new Ví du lịch - lưu trữ các giấy tờ cho chuyến đi dễ dàng và tiện lợi

Blog du lịch Việt Nam và Nước ngoài

Blog du lịch Việt Nam và nước ngoài được chia sẻ từ các travel blogger nổi tiếng, cộng đồng những người đi du lịch

Sắp xếp: Top
Ai vô Trù Ú mà coi Cái nghề nồi đất truyền bao nhiêu đời...( ca dao) Xã Trù Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) cách TP Vinh khoảng 80km về phía Tây. Trù Sơn có vị trí địa lý là vùng đất bán sơn địa, đời sống nhân dân chủ yếu là làm nông nghiệp và làm nồi đất. Nghề chỉ truyền được cho phụ nữ Chẳng ai nhớ hay có ghi chép tài liệu nào về lịch sử ra đời của làng nồi Trù Sơn. Những người già cũng chỉ biết từ khi sinh ra, đã thấy ông bà, cha mẹ mình cần mẫn bên gánh đất sét. Theo câu chuyện mà dân gian truyền miệng, xưa kia nghề nồi đất vốn ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An) nhưng chỉ truyền cho con dâu. Về sau, có cô con gái nhà nọ lấy chồng về làng Trù Sơn, huyện Đô Lương, vất vả thiếu thốn nên được mẹ đẻ phá lệ, bí mật truyền nghề. Nhờ vậy bà con nơi đây cũng được học theo. Lại có truyền thuyết cho rằng, chính công chúa con vua Trần đã dạy cho người dân Trù Sơn làm nồi đất để cuộc sống bớt cơ cực. Nhưng với xuất xứ nào, qua hàng trăm năm, đây vẫn là làng nồi duy nhất còn lại của xứ Nghệ. Điều đặc biệt, từ bao đời nay, nghề làm nồi chỉ được truyền lại cho phụ nữ dù là con dâu hay con gái. Lý do đơn giản vì làm nghề nồi cần đức tính nhẹ nhàng, khéo léo, cẩn thận... Làm nồi đất, muốn nhanh cũng không được, phải từ từ, nhẫn nại, dùng lực không quá nhẹ cũng không quá mạnh, như vậy, nồi mới tròn và có độ dày đều. Chính vì vậy, ở làng nồi Trù Sơn, người phụ nữ lại trở thành trụ cột, lao động chính; nếu như nhà nào ít con gái thì sẽ rất vất vả. Chuyện gái làng nồi…. Gái làng nồi “ngực bên đầy bên lép” - câu đùa hóm hỉnh lưu truyền trong dân gian từ xa xưa đã phần nào phản ánh thực tế những sản phẩm bằng đất nung nơi đây chủ yếu được tạo ra từ bàn tay khéo léo của phụ nữ làng Trù. Con gái làng Trù sinh ra đã biết làm nồi đất, lớn lên học hỏi người lớn rồi trở thành thợ thực thụ khi tuổi đời còn mười tám, đôi mươi. Hàng chục năm miệt mài nhào nặn nồi đất khiến bộ ngực đầy đặn trở nên “bên đầy, bên lép” là nghĩa làm vậy. Gắn bó với nghề làm nồi đất từnăm 6, 7 tuổi, đến nay đã xấp xỉ 70, bà Nguyễn Thị Phú, xóm 11 Trù Sơn cũng không nhớ “cái nghề này có từ bao giờ”, cũng chưa thấy sách vở nào lưu giữ, chỉ biết trong kí ức tuổi thơ “từ khi còn nhỏ đã thấy bà, mẹ nặn nồi rồi bày ra khắp trong nhà, ngoài sân. Lớn lên, nhìn người lớn làm rồi tập làm, lâu dần thành quen...”