Trả lời