. Nồi đất Trù Sơn dùng để nấu vàng Gốm Trù Sơn có những nét độc đáo riêng. Theo nhiều người làm gốm lâu năm thì gốm ở Trù Sơn có lẽ là loại gốm còn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ. Sản phẩm gốm ở đây dù không sặc sỡ, bắt mắt và tuy nhẹ, mỏng nhưng khá cứng. Điều khiến nhiều người dân ưa chuộng những chiếc nồi đất ở Trù Sơn chính là khi sử dụng sản phẩm này để đun nấu thức ăn hoặc nấu thuốc đều giữ nguyên được hương vị vốn có của nó! Xe đạp thồ nồi vàng cả đoàn hàng chục người xưa kia chở hàng vào tận Quảng Bình và ra các tỉnh phía Bắc rồi bán sang cả Trung Quốc. Nếu có ăn cá kho làng Vũ Đại thì có thêm hương đất xứ Nghệ . Bác nào sang Tàu mua gốm cổ thì nhớ xem kĩ kẻo nhầm nồi niêu xứ Nghệ hay là lại xách theo men lam men rạn của Bát Tràng về nhà như chơi đấy. Thậm chí, người làm gốm ở đây còn cho biết người ta còn dùng nồi đất của Trù Sơn để nấu vàng.
Thác dải yếm thuộc các tên gọi khác là “thác Nàng”, “thác Bản Vặt” là thác trên suối Bó Sập tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mời các bạn ghé thăm khi đi du lịch Mộc Châu. Từ trung tâm Mộc Châu lên thác dải yếm tầm 15km, đường không quá khó đi
Nhiều người nhầm lẫn rằng Tà Năng Phan Dũng là một địa danh nhưng thực chất đây là hai địa danh hoàn toàn khác nhau. Tà Năng là xã Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Còn Phan Dũng là xã Phan Dũng thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Cung đường Tà Năng - Phan Dũng được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam.
Đà Nẵng nức tiếng là một trọng tâm du hý nhiều của nước ta. Nơi đây luôn quyến rũ du khách bởi hàng loạt địa danh như: Bà Nà Hills, biển Mỹ Khê, chùa Linh Ứng,... Tuy nhiên, ở đâu đó tỉnh thành này vẫn còn 1 "viên ngọc xanh" sở hữu vẻ đẹp hoang sơ cuốn hút đó là Ghềnh Bàng Đà Nẵng.
Ngũ Hành Sơn được hình thành bởi quần thể năm ngọn núi Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ được “bao bọc” bởi phần nhiều huyền thoại khác nhau. Vậy Ngũ Hành Sơn có gì mà thu hút khách du lịch trong khoảng mọi miền đất nước cho đến ngoại quốc tới như vậy?
Tài trợ
Dịch vụ visa
Dịch vụ visa Hồ sơ đơn giản, tỷ lệ đậu visa cao lên tới 99%
Dịch vụ visa
Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt nhìn trên cao
Mình vừa có chuyến khám phá Tà Xùa vào 2 ngày cuối tuần vừa qua (20/0802022-21/08/2022). Xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm phượt 2 ngày 1 đêm bằng xe ô tô bán tải.
#baotangcafe #buonmathuot #canhdongquatgio #thacdraysap
“Vì đất nước mình còn lạ, cần chi đâu nước ngoài Đặt chân lên tất cả mọi miền là ước mơ ta ước hoài”
Bình luận mới nhất

Hoàng Bách Đặng bình luận trong Cắm trại Kim Bôi

Vietnam 63Stravel bình luận trong Chùa Thầy (Hà Nội)

mạnh bùi đức bình luận trong Đền Đa Hòa

Ky Vo Nhat bình luận trong Chùa Dơi (Temple)

Vu Tuan K bình luận trong Hòn Chồng Cafe - Nha Trang

Vu Tuan K bình luận trong Hòn Chồng Cafe - Nha Trang

Truong Tran Duc bình luận trong Biệt thự Bảo Đại (Bao Dai Villa)

Truong Tran Duc bình luận trong Biệt thự Bảo Đại (Bao Dai Villa)

NgTh Huyền bình luận trong Hồ Ba Bể

̀Đinh Thị Trà My bình luận trong Tràng An